tố nước ngồi nếu đã được thụ lý ở Tịa án cấp huyện theo đúng quy định về thẩm quyền thì kể cả khi có thay đổi khiến tranh chấp khơng thuộc thẩm quyền của Tịa án cấp huyện nữa thì vẫn phải do chính Tịa án đó giải quyết. Quy định này xuất phát từ lý thuyết tại thời điểm thụ lý vụ việc dân sự, nếu Tòa án đã thực hiện đúng quy định pháp luật thì Tịa án phát sinh thẩm quyền tố tụng đối với vụ việc dân sự đó và thẩm quyền của Tịa án đã thụ lý khơng bị ảnh hưởng bởi bất kì lý do nào. Bên cạnh đó, đây cũng là quy định nhằm bảo đảm tính ổn định trong xét xử của Tịa án26.
Trong các Tòa chuyên trách TAND cấp huyện, theo quy định Tịa gia đình và người chưa thành niên có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về HN&GĐ thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện. Ở các Tịa án cấp huyện chưa có Tịa chun trách thì Chánh án Tịa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện.
2.2.2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh khi giải quyết tranh chấpvề hơn nhân và gia đình về hơn nhân và gia đình
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về HN&GĐ của TAND cấp tỉnh được quy định tại Điều 37 BLTTDS năm 2015. Theo đó, TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm tranh chấp về HN&GĐ trong các trường hợp:
Thứ nhất, TAND cấp tỉnh xét xử tranh chấp về HN&GĐ có đương sự, tài sản ở
nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Đây là trường hợp tại Điều 35 khoản 3 BLTTDS năm 2015. Như đã phân tích ở trên, để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý, việc giải quyết tranh chấp có đương sự, tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác ra nước ngồi khơng thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện mà thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh. Hiện nay, vấn đề xác định thế nào là đương sự ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài chưa được điều chỉnh trực tiếp trong BLTTDS năm 2015 hay văn bản hướng dẫn Bộ luật này nên khi tìm hiểu có thể dựa trên Nghị quyết số 03/2012/NQ – HĐTP hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2004.
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ – HĐTP thì đương sự ở nước ngồi được hiểu như sau:
26 Đặng Thanh Hoa, Trần Thị Thu Hằng (2021), “Bàn về quy định “Khơng thay đổi thẩm quyền của Tịa án” trong Tố tụng dân sự”, Tạp chí điện tử Tịa án nhân dân, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/trao-doi-y-kien/ban- án” trong Tố tụng dân sự”, Tạp chí điện tử Tịa án nhân dân, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/trao-doi-y-kien/ban- ve-quy-dinh-%E2%80%9Ckhong-thay-doi-tham-quyen-cua-toa-an%E2%80%9D-trong-to-tung-dan-su truy cập ngày 2/3/2022.
- Đương sự là người nước ngồi khơng định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc khơng có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
- Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, cơng tác ở nước ngồi có mặt hoặc khơng có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
- Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, cơng tác ở Việt Nam nhưng khơng có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
- Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng khơng có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tịa án thụ lý vụ việc dân sự.
Có thể thấy quy định tại Nghị quyết 03/2012/NQ – HĐTP được xây dựng khá bao quát các trường hợp đương sự ở nước ngồi có thể xảy ra. Đối với trường hợp đương sự là người nước ngồi định cư, làm ăn, học tập, cơng tác ở Việt Nam nhưng có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý tranh chấp HN&GĐ thì khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa cấp tỉnh do tính chất vụ việc khơng q phức tạp, không cần ủy thác tư pháp; TAND cấp huyện hoàn toàn đủ điều kiện, khả năng về chuyên môn để giải quyết vụ việc.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ – HĐTP thì tài sản ở nước ngoài là tài sản “được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 ở
ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự”. Vậy nếu ở thời điểm thụ lý mà tài sản phải xem xét giải
quyết theo yêu cầu của đương sự đang ở nước ngồi thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.
Đối với các tranh chấp về HN&GĐ mà cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước ngồi sẽ thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh và tiến hành thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, theo nguyên tắc có đi có lại và các nguyên tắc khác của pháp luật quốc tế.
Thứ hai, TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về
HN&GĐ thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện theo đề nghị của TAND cấp huyện hoặc nếu thấy cần thiết phải lấy lên để giải quyết. Vấn đề này được quy định tại khoản 2 Điều 37 BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên BLTTDS và các văn bản pháp luật có liên quan khơng quy định cụ thể những trường hợp nào thì TAND cấp tỉnh được phép lấy những vụ án của TAND cấp huyện lên để giải quyết mà chỉ quy định hai trường hợp:
lấy lên giải quyết theo đề nghị của TAND cấp huyện hoặc tự mình lấy lên giải quyết khi thấy cần thiết. Trên thực tế, không phải mọi trường hợp TAND cấp tỉnh đều có thể lấy vụ việc của Tòa huyện để giải quyết. Hành vi của TAND cấp tỉnh chỉ được chấp nhận khi có dấu hiệu như việc vận dụng pháp luật, chính sách có nhiều khó khăn, phức tạp; việc điều tra thu thập chứng cứ có nhiều khó khăn hoặc phải giám định phức tạp; đương sự là cán bộ chủ chốt ở địa phương, những người có uy tín trong tơn giáo mà xét thấy việc giải quyết của TAND cấp huyện khơng có lợi về chính trị hoặc vụ việc có liên quan đến Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án TAND cấp huyện. Bên cạnh đó, TAND cấp tỉnh cũng có thể lấy những vụ việc của TAND cấp huyện lên để xét xử theo yêu cầu của đương sự nếu xét thấy có lí do chính đáng.
2.3. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH THEO LÃNH THỔ VÀ QUYỀN LỰA CHỌN TỊA ÁN CỦA GIA ĐÌNH THEO LÃNH THỔ VÀ QUYỀN LỰA CHỌN TÒA ÁN CỦA
NGUYÊN ĐƠN
Vấn đề quyền lựa chọn Tòa án của nguyên đơn thực chất vẫn dựa trên và không trái với thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo lãnh thổ của Tòa án. Bên cạnh đó, vấn đề xác định thẩm quyền cũng dựa trên các nguyên tắc ưu tiên áp dụng mà khi đó, các chủ thể áp dụng pháp luật có thể dựa vào để xác định. Bởi vậy, khi nghiên cứu có thể gộp chung thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án và quyền lựa chọn Tòa án của nguyên đơn để đưa ra trình tự ưu tiên áp dụng như sau:
Thứ nhất, xác định thẩm quyền của Tòa án theo sự thỏa thuận của các đương
sự. Sở dĩ thỏa thuận của các đương sự được ưu tiên đầu tiên bởi bản chất của quan hệ pháp luật dân sự ln tơn trọng sự bình đẳng, tự do ý chí, tự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ. Theo điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp về HN&GĐ quy định tại Điều 28 BLTTDS năm 2015. Để được chấp nhận, thỏa thuận về thẩm quyền giải quyết này cần thỏa mãn các điều kiện: thỏa thuận phải trên tinh thần tự nguyện, không bị lừa dối, đe dọa, không bị tác động, chi phối bởi các yếu tố khác; sự thỏa thuận phải không trái pháp luật và đạo đức xã hội và phải đảm bảo đúng thẩm quyền theo cấp Tòa án (Ví dụ nếu vụ án có ngun đơn A cư trú tại huyện M của tỉnh N và bị đơn B cư trú tại huyện X của tỉnh Y. Nếu các bên thỏa thuận đưa vụ án tới Tòa án nơi nguyên đơn A cư trú thì
phải bảo đảm thẩm quyền của cấp Tòa án. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền Tịa án cấp huyện thì thỏa thuận chỉ được chấp nhận khi các đương sự thỏa thuận Tòa án huyện M của tỉnh N giải quyết27).
Thứ hai, xác định thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Để
tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự tham gia tố tụng, đồng thời giúp Tòa án giải quyết tranh chấp về HN&GĐ được nhanh chóng, hiệu quả, pháp luật TTDS Việt Nam cho phép nguyên đơn được lựa chọn Tòa án giải quyết, cụ thể trong các trường hợp: Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì ngun đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết; Nếu bị đơn khơng có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.
Thứ ba, Tịa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Tòa án nơi bị đơn cư
trú, làm việc. Trong trường hợp đương sự khơng có thỏa thuận, nơi cư trú hoặc trụ sở làm việc của bị đơn rõ ràng thì theo ngun tắc, Tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về HN&GĐ quy định tại Điều 28 BLTTDS năm 2015. Sở dĩ có quy định này là vì bị đơn được xem là chủ thể yếu thế hơn trong vụ án, thụ động hơn trước hành vi “tấn công pháp lý” của nguyên đơn nên thường có tâm lí chán nản, khơng muốn tham gia vụ kiện. Vì vậy, việc quy định theo hướng có lợi hơn cho bị đơn là cách tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc tham gia vụ kiện và đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS. Theo quy định tại BLDS năm 2015, nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xun sinh sống; trong trường hợp khơng xác định được nơi thường xuyên sinh sống của cá nhân thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống28. Cịn theo Luật cư trú năm 2020, nơi cư trú của công dân được xác định là cả nơi thường trú và nơi tạm trú29.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp bị đơn vừa có nơi thường trú, vừa có nơi tạm trú đã khiến Tòa án lúng túng khi xác định thẩm quyền. Theo quy định pháp luật hiện hành, việc khởi kiện ở nơi bị đơn thường trú hay tạm trú đều đúng. Trong các tình
27 Xem: Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 03/2012/NQ – HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.