Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và sau khi ly hôn

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình (Trang 29 - 31)

15 Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

2.1.1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và sau khi ly hôn

Ly hôn theo cách hiểu trong lĩnh vực pháp lý là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án. Nếu muốn chấm dứt hôn nhân một cách hợp pháp thì vợ và chồng trong quan hệ hơn nhân phải thông qua cơ quan Tịa án, kể cả việc ly hơn là thuận tình hay khơng thuận tình đều phải giải quyết tại Tịa án và có sự cơng nhận của Tịa. Nếu u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn được giải quyết theo thủ tục việc dân sự thì giải quyết ly hơn theo u cầu của một bên được thực hiện theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Như vậy, không phải tất cả các trường hợp ly hôn đều thuộc phạm vi thẩm quyền của Tòa án theo thủ tục giải quyết vụ án HN&GĐ mà chỉ các trường hợp có dấu hiệu tranh chấp, dấu hiệu các quyền và nghĩa vụ bị vi phạm mà khơng thể giải quyết thơng qua hịa giải sẽ được khởi kiện ra Tòa. Khi hai bên vợ chồng mâu thuẫn với nhau về vấn đề tình cảm, các bên không thể thống nhất việc nuôi con và chia tài sản chung thì một trong hai bên vợ

chồng có quyền khởi kiện ra Tịa án. Các trường hợp ly hơn này thường xuất phát từ một số căn cứ như sau:

Một là khi có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi

phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hơn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích của hơn nhân khơng đạt được. Căn cứ này được quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014. Ở quy định nêu trên, mức độ của hành vi vi phạm quyền hoặc nghĩa vụ của vợ, chồng trong mối quan hệ HN&GĐ phải nghiêm trọng, dẫn đến việc tình cảm gia đình rạn nứt, khơng thể kéo dài đời sống vợ chồng và khơng cịn thể hiện được mục đích tốt đẹp của hơn nhân.

Hai là ly hôn do một bên bị Tịa án tun bố mất tích. Theo quy định, một bên

vợ hoặc chồng của người bị Tịa án tun bố mất tích có quyền yêu cầu ly hôn. Tại Điều 68 BLDS năm 2015 quy định một người bị Tịa án tun bố là mất tích khi người có quyền và lợi ích liên quan u cầu Tịa tun và người đó đã biệt tích 02 năm liền trở lên, kể từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thơng báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về TTDS nhưng vẫn khơng có tin tức xác thực về việc người đó cịn sống hay đã chết.

Ba là cha, mẹ, người thân thích khác có quyền u cầu Tịa án giải quyết ly hơn

khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Khi có chứng cứ về các hành vi bạo lực của một bên vợ, chồng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của bên vợ hoặc chồng cịn lại thì Tịa án giải quyết cho ly hôn. Đây là quy định thể hiện sự cải tiến, phát triển hơn của Luật HN&GĐ năm 2014 so với Luật năm 2000. Trước đó, cha, mẹ hay người thân thích khác khơng phải là đối tượng có quyền được u cầu ly hơn, vì vậy trên thực tế, khi xảy ra trường hợp một bên vợ, chồng không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời bị bên cịn lại xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng thì các chủ thể như cha, mẹ cũng khơng có cơ sở để can thiệp và thực hiện hành vi bảo vệ bên bị bạo lực. Nếu gặp các trường hợp này, các Tòa án thường sẽ khơng thụ lý vụ án và nếu có thụ lý cũng rất khó để áp dụng pháp luật bởi khơng có cơ sở được ghi nhận trong bất kì văn bản nào. Như vậy, quy định tại Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 đã khắc phục được

những hạn chế mà Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2000, tạo điều kiện thuận lợi cho các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật và đảm bảo được quyền ly hôn đối với các chủ thể bị mắc bệnh tâm thần hoặc khơng có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Cha, mẹ có quyền yêu cầu có thể là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc cha, mẹ chồng, cha, mẹ vợ của đương sự. Người thân thích khác là những người khơng phải cha, mẹ mà có quan hệ hơn nhân, ni dưỡng, người có cùng dịng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

Ngồi ra, các tranh chấp về ly hơn thường gắn liền với vấn đề quyền nuôi con và chia tài sản. Pháp luật hiện nay đã xếp chung việc chia tài sản sau khi ly hôn vào cùng loại tranh chấp về HN&GĐ tạo sự thuận lợi, hợp lý khi giải quyết loại tranh chấp này. Tại BLTTDS năm 2011 không quy định vấn đề chia tài sản sau khi ly hơn, vơ hình chung đã dẫn đến việc nếu vợ chồng yêu cầu chia tài sản sau khi đã thực hiện xong thủ tục ly hơn thì Tịa án sẽ thụ lý nhưng dưới hình thức là quan hệ tranh chấp quyền sở hữu. Tuy nhiên, bản chất các tài sản này hình thành từ khi hai bên vợ chồng vẫn cịn quan hệ hơn nhân và vẫn là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất và các bên vẫn là đồng chủ sở hữu dù khơng cịn là vợ chồng. Điều này khiến việc áp dụng pháp luật trở nên phức tạp hơn khi không được coi là tranh chấp về HN&GĐ nhưng Tòa án vẫn phải áp dụng các quy định về chia tài sản khi ly hôn. Đến BLTTDS năm 2015, trường hợp chia tài sản này đã được bổ sung vào mang tính phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình (Trang 29 - 31)