Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình tại Tịa án

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình (Trang 60 - 62)

33 Xem: khoả n2 Điều 464 BLTTDS năm

3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình tại Tịa án

quyết tranh chấp hơn nhân và gia đình tại Tịa án

* Nguyên nhân từ công tác xây dựng quy phạm pháp luật

Một là kỹ thuật lập pháp của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Vấn đề chung ở các

vướng mắc kể trên là do quy định pháp luật Việt Nam có tính dự trù chưa cao. Trong khi đó các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ HN&GĐ nói riêng lại có đặc tính khơng ngừng thay đổi theo sự vận động phát triển của các mối quan hệ xã hội. Do đó, có rất nhiều vướng mắc phát sinh mà pháp luật chưa có quy định để điều chỉnh, vơ hình chung đã tạo ra các kẽ hở mà khơng thể giải quyết kịp thời. Ngồi ra, việc lựa chọn sử

dụng từ ngữ ở một số quy định chưa đủ tường minh, dễ gây hiểu lầm cho Tịa án, các chủ thể có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật và đương sự khi sử dụng pháp luật.

Hai là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, thiếu tính khoa học,

rõ ràng. Hiện nay, ngoài BLTTDS năm 2015 và Luật HN&GĐ năm 2014 điều chỉnh trực tiếp vấn đề thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp HN&GĐ cịn có các Nghị định của Chính phủ ban hành và Nghị quyết 03/2012/NQ – HĐTP, Công văn số 212/TANDTC – PC, Văn bản giải đáp số 01/2017/GĐ – TANDTC…Việc có quá nhiều nguồn điều chỉnh, hướng dẫn thực hiện các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về HN&GĐ đã khiến việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt đối với các đương sự khơng có kiến thức cao về chun mơn, chỉ tìm kiếm quy định tại BLTTDS hoặc Luật HN&GĐ sẽ rất dễ nhầm lẫn, xác định sai thẩm quyền dẫn đến khởi kiện sai, làm cho quá trình giải quyết tranh chấp trở nên dài và phức tạp hơn.

* Nguyên nhân từ chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp HN&GĐ Một là trình độ của chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp HN&GĐ cịn

những hạn chế nhất định. Cụ thể, các Thẩm phán – những người trực tiếp thụ lý giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ – ở các khu vực khác nhau có sự chênh lệch về trình độ rõ ràng. Có thể nói, nhiều cán bộ chưa có tinh thần nghiên cứu, học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên. Do đó, trước các vấn đề phức tạp, cần tham khảo, nghiên cứu ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau thì họ sẽ lung túng, dẫn đến việc áp dụng pháp luật khơng chính xác. Ngồi ra, với lớp Thẩm phán có thâm niên lâu, đào tạo từ các chương trình cũ nếu khơng có sự cố gắng, tích cực học hỏi thì khi các quan hệ xã hội vận động phát triển, sản sinh ra các vấn đề tranh chấp mới và khi pháp luật thay đổi, họ rất có thể sẽ khơng bắt kịp và khơng nắm được tinh thần của các quy định.

Hai là số lượng vụ án HN&GĐ phải giải quyết cũng như các chỉ tiêu đặt ra

trong tồn ngành gây áp lực khơng nhỏ cho các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp HN&GĐ. Như đã phân tích, tranh chấp HN&GĐ luôn chiếm số lượng cao nhất trong số các loại vụ việc dân sự mà Tòa án phải giải quyết, đồng thời mức độ phức tạp của các vụ án HN&GĐ cũng có xu hướng ngày một tăng lên theo sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, thẩm quyền giải quyết các vụ việc nói chung của Tịa án ngày một mở rộng nhưng việc cắt giảm biên chế vẫn phải

thực hiện, các chỉ tiêu hàng năm đặt ra cho ngành Tòa án vẫn phải hoàn thành. Vấn đề này đã từng được đại biểu Quốc hội thuộc Đồn Đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh – Trịnh Ngọc Thúy nêu ra trong phiên thảo luận của Quốc hội về công tác tư pháp ngày 4-5/11/2019. Theo đại biểu nêu ra, mỗi thẩm phán tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đảm nhiệm giải quyết 10 vụ án/tháng, trong khi lượng án gia tăng hàng năm nên rất khó khăn35. Các yếu tố này đã tác động không nhỏ đến chất lượng giải quyết tranh chấp HN&GĐ tại Tòa án, gây ra áp lực lớn đối với mỗi Thẩm phán đảm nhiệm vai trị chính thụ lý giải quyết tranh chấp.

* Ngun nhân từ phía các đương sự khi khởi kiện tranh chấp HN&GĐ tại Tịa án

Trình độ nhận thức về pháp luật nói chung của người dân cịn rất hạn chế. Đặc biệt ở các khu vực vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo. đây là các khu vực có nền kinh tế – văn hóa – xã hội kém phát triển, do đó khả năng tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, các kiến thức pháp luật rất khó khăn. Khi khơng có sự am hiểu về pháp luật HN&GĐ, công dân rất dễ thực hiện các hành vi sai lệch, ví dụ như khởi kiện tranh chấp đến khơng đúng Tịa án, có yêu cầu chưa thỏa đáng, hoặc vi phạm quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực HN&GĐ, thậm chí vi phạm các điều cấm của pháp luật,… khiến cho tranh chấp HN&GĐ trở nên phức tạp, nhiều vấn đề cần giải quyết, gây mất thời gian cho cả các bên đương sự và Tòa án, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan trong tranh chấp.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình (Trang 60 - 62)