Các phƣơng pháp xác định và đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro lũ lụt tỉnh an giang trong trường hợp lũ cao và đề xuất các biện pháp quản lý (Trang 34 - 36)

2.2. Xây dựng phƣơng pháp đánh giá mức độ rủi ro do lũ

2.2.2. Các phƣơng pháp xác định và đánh giá rủi ro

Cùng với khái niệm thì phƣơng pháp đánh giá rủi ro cũng ngày càng phát triển đa dạng. Các phƣơng pháp này có thể nhóm lại theo hai hƣớng đánh giá: (1) trực tiếp - mang tính định tính và (2) gián tiếp – mang tính định lƣợng (thơng qua bộ chỉ số). Dƣới đây, nghiên cứu sẽ giới thiệu, phân tích và đánh giá một số phƣơng pháp đang đƣợc sử dụng trong và ngoài nƣớc, nhƣ: phƣơng pháp điều tra xã hội học, phƣơng pháp tích hợp bản đồ và phƣơng pháp chỉ số.

a - Phƣơng pháp điều tra xã hội học

Phƣơng pháp điều tra xã hội học dựa vào các thông tin nhận đƣợc từ phiếu điều tra theo những tiêu chí mà ngƣời nghiên cứu cần thu thập. Thơng tin có thể đƣợc thu thập bằng cách điều tra trực tiếp hoặc là câu hỏi ghi trên phiếu, hoặc là ghi âm, ghi hình dƣới hình thức phỏng vấn trên thực địa, ...

Kết quả điều tra xã hội học đƣợc sử dụng trực tiếp để đánh giá các thiệt hại do tai biến gây nên cả trong và sau sự kiện, hay nói cách khác là đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là thơng tin nhận đƣợc từ đối tƣợng chịu rủi ro và có thể cho các nhận định nhanh chóng, rất tiện lợi cho việc lập các báo cáo ƣớc tính thiệt hại (ƣớc tính tổn thƣơng tức thời). Tuy nhiên, để phục vụ việc lập quy hoạch hay xây dựng một chiến lƣợc dài hạn ứng phó với tai biến thì dừng lại ở điều tra xã hội học là chƣa đủ. Vấn đề chính là các bộ phiếu này cịn mang tính chủ quan

của ngƣời hỏi lẫn ngƣời trả lời. Các phiếu điều tra nhiều khi cho kết quả khác nhau trƣớc cùng một tai biến phụ thuộc vào trình độ, nhận thức cả chủ thể và khách thể, điều đó làm giảm tính khách quan trong cách giải quyết vấn đề. Thông thƣờng các câu hỏi đặt ra dƣới dạng phiếu hay phỏng vấn có thể thiên nặng hay thiên nhẹ đối với một trong các tiêu chí cấu thành tính dễ bị tổn thƣơng, do đó nếu cần đánh giá chi tiết cho từng tiêu chí thì có thể sử dụng theo phƣơng pháp này. Ngƣợc lại, để đánh giá tổng hợp tính dễ bị tổn thƣơng thì địi hỏi bộ phiếu cần đƣợc xử lý, mà sẽ xét chi tiết ở các mục sau.

b - Phƣơng pháp tích hợp bản đồ

Rủi ro đƣợc xác định thơng qua các tiêu chí nhƣ: độ phơi nhiễm, tính nhạy, khả năng chống chịu phản ánh các đặc tính tự nhiên, kinh tế - xã hội hoặc chi tiết đến các yếu tố phản ánh tính trạng tổn thƣơng trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản,… [17, 18].

Cơ sở dữ liệu các hợp phần tự nhiên đƣợc thể hiện dƣới dạng bản đồ là những đặc trƣng có tính ổn định theo thời gian, sự tích hợp chúng là bức tranh đầy đủ nhất về tính dễ bị tổn thƣơng của lƣu vực, đặc biệt xét theo tiêu chí độ phơi nhiễm và tính nhạy. Với ƣu điểm mang tính khái quát cao, phƣơng pháp tích hợp bản đồ đã bổ sung một cách có hiệu quả khi kết hợp với các thông tin thu thập từ phiếu điều tra xã hội học. Nếu nhƣ các thông tin từ phiếu điều tra là phản ánh thực tế tại một điểm điều tra cụ thể thì với sự hiện diện của các thơng tin trên bản đồ sẽ cho phép nhân rộng các đặc tính đó từ điểm thành diện, có nghĩa chúng ta có thể khoanh vùng các khu vực đồng nhất tƣơng đối về mức độ dễ bị tổn thƣơng.

Ƣu điểm của phƣơng pháp là thu thập đƣợc nhiều thông tin (đặc biệt là tự nhiên), tuy nhiên các thông tin này không đồng nhất (phƣơng pháp, tỷ lệ, khác nhau…) do đó, nên áp dụng phƣơng pháp cũng chỉ để bổ sung số liệu. Kết quả của bản đồ thành phần tự nhiên là tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con ngƣời, tuy nhiên tính dễ bị tổn thƣơng lại phụ thuộc vào chính bản thân đối tƣợng nghiên cứu. Do vậy, chỉ sử dụng phƣơng pháp này để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng cho một lƣu vực cụ thể là chƣa trọn vẹn, vì thiếu sự tác động của yếu tố kinh tế - xã hội lên

hệ thống.

c - Phƣơng pháp tính chỉ số

Ngồi các phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng trực tiếp thì các phƣơng pháp gián tiếp (xây dựng bộ chỉ số để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng) cũng đang đƣợc sử dụng rộng rãi ở trong và ngoài nƣớc [36, 40, 41].

Xây dựng bộ chỉ số dễ bị tổn thƣơng lũ lụt gồm các bƣớc: 1- Lựa chọn vùng nghiên cứu; 2- Thiết lập các tiêu chí; 3- Chuẩn hóa các biến số; 4- Xác định trọng số; 5- Tính giá trị chỉ số dễ bị tổn thƣơng; 6- Xây dựng bản đồ mức độ tổn thƣơng do lũ lụt; 7- Phân tích, đánh giá mức độ tổn thƣơng lũ lụt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro lũ lụt tỉnh an giang trong trường hợp lũ cao và đề xuất các biện pháp quản lý (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)