Reference Element – Reference line (Định vị công trình theo đườngthẳng tham chiếu)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị do đạc điện tử phục vụ xây dựng các công trình đặc trưng trên vùng mỏ Quảng Ninh (Trang 45 - 49)

b. Cài đặt thông số liên quan đến đo khoảng cách (EDM)

1.6.4.Reference Element – Reference line (Định vị công trình theo đườngthẳng tham chiếu)

tham chiếu)

Chương trình này có thể dùng cho các cơng việc sau:

+ Chuyển điểm thiết kế ra thực địa dựa theo đường tham chiếu.

+ Dựng một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.

+ Kiểm tra tính song song, vng góc của hai hoặc nhiều đường thẳng.

+ Kiểm tra độ thẳng đứng của các bức tường trong thi công nhà cao tầng.

+ Lấy dấu trát tường và trang trí.

+ Kiểm tra tim cơng trình và các điểm giao nhau giữa các trục chính, trục

phụ trong xây dựng,v.v . . .

1.6.4.1. Định nghĩa đường tham chiếu (Đường chuẩn)

Đường thẳng tham chiếu có thể là chính đường gốc (một trục/ cạnh nào đó của cơng trình,v.v . . .) hoặc được xác định bằng cách tham chiếu tới đường thẳng gốc, đường thẳng tham chiếu có thể được dịch chuyển song song (tức khoảng cách Offset), theo chiều dọc (khoảng cách Line) hoặc theo chiều thẳng đứng (theo Height) so với đường gốc, hoặc quay quanh (Rotate) điểm gốc thứ nhất một góc cần thiết.

Đường gốc được xác định bởi hai điểm cơ sở. Tất cả các điểm có thể được đo, nhập bằng tay hoặc chọn từ trong bộ nhớ.

Hình 1.56. Đường thẳng tham chiếu

Trong hình vẽ:

+ Điểm 1 và 2 là hai điểm gốc

+ Đường thẳng 3 là đường thẳng gốc

+ Đường thẳng 4 là đường chuẩn.

1.6.4.2. Định vị cơng trình theo đường tham chiếu

Từ màn hình Menu chọn Prog Enter màn hình hiện ra như sau:

Hình 1.57. Màn hình vào định vị cơng trình

Nhấn F4 (Reference Element):

Hình 1.58. Màn hình định vị cơng trình

Tiếp theo người sử dụng cần làm các bước sau:

+ Bước 1: Set Job (Đặt tên công việc)

+ Bước 2: Set Station (Thiết lập điểm trạm máy)

+ Bước 3: Set Orientation (Thiết lập điểm định hướng)

Các bước này làm tương tự như các bước 1, 2, 3 của các chương trình

Hình 1.59. Chương trình định vị cơng trình theo đường thẳng

Tới đây tiếp tục ấn phím F2 (RefLine):

Hình 1.60. Đo điểm thứ nhất

Tiến hành tạo đường tham chiếu để định vị cơng trình hoặc để kiểm tra, có hai cách:

- Cách 1: Tạo đường tham chiếu bằng cách đo trực tiếp ngoài thực địa.

Như ta đã biết để tạo thành một đường thẳng thì ít nhất phải biết 2 điểm, nên để tạo đường tham chiếu ta phải đo tới 2 điểm gốc.

Từ màn hình 1.60, để đo tới điểm gốc:

+ Nhập tên điểm thứ nhất (Point 1)

+ Nhập chiều cao gương (hr)

Sau đó ngắm vào điểm gốc thứ nhất ấn F1 (ALL) để đo, màn hình hiện ra:

Hình 1.61. Đo điểm thứ hai

Tiến hành đo điểm thứ 2 làm tương tự như điểm thứ nhất, đo xong hai điểm màn hình hiện ra:

Hình 1.62. Đo hai điểm hồn thành

• Sử dụng ln đường gốc (baseline) vừa đo làm đường tham chiếu thì chỉ việc tiến hành đo kiểm tra (L&O) hoặc chuyển điểm thiết kế ra thực địa (StOut).

• Nếu muốn tạo đường thẳng tham chiếu dựa vào đường gốc thì nhập các

giá trị:

+ Dịch chuyển song song (tức theo khoảng cách Offset) so với đường

gốc.

+ Theo chiều dọc (khoảng cách Line) so với đường gốc.

+ Theo chiều thẳng đứng (theo Height) so với đường gốc.

+ Quay quanh (Rotate) điểm gốc thứ nhất một góc (nếu cần).

- Cách 2: Tạo đường thẳng tham chiếu bằng cách gọi điểm từ trong bộ nhớ

máy.

+ Để gọi điểm trong bộ nhớ ra làm điểm gốc thứ nhất thì từ hình 1.61

chỉ việc nhập tên điểm cần tìm rồi ấn (FIND) sau đó ấn (OK)

+ Chuyển sang điểm gốc thứ hai làm tương tự a. Line & Offset

Hình 1.63. ứng dụng Line & Offset

P0 : Trạm máy P3 : Điểm đo

P1, P2: Điểm đầu và điểm cuối P4 : Điểm tham chiếu

d1 : Khoảng cách Offset d2 : Khoảng cách theo trục dọc

ứng dụng “Line & Offset” hỗ trợ tính tốn ra vị trí tương đối của điểm đo so với

đường chuẩn bằng cách hiển thị các yếu tố lệch trục, lệch ngang, chênh cao. Chênh cao được tính tốn so với độ cao tham chiếu:

Hình 1.64. Chênh cao giữa các điểm so với độ cao tham chiếu

P1 : Điểm bắt đầu P2, P3 : Điểm đích

a : Độ cao tham chiếu

d1 : Chênh cao giữa điểm bắt đầu và độ cao tham chiếu d2 : Chênh cao giữa điểm P2 và độ cao tham chiếu d3 : Chênh cao giữa điểm P3 và độ cao tham chiếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị do đạc điện tử phục vụ xây dựng các công trình đặc trưng trên vùng mỏ Quảng Ninh (Trang 45 - 49)