tranh chấp về hôn nhân và gia đình
1.3.2.1. Cơ sở lý luận
Thứ nhất, việc xây dựng quy định về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết
tranh chấp HN&GĐ phù hợp với chủ trương của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp. Từ trước khi BLTTDS năm 2004 ra đời, vấn đề thẩm quyền của Tòa án trong các vụ việc dân sự nói chung đều chưa được xây dựng một cách cụ thể, chi tiết. Các quy định về thẩm quyền theo cấp, theo loại việc và theo lãnh thổ đều chưa được hình thành rõ ràng. Ở giai đoạn này, các quy phạm pháp luật thủ tục chưa được tập trung phát triển, gây ra nhiều khó khăn cho quá trình thực hiện pháp luật của các chủ thể. Vấn đề cải cách tư pháp được ghi nhận trong các Nghị quyết của Đảng từ năm 2002 và trọng tâm của vấn đề cải cách tư pháp được đặt ra tại Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Theo đó, một trong những yêu cầu nhiệm vụ cụ thể được đưa ra là “xác định rõ chức năng
là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân”15. Cũng trong thời gian này, BLTTDS năm 2004 có hiệu lực đã quy định theo hướng cụ thể về thẩm quyền giải quyết tranh chấp HN&GĐ của Tòa án, bước đầu thực hiện theo đúng mục tiêu mà Nghị quyết số 49 đề ra. Sau đó, đến BLTTDS năm 2015, các quy định này được sửa đổi, bổ sung, làm rõ thêm để phù hợp với mục đích xây dựng chế định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp HN&GĐ của Tòa án theo hướng rõ ràng, minh bạch, phù hợp với các nhiệm vụ và mục tiêu đề ra tại Nghị quyết của Đảng.
Thứ hai, việc xây dựng các quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp HN&GĐ của Tòa án căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án. Lý thuyết về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan Tòa án là tiền đề để các nhà làm luật xây dựng và trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp về HN&GĐ cho Tòa. Theo LTCTAND sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì hệ thống tổ chức của Tòa án được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử. Cụ thể, tổ chức TAND gồm có: TANDTC, TAND cấp cao, TAND tỉnh, TAND huyện. Theo đó, TAND tỉnh và TAND huyện đều có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ việc HN&GĐ. Ở mỗi cấp Tòa án sẽ có thẩm quyền khác nhau phù hợp với trình độ chuyên môn và phạm vi hoạt động. Về cơ bản, các tranh chấp về HN&GĐ thông thường thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp huyện bởi việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại TAND cấp huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự trong việc khởi kiện và tham gia vào quá trình tố tụng; ngược lại, phía Tòa án cũng thuận lợi hơn trong việc xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến tranh chấp. Trong trường hợp tranh chấp có nhiều yếu tố phức tạp mà Tòa án cấp huyện không thể giải quyết thì sẽ được thụ lý ở cấp Tòa án có thẩm quyền cao hơn là TAND cấp tỉnh. Như vậy, các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp HN&GĐ của Tòa án được xây dựng dựa trên đặc điểm về tổ chức và hoạt động của hệ thống TAND tại Việt Nam, thông qua những điều kiện thực tế về khả năng và mức độ hiệu quả khi tiến hành giải quyết công việc của mỗi Tòa án.
Thứ ba, xây dựng các quy định về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết
các tranh chấp HN&GĐ dựa trên các quyền tiếp cận công lý của công dân, quyền được bảo vệ bằng pháp luật và tự định đoạt của đương sự. Pháp luật Việt Nam luôn đề cao và tôn trọng quyền con người, quyền công dân. Tại Điều 3 Hiến pháp năm