Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình (Trang 31 - 33)

15 Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

2.1.2. Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Khác với các trường hợp chia tài sản chung phát sinh từ sự kiện ly hôn, ở loại tranh chấp này, tài sản chung được yêu cầu phân chia ngay trong thời kỳ vợ, chồng vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân. Pháp luật HN&GĐ cho phép vợ chồng thỏa thuận và phân chia tài sản chung trong thời kì hơn nhân do có các nhu cầu đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng, bảo vệ đời sống chung của gia đình khi một bên vợ hoặc chồng lâm vào các tệ nạn xã hội, có hành vi phá tán tài sản gia đình, ngoại tình, đem tài sản chung của gia đình cho người khác, và các lý do hợp lý khác. Trong trường hợp do có tranh chấp nên đương sự u cầu Tịa án phân chia thì Tịa án thụ lý giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Điều đáng quan tâm là vấn đề thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp sau khi bản án giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn

nhân có hiệu lực pháp luật mà các đương sự lại thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng.

Trước đây, tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành LHN&GĐ năm 2000 (sau đây gọi tắt là Nghị định 70/2001/NĐ- CP) quy định: “Trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung và sau đó muốn

khơi phục chế độ tài sản chung, thì vợ chồng phải thoả thuận bằng văn bản có ghi rõ các nội dung” và Điều 10 của Nghị định cũng quy định việc xác định tài sản chung

của vợ chồng căn cứ vào thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó hợp pháp. Các quy định này đang trao quyền quá lớn cho hai bên vợ chồng bởi họ vừa có thể chia tài sản chung vừa có thể chấm dứt việc phân chia này mà không cần đến sự xem xét của Tịa án. Việc khơi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng liên quan đến khôi phục chế độ pháp lý xác lập tài sản chung của vợ chồng mà quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định 70/2001/NĐ-CP đã khiến Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 trở thành điều luật hình thức, chế độ tài sản pháp định không đảm bảo đúng bản chất pháp lý của nhà làm luật đề ra. Theo nguyên tắc khối tài sản chung mà vợ chồng tạo ra trong thời kì hơn nhân (trừ tài sản có nguồn gốc là tài sản riêng) là tài sản chung vợ chồng và khi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kì hơn nhân, căn cứ này sẽ tạm chấm dứt. Khi đó, hoa lợi, lợi tức từ tài sản đã chia, thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên là tài sản riêng của vợ, chồng. Việc khôi phục chế độ tài sản chung một cách tự do theo ý chí của riêng hai bên vợ, chồng sẽ kéo theo những hệ quả phức tạp khi giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ và chồng, của vợ, chồng với người khác.

Để khắc phục sự bất hợp lý trên, tại khoản 4 Điều 41 Luật HN&GĐ năm 2014 đã mở rộng thẩm quyền của Tòa án như sau: “Trong trường hợp việc chia tài sản

chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tịa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tịa án cơng nhận”. Hành vi cơng nhận của Tịa án trong trường hợp này là căn cứ để phát

sinh quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản chung mà các bên có yêu cầu khôi phục. Vấn đề khôi phục tài sản chung của vợ chồng thuộc thẩm quyền giải quyết việc về HN&GĐ của Tịa án bởi giữa các đương sự khơng có tranh chấp mà họ chỉ có thỏa thuận cùng nhau yêu cầu chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung.

Trong trường hợp các bên đã có văn bản thỏa thuận về vấn đề chia tài sản chung trong thời kì hơn nhân và văn bản này đã có hiệu lực theo đúng quy định của pháp luật, nhưng sau đó một bên khơng chấp nhận và khơng thực hiện thì các bên vẫn có quyền khởi kiện đến Tòa để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w