Bản án số 18/2017/HNGĐ – PT ngày 05/7/2017 của TAND tỉnh Đồng Nai về thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình (Trang 33 - 35)

Theo quyết định hoặc bản án cơng nhận ly hơn của Tịa án, qua thỏa thuận cũng như phán quyết của Tòa, con chung giữa hai bên vợ chồng sẽ được giao cho một bên trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng. Người cịn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, có quyền thăm nom nhưng khơng được ni con. Tuy nhiên, pháp luật cho phép họ giành lại quyền nuôi con theo quy định Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó, cha, mẹ có thể thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản, được Tịa án cơng nhận và nếu có tranh chấp Tịa án sẽ quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con khi xét thấy người trực tiếp nuôi con khơng cịn đủ điều kiện trực tiếp nom, chăm sóc, giáo dục con sau khi tham khảo ý kiến của con (trong trường hợp con từ 07 tuổi trở lên).

Người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn bao gồm cha, mẹ, người thân thích, cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ. Người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ để chứng minh người trực tiếp nuôi con khơng cịn đủ điều kiện để chăm sóc tốt cho con, ví dụ người trực tiếp ni con khơng có chỗ ở ổn định, khơng có thu nhập ổn định (tiền lương, tiền công lao động hoặc thu nhập đều đặn khác) và tài sản hợp pháp khác (sổ tiết kiệm, chứng khốn, vốn góp đầu tư, đất đai...), không dành thời gian cho con (công việc quá bận rộn, thường xuyên phải đi xa, thường xuyên để con cho người khác chăm sóc...), khả năng chăm sóc và hiều con (cách xử lý khi con ốm, con đánh nhau, hiều về các sở thích, thói quen của con, mắng chữ, nặng lời với con, dùng bạo lực về thể xác với con...), có lối sống đồi trụy, phá tán tài sản của con, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội.

Ví dụ minh họa16 :

Bà Lê Thị Thanh N và ông Nguyễn Anh T được xử cho ly hơn ngày 24/8/2015. Hai ơng bà có con chung là cháu Nguyễn Lê Gia H (sinh ngày 30/4/2008) và cháu Nguyễn Lê Thanh H (sinh ngày 03/6/2010). Ông bà thỏa thuận là giao cháu Nguyễn

16 Bản án số 18/2017/HNGĐ – PT ngày 05/7/2017 của TAND tỉnh Đồng Nai về thay đổi người trực tiếp nuôi con. nuôi con.

Lê Thanh H cho ơng T trực tiếp chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng; giao cháu Nguyễn Lê Gia H cho bà N trực tiếp chăm sóc giáo dục và ni dưỡng. Tạm thời khơng ai cấp dưỡng nuôi con chung.

Tuy nhiên, đến năm 2017, do bà N cho rằng ông T đã không trực tiếp chăm sóc ni dưỡng và giáo dục cháu Thanh H mà bỏ mặc cho ông bà nội ở xã L, huyện Đ ni dưỡng cịn ơng T đi làm ở thành phố B, tỉnh Đồng Nai, thỉnh thoảng ông T mới về thăm con nên bà khởi kiện yêu cầu thay đổi xin được trực tiếp nuôi dưỡng cháu Thanh H và không yêu cầu ông T cấp dưỡng ni con. Cịn ơng T trình bày rằng thơng tin bà N đưa ra khơng đúng. Ông có nhà ở phường T, thành phố B nhưng một tháng ơng chỉ ở đó một, hai ngày và ơng vẫn đi về nhà ở xã L huyện Đ hằng ngày, sáng ông vẫn đưa con đi học, chiều ông nội đón cháu về, tối về ông vẫn thường xuyên chơi với con và kiểm tra bài cho con, bên cạnh đó ơng vẫn ln tạo điều kiện tốt nhất cho bà N thăm nom, chăm sóc con.

Tại bản án sơ thẩm số 51/2017/HNGĐ – ST ngày 16/3/2017 của TAND thành phố B đã chấp nhận yêu cầu của bà N nhưng bị ông T kháng cáo. Ở phiên tịa phúc thẩm, ơng T cung cấp chứng cứ là xác nhận của công an địa phương và hàng xóm xung quanh thể hiện ơng T thường xun sống cùng cha mẹ ruột. Cháu Thanh H được cha và ơng bà chăm sóc tốt. Như vậy, tịa phúc thẩm cho rằng ơng T cũng đủ điều kiện để nuôi con theo quy định của pháp luật và thực tế đã chăm sóc con tốt. Tuy nhiên, do con chung đã trên 7 tuổi nên theo đúng quy định của pháp luật, Tòa phúc thẩm đã triệu tập cháu đến Tòa để hỏi ý kiến về nguyện vọng của cháu và cháu H cũng có ý kiến xin được ở với mẹ. Như vậy, mặc dù, ơng T có đủ điều kiện ni và chăm sóc con tốt nhưng việc giao con cho ai nuôi đối với trẻ trên 7 tuổi phải xem xét nguyện vọng của trẻ và Tịa án cấp phúc thẩm đã khơng chấp nhận kháng cáo của ông T, để cho bà N nuôi dưỡng con.

Như vậy, trong tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con kể trên,

nguyên đơn đã cho rằng bị đơn khơng làm trịn trách nhiệm với con chung, khơng cịn khả năng chăm sóc con chung và khơng quan tâm tới con. Mặc dù ở phiên tòa phúc thẩm, bị đơn đã đưa ra được bằng chứng đủ để chứng minh ông vẫn làm tốt trách nhiệm với con, vẫn hồn tồn có khả năng ni dạy con nhưng do con chung của hai người đã trên 7 tuổi nên Tòa án cấp phúc thẩm đã xem xét dựa trên nguyện vọng của con chung.

2.1.4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái xuất phát từ yếu tố huyết thống, là một đặc điểm tuân theo quy luật tự nhiên mà không dựa trên khuôn khổ luật pháp nào. Chính bởi vậy, mối quan hệ hôn nhân của cha và mẹ dù được pháp luật cơng nhận hay khơng thì mối quan hệ cha – mẹ – con vẫn phát sinh và không thể chối bỏ. Thông thường yêu cầu xác định cha – mẹ – con được giải quyết tại Cơ quan đăng ký hộ tịch. Tuy nhiên khi một bên khơng đồng ý với u cầu đó thì tranh chấp sẽ xảy ra và lúc này thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án.17

Trước các vấn đề liên quan đến xác định cha – mẹ – con, có hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan đăng ký hộ tịch và Tòa án. Trong phạm vi thẩm quyền của Tòa án lại chia ra thành tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ và yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ. Việc phân biệt các trường hợp này là rất quan trọng để xác định đúng thẩm quyền giải quyết vấn đề. Theo quy định tại Điều 101 Luật HN&GĐ năm 2014, sẽ có các trường hợp xác định cha – mẹ – con như sau:

- Xác định cha – mẹ – con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp, cha, mẹ, con cịn sống tại thời điểm có yêu cầu.

- Xác định cha – mẹ – con trong trường hợp có tranh chấp.

- Xác định cha – mẹ – con trong trường hợp người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết (có tranh chấp hoặc khơng có tranh chấp).

- Xác định cha – mẹ – con trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha – mẹ – con mà người có u cầu chết và người thân thích của người này thay mặt yêu cầu (có tranh chấp hoặc khơng có tranh chấp).

Trong các trường hợp kể trên, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ có thẩm quyền với trường hợp thứ nhất là việc xác định cha – mẹ – con mà cha, mẹ, con cịn sống bình thường và các bên khơng có tranh chấp. Cịn các trường hợp cịn lại sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án, nếu việc xác định cha – mẹ – con có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết vụ án HN&GĐ, còn nếu việc xác định cha – mẹ – con khơng có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết yêu cầu về HN&GĐ. Cần lưu ý thêm là trường hợp thẩm quyền của cơ quan hộ tịch và thẩm quyền giải quyết yêu cầu về HN&GĐ của Tòa án đều là với các việc xác định cha – mẹ – con khơng có tranh chấp

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w