Qui hoạch mặt bằng công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị do đạc điện tử phục vụ xây dựng các công trình đặc trưng trên vùng mỏ Quảng Ninh (Trang 82 - 84)

b. Bố trí trục nghiêng

2.4.Qui hoạch mặt bằng công nghiệp

Qui hoạch mặt bằng công nghiệp là tạo một bền mặt phẳng để xây dựng trên đó các nhà cửa, cơng trình cơng nghiệp, đường giao thơng, v.v…. Mặt bằng cơng nghiệp có thể nằm ngang hoặc nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang một góc nào đó. Nội dung cơng tác trắc địa phục vụ qui hoạch mặt bằng công nghiệp bao gồm cơng việc sau đây:

1. Bố trí thực địa biên giới mặt bằng công nghiệp

2. Thành lập mạng lưới thi công xây dựng trên phạm vi mặt bằng công nghiệp.

4. Xác định hiệu độ cao giữa độ cao thiết kế và độ cao thực té tại từng điểm của mạng lưới thi công xây dựng.

5. Xác định khối lượng cần phải đào đi hoặc đắp vào trên mặt bằng công nghiệp.

6. Đo vẽ hồn cơng mặt bằng cơng nghiệp đã qui hoạch.

Mặt bằng công nghiệp được thiết kế trên các bản đồ địa hình hoặc các bình đồ tổng hợp. Biên giới của mặt bằng cơng nghiệp được vạch rõ trên các bản thiết kế đó. Nhiệm vụ của trắc địa là phải bố trí biên giới của mặt bằng thiết kế này trên thực địa. Để giải quyết được nhiệm vụ đó, trắc địa phải thành lập một đường chuyền kinh vĩ khép kín, bao quanh khu vực mặt bằng cơng nghiệp.

Thơng qua đo đạc và tính tốn xác định tọa độ của các điểm đườn chuyền kinh vĩ. Các điểm này là cơ sở để bố trí các yếu tố, xác định chính xác biên giới mặt bằng cơng nghiệp, v.v…

Để bố trí các yếu tố cơng trình, phải xây dựng lưới thi cơng. Lưới thi cơng là tập hợp điểm được bố trí trên phạm vi mặt bằng cơng nghiệp. Tùy thuộc vào địa hình mà lưới thi cơng có thể thành lập theo dạng lưới hình chữ nhật hoặc lưới ô vuông. Thông thường, cạnh của các ô chữ nhật hoặc ơ vng có chiều dài từ 10-30 mét tùy thuộc vào địa hình và diện tích lớn nhỏ của mặt bằng qui hoạch (hình 2.13). Các điểm của lưới thi cơng được bố trí bằng các cọc góc trên đó có đóng đinh nhỏ làm tâm. Sau khi đã bố trí xong lưới thi cơng ngồi thực địa, ta tiến hành đo cao hình học để xác định tọa độ cao các điểm của lưới. Nếu gọi độ cao thực tế của các điểm lưới xây dựng là H1. H2, H3, v.v… và độ cao thiết kế của mặt bằng công nghiệp là H0, thì hiệu độ cao giữa chúng sẽ bằng

∆H1 = H1- H0 ∆H2 = H2- H0

……………..

Nếu ∆H mang dấu gương (nghĩa là độ cao thực tế lớn hơn độ cao thiết kế) thì tại điểm đó cần phải đào đi; nếu ∆H mang dấu âm (nghĩa là độ cao thực tế nhỏ hơn độ cao thiết kế) thì tại đó cần phải đắp vào. Từ các số liệu đó có thể xác định khối lượng cần phải đào đi hoặc đắp vào cho từng ô vng. Bộ phận thi cơng sẽ dựa vào đó để san gạt đào đắp, chuyển một khu đất gồ ghề lồi lõm thành một bề mặt bằng phẳng có độ cao theo thiết kế thích hợp cho việc xây dựng các nhà cửa, đường giao thơng, các cơng trình cơng nghiệp, v.v…

Hình 2.13. Quy hoạch mặt bằng công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị do đạc điện tử phục vụ xây dựng các công trình đặc trưng trên vùng mỏ Quảng Ninh (Trang 82 - 84)