nhưng trong trường hợp đặc biệt (một trong các bên yêu cầu chết và người thân thích yêu cầu thay hoặc bên được xác định là cha, mẹ, con chết) thì phải được đưa ra giải quyết tại Tịa án. Đây là một điểm mới trong BLTTDS năm 2015 so với Bộ luật năm 2004 về thẩm quyền của Tòa án khi giải quyết việc HN&GĐ. Việc ghi nhận Tịa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vấn đề này dưới hình thức việc HN&GĐ sẽ nâng cao tính pháp lý của công nhận bởi khi một trong hai bên đã chết, việc xác định sự tự nguyện cũng như các vấn đề kéo theo về tài sản và thừa kế sẽ trở nên phức tạp hơn, vượt ngoài khả năng cũng như thẩm quyền của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con là cha, mẹ, con đã thành niên – từ đủ 18 tuổi trở lên – và không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi. Trong trường hợp người có quyền yêu cầu, người được yêu cầu là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có thể thay mặt dưới tư cách người đại diện hợp pháp: cha, mẹ, con, người giám hộ; cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.
Ví dụ minh họa18 :
Anh Phạm Trung K khởi kiện bị đơn là chị Đào Thị H đề nghị Tòa án xác định cháu A (đã có giấy khai sinh có bố là anh Văn H – chồng của chị H) là con đẻ của anh K. Do trong q trình hơn nhân hợp pháp, chị H và chồng là anh Văn H có thời gian ly thân, và bị đơn – chị H đã có quan hệ yêu đương với nguyên đơn – anh K và đã sinh ra cháu A, khi vẫn trong thời kỳ hơn nhân với anh H.
Tịa án trong trường hợp này đã xác định đây là loại tranh chấp về hơn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án căn cứ theo khoản 4 Điều 28 BLTTDS năm 2015 và đã thụ lý giải quyết theo trình thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Biết rằng, trong quá trình giải quyết, qua lời khai cho thấy các bên gồm hai người cha (cha pháp lý anh Văn H và cha thực tế anh K) và mẹ đẻ của cháu A đều không ai tranh chấp hay không thừa nhận việc cháu A là con của anh K (cha thực tế) và cũng đã có kết luận giám định ADN về vấn đề này. Vấn đề tranh chấp là anh Văn H không đồng ý việc cải chính thơng tin trên giấy khai sinh. Anh mong muốn cùng vợ anh là chị H tiếp tục chăm sóc, ni dưỡng cháu A. Anh K muốn đi lại, thăm nom con thì phải được sự đồng ý của anh Văn H.
18 Bản án số 29/2020/HNGĐ-ST ngày 18/08/2020 của TAND huyện V, tỉnh Thái Bình về tranh chấp xác định cha cho con. định cha cho con.
Từ ví dụ minh họa này đã đặt ra một vấn đề là khi xem xét việc có hay khơng tranh chấp trong yêu cầu xác định cha – mẹ – con sẽ dựa trên yếu tố nào, tranh chấp này phải là về vấn đề gì, tại sao kể cả xuất hiện tranh chấp khơng liên quan trực tiếp đến việc xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ thì vụ việc vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Việc xác định cha – mẹ – con thuộc thẩm quyền của cơ quan hộ tịch hay của Tịa án khơng phải đơn giản là xác định có tranh chấp hay khơng mà phải dựa trên bản chất giới hạn về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó19. Theo Luật Hộ tịch 2014 và Thông tư số 04/2020/TT-BTP20, cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện cấp hộ tịch cho cơng dân theo tình huống hành chính thơng thường, cứ có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan này là phải cấp, nhưng hồn tồn khơng có quyền để đưa ra phán quyết xác định một người có phải là cha, mẹ, con hay không bởi cơ quan này không thể tước bỏ quyền đang làm cha, mẹ, con của một người rồi lại xác định một người khác là cha, mẹ, con cho dù tất cả các chủ thể có liên quan đều tự nguyện và khơng có tranh chấp. Do đó, trong trường hợp tình huống nêu trên và các tình huống tương tự trong thực tế, dù khơng có phản đối về việc xác định cha – mẹ – con, vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án về giải quyết việc dân sự hoặc án dân sự.
2.1.5. Tranh chấp về cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng là một nghĩa vụ mang tính nhân thân, khơng thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và cũng không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Bởi vậy, tranh chấp về cấp dưỡng là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ cấp dưỡng giữa chính những người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng. Theo quy định tại Điều 107 Luật HN&GĐ năm 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ơng bà ngoại và cháu; giữa cơ, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng. Hầu hết các chủ thể này đều có nghĩa vụ ni dưỡng nhau. Nói cách khác, nghĩa vụ cấp dưỡng được coi như nghĩa vụ phái sinh từ nghĩa vụ ni dưỡng khi những người có nghĩa vụ ni dưỡng khơng sống chung với nhau. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng