Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro lũ lụt tỉnh an giang trong trường hợp lũ cao và đề xuất các biện pháp quản lý (Trang 33 - 34)

2.2. Xây dựng phƣơng pháp đánh giá mức độ rủi ro do lũ

2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

a - Phƣơng pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu

Đây là phƣơng pháp khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu. Trong luận văn này, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Tất cả các số liệu, tài liệu sau khi thu thập đƣợc thống kê và tổng hợp để đƣa ra bức tranh tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng nhƣ những tác động của lũ lụt lên khu vực. Việc phân tích và tổng hợp các tài liệu và các cơng trình nghiên cứu trƣớc mang lại một số lợi ích cơ bản: giúp tránh sự trùng lặp; thừa kế các kết quả nghiên cứu trƣớc; biết đƣợc những vấn đề tồn tại của các nghiên cứu trƣớc đó và định hƣớng đƣợc các nghiên cứu ở mức độ phát triển cao hơn. Các tài liệu này liên tục đƣợc cập nhật, bổ sung và đƣợc phân tích một cách chi tiết để tìm ra các nội dung phù hợp và cần thiết.

b - Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa: Phƣơng pháp này giúp thu thập, bổ sung số liệu về tự nhiên - kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trƣờng làm cơ sở cho việc chỉnh sửa bổ sung thông tin.

c - Phƣơng pháp tham vấn ý kiến chuyên gia: Việc xác định bộ chỉ số rủi ro do lũ lụt có thể dùng số liệu thống kê. Để loại bỏ hoặc rút gọn bộ chỉ số, cũng nhƣ xác định trọng số để tính tốn, phƣơng pháp tham vấn chuyên gia cũng đƣợc sử dụng hoặc bằng phiếu lấy ý kiến hoặc thông qua các hội thảo.

d - Phƣơng pháp bản đồ và GIS

Để phân tích định lƣợng và xác định sự biến đổi khơng gian của các yếu tố địa lý phục vụ cho nội dung nghiên cứu cũng nhƣ xây dựng các bản đồ tổng hợp và chuyên đề đã sử dụng các phần mềm GIS và phần mềm thành lập, biên tập bản đồ chuyên dụng nhƣ MapInfo, ArcGis, ArcView để phân tích khơng gian và phân tích biến động đa thời gian - phân tích biến động sử dụng đất, tính tốn và xây dựng bản đồ tổn thƣơng ngập lụt do nƣớc trên lƣu vực, xây dựng bản đồ hiểm họa, độ phơi nhiễm, ... đối với tỉnh An Giang.

các phần mềm GIS, chuyên dụng và phù hợp đã và đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong nƣớc và trên thế giới, đảm bảo đƣợc độ chính xác cần thiết, làm cơ sở tin cậy cho tính hợp lý và đúng đắn của các sản phẩm bản đồ.

e - Phƣơng pháp xác suất thống kê: Đƣợc sử dụng ngay từ giai đoạn tính tốn mƣa, tính tốn tần suất lũ nhằm xác định tiêu chí hiểm họa lũ lụt. Tiếp theo nó đƣợc sử dụng để lựa chọn phƣơng pháp tính trọng số cho các tiêu chí và chỉ số, hay xử lý các phiếu điều tra...

f - Phƣơng pháp mơ hình tốn: Mơ hình thủy văn thủy lực đƣợc sử dụng để mô phỏng lũ và mức độ ngập lụt từ đó xác định giá trị các biến thuộc tiêu chí hiểm họa lũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro lũ lụt tỉnh an giang trong trường hợp lũ cao và đề xuất các biện pháp quản lý (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)