Bảng nội dung bộ chỉ số độ phơi nhiễm (E) tỉnh AnGiang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro lũ lụt tỉnh an giang trong trường hợp lũ cao và đề xuất các biện pháp quản lý (Trang 43)

Tiêu chí Thành Phần (3) Biến (6)

Độ phơi nhiễm (E)

Hiện trạng sử dụng đất Loại đất sử dụng

Tài sản trên đất

Diện tích gieo trồng Số vật ni

Diện tích cây lâu năm Diện tích ao NTTS

Dân cƣ Mật độ dân số

 Dân số, mật độ dân số, các vật thể văn hóa là các biến có sự ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe, tính mạng của ngƣời dân dƣới tác động của lũ và ngập lụt.

 Các đặc trƣng thuộc tiêu chí độ phơi nhiễm có thể đƣợc xác định bằng các hình thức: khai thác bản đồ, dữ liệu hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội; niên giám thống kê hay điều tra xã hội học,…

2.3.3. Thiết lập tiêu chí dễ bị tổn thƣơng do lũ

Tiêu chí dễ bị tổn thƣơng (V) là tiêu chí đƣợc coi là sản phẩm của các yếu tố về xã hội, kinh tế, môi trƣờng và đặc biệt là về yếu tố con ngƣời, … có liên quan và bị ản hƣởng nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần khi có thiên tai lũ lụt xuất hiện. Để xác lập đƣợc các biến, thành phần thuộc tiêu chí dễ bị tổn thƣơng thì việc cần thiết là phải hiểu đƣợc đặc trƣng kinh tế - xã hội của vùng, từ đó nhận định và xác lập các biến thuộc tiêu chí này.

Trên cơ sở đó, các thành phần, biến thuộc tiêu chí dễ bị tổn thƣơng đƣợc xác định là:

Tính dễ bị tổn thương lũ (V) là một chức năng của khả năng thích nghi, các

yếu tố có nguy cơ, phơi nhiễm và tính nhạy cảm của chúng với các mức độ nguy hiểm và khả năng xảy ra lũ lụt. Phân tích tính dễ bị tổn thƣơng lũ lụt đa tiêu chuẩn

bằng cách lồng ghép các khía cạnh kinh tế, xã hội và sinh thái của rủi ro lũ lụt và khả năng đối phó: từ một quan điểm bắt đầu hƣớng đến một điểm cuối của tổn thƣơng. Đánh giá tổn thƣơng xã hội mô tả tƣơng tác của con ngƣời và khả năng đối phó của họ trong trƣờng hợp xảy ra thảm họa lớn, thay đổi cả về mặt địa lý và thời gian.

Tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ mà ở đó một hệ thống (tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng) dễ bị ảnh hƣởng và khó có thể chống chịu với các tác động tiêu cực của lũ lụt đƣợc xác định thơng qua 3 thành phần là tính nhạy trƣớc hiểm họa lũ lụt (S), khả năng chống chịu của cộng đồng và tự nhiên trƣớc hiểm họa lũ lụt (C) và lợi ích mà lũ lụt mang đến cho tỉnh An Giang.

Ở đây:

1) Tính nhạy (VS): đặc trƣng cho các tính chất về kinh tế, xã hội và môi

trƣờng, chúng sẽ phản ứng ra sao trƣớc tai biến lũ lụt? Các biến thuộc tiêu chí tính nhạy nhƣ: dân số, dân tộc, trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi... và mơi trƣờng. Mỗi đặc trƣng thuộc tiêu chí tính nhạy có mức ảnh hƣởng khác nhau trƣớc tai biến lũ lụt (cùng mức độ nguy cơ lũ lụt), ví dụ nhƣ ngƣời dân có trình độ học vấn cao hơn sẽ có nguy cơ bị tổn thƣơng thấp hơn, hay một địa phƣơng có hệ thống giao thơng, liên lạc tốt hơn thì ngƣời dân ở đó có nguy cơ tổn thƣơng là thấp hơn, và ngƣợc lại. Giả sử, xét cụ thể đối với đặc trƣng độ tuổi thì trẻ em và ngƣời già sẽ bị tác động nhiều hơn và dễ bị tổn thƣơng hơn là thanh niên và trung niên trƣớc tai biến lũ lụt. Các đặc trƣng thuộc tiêu chí tính nhạy có thể đƣợc xác định từ: niên giám thống kê (cùng thời điểm tính tốn với các đặc trƣng khác), phiếu điều tra xã hội học hay phỏng vấn (ghi âm, ghi hình) dành cho các cá thể và tổ chức hành chính quản lý các cấp, ... Để kết quả thu thập có chất lƣợng và đảm bảo đủ độ tin cậy thì phải thiết kế bộ câu hỏi (cả phiếu và phỏng vấn) có mục tiêu, trọng tâm và chứa đựng đủ thơng tin, ngồi ra việc tiến hành điều tra, phỏng vấn cần đảm bảo tính đại diện.

Với hƣớng tiếp cận là tổng hợp các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng nên Tiêu chí thành phần Tính nhạy gồm 02 biến thành phần là tính nhạy xã hội và tính nhạy mơi trƣờng, cụ thể:

Tính nhạy xã hội (VSx):

+ Yếu tố dân số, tức là giá trị tổng số dân chịu tác động bởi hiểm họa lũ lụt ở

khu vực mình đang sinh sống. Với giả thiết là ở địa phƣơng (xã) nào có nhiều ngƣời thì số lƣợng ngƣời tiếp xúc với lũ lụt là nhiều và nguy cơ bị tác động là nhiều hơn.

+ Yếu tố nữ giới, trong một xã hội thì phụ nữ và trẻ em ln đƣợc coi là phái

yếu cần đƣợc bảo vệ trƣớc mọi diễn biến của thiên tai, vì thế ở các địa phƣơng khi xem xét đến rủi ro lũ lụt thì số lƣợng nữ nhiều hay ít cũng sẽ là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe và ổn định xã hội.

+ Yếu tố sinh kế: là yếu tố thể hiện nghề nghiệp chính của gia đình, ngƣời

dân sống bằng nghề gì, nghề này có bị tác động bởi lũ lụt nhiều hay ít và nghề này cũng thể hiện thu nhập của gia đình. Trên cơ sở phân tích điều kiện kinh tế xã hội của vùng thì các nghề sinh sống chính đƣợc lựa chọn để đƣa vào làm đại diện nhƣ: trồng trọt, thƣơng mại-dịch vụ, công chức- vên chức, nuôi trồng thủy sản, ...;

+ Yếu tố hộ nghèo: những hộ thuộc diện hộ nghèo, hộ mất sức lao động hay

khả năng tự kiếm sống khó khăn sẽ là diện đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trƣớc nguy cơ lũ lụt xuất hiện. Họ ít có khả năng chống chịu và đối phó với lũ lụt, họ cần có sự giúp đỡ của địa phƣơng, chính quyền, đồn thể và các hệ thống phòng chống thiên tai ở địa phƣơng.

+ Yếu tố dân số biết chữ: là những đối tƣợng có trình độ học vấn thấp, họ sẽ

tiếp cận các thông tin chậm và khơng đầy đủ nhƣ những ngƣời có trình độ học vấn cao hơn. Tỷ lệ ngƣời không biết chữ ở mức rất thấp, tuy nhiên nó cũng là yếu tố có tác động khơng nhỏ đến tính mạng và sức khỏe cũng nhƣ khả năng bảo vệ tài sản của chính họ, cũng nhƣ gây khó khăn cho địa phƣơng trong cơng tác phịng, chống thiên tai lũ lụt.

Tính nhạy kinh tế (VSk):

Tính nhạy về kinh tế là những ảnh hƣởng hay thiệt hại có thể xảy ra đối với các ngành kinh tế, các tài sản mà hộ gia đình có thể bị mất đi hoặc hƣ hỏng, nói chung

+ Yếu tố Hiện trạng mơi trường: là yếu tố thể hiện mức độ ơ nhiễm hiện có ở

địa phƣơng, nó thể hiện khả năng tiếp nhận với nguy cơ lũ xảy ra thì mơi trƣờng sẽ diễn biến tiếp theo. Cũng có thể hiểu đây là yếu tố nền/điểm xuất phát môi trƣờng trƣớc khi có tai biến. Nếu nhƣ mơi trƣờng tốt và có sức cải thiện cao thì khả năng gây ra rủi ro mơi trƣờng do lũ gây ra là ít hơn so với việc hiện trạng môi trƣờng đang ở mức chất lƣợng thấp.

+ Yếu tố nền đất ven sơng: Đối với ĐBSCL thì sạt lở bờ là nguy cơ gây ra

những thiệt hại vô cùng nặng nề trong những năm gần đây, đặc biệt là ở An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, ... nguyên nhân là gì thì cần phải có nghiên cứu chuyên sâu, tuy nhiên chắc chắn trong đó có nguyên nhân bởi sự thay đổi dòng chảy mặt, ở đây là dòng chảy lũ sẽ làm thay đổi chế độ động lực của dòng sông gây ra mất cân bằng động lƣợng dịng nƣớc và lịng dẫn. Vùng có nền đất tốt (ít bị sạt lở) sẽ đảm bảo giữ gìn tài sản và là nơi trú ngụ an toàn cho ngƣời dân vùng ven sông.

+ Yếu tố dịch bệnh: Mặc dù đây là sản phẩm của hiện trạng môi trƣờng khu

vực, tuy nhiên một vùng có nền tảng mơi trƣờng tốt cũng có khả năng dễ xảy ra dịch bệnh hơn các vùng có nền mơi trƣờng chƣa tốt bằng. Điều này là do hệ sinh thái xung quanh có là mơi trƣờng dễ lây lan dịch bệnh hay khơng? Vì thế đây là yếu tố đƣợc đƣa vào tính tốn và đánh giá. Hơn nữa, nhiều vùng ngƣời dân sống ở trên mặt nƣớc vào mùa mƣa lũ (mùa nƣớc nổi) nên chất lƣợng mơi trƣờng khơng có ý nghĩa nhiều trong việc lây lan dịch bệnh.

+ Yếu tố hệ sinh thái thủy sinh: Đây là yếu tố rất quan trọng để đánh giá mức

độ rủi ro cao hay thấp của một khu vực mỗi khi mùa lũ về ở An Giang. Ngƣời dân ở đây phần lớn sống dựa vào tự nhiên, hơn nữa đây cũng là nơi mà thiên nhiên ban tặng cho ngƣời dân ở đây những thứ mà ở các vùng khác khơng có đƣợc, đó là hệ sinh thái thủy sinh. Vì thế yếu tố này sẽ bị tác động nhiều hay ít cũng là yếu tố quyết định mức độ rủi ro cao hay thấp ở địa phƣơng.

2) Khả năng chống chịu (VC):

năng chống chịu phản ánh sức kháng cự của của ngƣời dân, của cộng đồng, của chính quyền và hệ thống tự nhiên trƣớc tai biến lũ lụt. Các biến thuộc tiêu chí khả năng chống chịu nhƣ kinh nghiệm; điều kiện; khả năng chống lũ; cơng trình phịng, tránh lũ; khả năng dự báo, cảnh báo lũ; sự hỗ trợ của cộng đồng; khả năng tự phục hồi… Giống nhƣ các đặc trƣng tiêu chí tính nhạy, các đặc trƣng tiêu chí khả năng chống chịu cũng nhận đƣợc từ điều tra xã hội học (phiếu, phỏng vấn, ghi âm, ghi hình…) và thơng tin trong niên giám thống kê cấp huyện của tỉnh An Giang. Khả năng chống chịu đƣợc xác định hình thành từ 2 thành phần là khả năng đối phó và khả năng phòng ngừa thiệt hại (hay là khả năng bảo vệ tài sản), cụ thể:

Khả năng đối phó vơi ngập lụt (VCd):

+ Yếu tố kinh nghiệm phòng và chống lũ: là yếu tố thể hiện kinh nghiệm đã

từng trải qua, chứng kiến, và đƣợc thực tế trực tiếp chống chọi với hiểm họa lũ, lụt ở địa phƣơng. Khi đã có kinh nghiệm, ngƣời dân có am hiểu về khu vực, về đặc trƣng, diễn biến tiếp theo của lũ và ngập lụt, từ đó có những phƣơng án phòng, chống hiệu quả.

+ Yếu tố khả năng chống lũ: Khác với kinh nghiệm phòng và chống lũ là

việc ngƣời dân biết phải làm gì thì khả năng thể hiện là ngƣời dân biết vậy nhƣng có kinh phí, sức khỏe, thời gian, ... để làm những cơng tác phịng chống kia hay khơng. Điều này cũng khá quan trọng ở chỗ nó phụ thuộc vào điều kiện sống của ngƣời dân, sự hỗ trợ của địa phƣơng, của đoàn thể,..

+ Yếu tố công tác cứu hộ, cứu nạn khi có lũ, lụt: thể hiện sự hỗ trợ, ứng phó

nhanh của các đơn vị chuyên nghiệp để đảm bảo tính mạng, tài sản của cộng đồng dân cƣ, nơi mà chịu ảnh hƣởng trực tiếp của lũ, lụt. Nếu nhƣ cơng tác này tốt thì việc bảo vệ an toàn giảm rủi ro là rất lớn ở từng địa phƣơng.

+ Yếu tố chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo lũ lụt: Để chủ động đối phó

với các nguy cơ lũ lụt, tránh những rủi ro có thể xảy ra đối với ngƣời dân, môi trƣờng và xã hội thì cơng tác dự báo, cảnh báo đƣợc cho là then chốt và có ý nghĩa lớn. Ngƣợc lại bản tin dự báo sai hoặc không kịp thời sẽ là tai họa đối với ngƣời dân vì sự chủ quan, khơng chủ động cơng tác phòng, chống lũ lụt.

+ Yếu tố sự hỗ trợ của chính quyền, đồn thể: Sự hỗ trợ này là khi đã có lũ

và sự ứng phó tại chỗ chính là cơng tác đồn thể cũng nhƣ chính quyền đã có phƣơng án cụ thể cho từng vùng cụ thể sẽ đảm bảo giảm thiểu rủi ro đối với ngƣời dân vùng chịu ảnh hƣởng bởi lũ lụt.

Bảng 2.3: Các biến/thành phần tính dễ bị tổn thƣơng lũ tỉnh An Giang

Thành phần Nhóm Biến (30) I. Tính nhạy 1-Tính nhạy xã hội 1) Số dân 2) Tỷ lệ dân số nữ 3) Tỷ lệ trẻ em (dƣới 11 tuổi) 4) Tỷ lệ ngƣời già (trên 60 tuổi) 5) Số hộ nghèo 6) Tỷ lệ ngƣời biết chữ 7) Sinh kế 2-Tính nhạy mơi trƣờng 1) Hiện trạng môi trƣờng 2) Độ ổn định nền đất ven sông 3) Nƣớc sinh hoạt mùa lũ 4) Khả năng dịch bệnh mùa lũ 5) Hệ sinh thái thủy sinh

II. Khả năng chống chịu

1- Khả năng đối phó

1) Kinh nghiệm chống lũ của ngƣời dân 2) Khả năng chống lũ của ngƣời dân

3) Khả năng cứu hộ, cứu nạn của chính quyền 4) Chất lƣợng bản tin dự báo lũ

5) Hỗ trợ của địa phƣơng khi có lũ

2- Khả năng phịng ngừa - phục hồi

1) Công tác tuyên truyền, tập huấn chống lũ 2) Chất lƣợng cơng trình cơng cộng

3) Chất lƣợng giao thông mùa lũ 4) Chất lƣợng hệ thống TTLL mùa lũ 5) Khả năng phòng dịch bệnh

6) Khả năng phục hồi giáo dục sau lũ 7) Khả năng môi trƣờng tự làm sạch sau lũ

III. Lợi ích

1- Lợi ích kinh tế

1) Lƣợng thủy sản về theo lũ

2) Tăng năng suất nôi trồng thủy sản 3) Tăng năng suất cây trồng

2- Lợi ích xã hội - mơi trƣờng

1) Khả năng rửa phèn 2) Tăng hàm lƣợng phù sa 3) Bổ sung nƣớc ngọt sinh hoạt

Khả năng phòng ngừa thiệt hại và khả năng phục hồi (VCp):

+ Yếu tố tuyên truyền, huấn luyện: đây là công tác thƣờng xuyên tuyên

đảm bảo là ngƣời dân ln có tinh thần chủ động ứng phó, khơng ỉ lại, khơng chủ quan trƣớc mọi tình huống có thể xảy ra. Hơn nữa công tác tập huấn thƣờng xuyên cho ngƣời dân những phƣơng án cụ thể sẽ đảm bảo khơng có sự bất ngờ, lúng túng khi có thiên tai. Ngồi ra việc thực hiện các phƣơng án giả định sẽ giúp cho chính quyền có thể ghi nhận và hồn thiện phƣơng án phịng ngừa thiệt hại cho ngƣời dân đƣợc tốt nhất có thể.

+ Yếu tố hệ thống giao thơng, thơng tin liên lạc, cơng trình cơng cộng hoạt động nhƣ thế nào trong khi có lũ lụt cần đƣợc xem xét ở khía cạnh khả năng tự hỗ trợ ngƣời dân. Ví dụ trong khi ngập lụt giao thông thông suốt, liên lạc ổn định, các cơng trình cơng cộng ln là chỗ dựa vững chắc cho ngƣời dân khi cần thiết, ... có nhƣ vậy thì ngƣời dân sẽ giảm thiệt hại một cách đáng kể cả về ngƣời và tài sản. Hơn nữa, việc tập huấn giả định sẽ sử dụng những cơng trình này làm nơi chống đỡ tại chỗ hữu hiệu.

+ Yếu tố hỗ trợ trực tiếp về giáo dục và phòng dịch bệnh: thể hiện sự quan

tâm của chính quyền về hai vấn đề quan trọng trong cơng tác xã hội này là sự phục hồi công tác dạy và học ở địa phƣơng và phịng ngừa dịch bệnh có thể xảy ra. Cơng tác chung tay hỗ trợ tốt cho ngƣời dân, đặc biệt là khu vực bị chia cắt do lũ sẽ đảm bảo việc học của các cháu đƣợc thƣờng xuyên, liên tục cũng nhƣ cơng tác y tế dự phịng ở địa phƣơng sẽ đảm bảo an tồn tính mạng, sức khỏe của ngƣời dân, giảm rủi ro do lũ có thể gây ra.

Nhƣ vậy, trên cơ sở thiết lập bộ tiêu chí đánh giá rủi ro do lũ lụt và điều kiện cho tỉnh An Giang, luận văn đề xuất bộ tiêu chí rủi ro lũ cho tỉnh An Giang bao gồm: Hiểm họa, Phơi nhiễm và Dễ bị tổn thƣơng. Bộ tiêu chí gồm 42 biến bao gồm, Hiểm họa gồm (6 biến), Phơi nhiễm (6 biến) và Dễ bị tổn thƣơng (30 biến).

2.4. Phân cấp mức độ rủi ro lũ lụt ở ĐBSCL

Cấp độ rủi ro thiên tai:

Cơ sở quan trọng nhất trong phân cấp rủi ro lũ lụt tại Việt Nam đã đƣợc quy định thành văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành tại Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 15/8/2014:

Cấp độ rủi ro thiên tai là sự phân định mức độ thiệt hại do thiên tai áp thấp nhiệt đới, bão, lốc, sét, mƣa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mƣa lũ hoặc dòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro lũ lụt tỉnh an giang trong trường hợp lũ cao và đề xuất các biện pháp quản lý (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)