Chiếu các điểm của lưới bố trí cơ sở và chuyển độ cao từ mặt bằng gốc lên các mặt sàn tầng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị do đạc điện tử phục vụ xây dựng các công trình đặc trưng trên vùng mỏ Quảng Ninh (Trang 113 - 119)

- Sai số giói hạn trên mặt bằng của điểm trục chi tiết so với cạn hô vuông gần nhất không vượt quá ±10mm.

5.Chiếu các điểm của lưới bố trí cơ sở và chuyển độ cao từ mặt bằng gốc lên các mặt sàn tầng.

các mặt sàn tầng.

a. Chiếu các điểm của lưới cơ sở (chuyền trục) lên các mặt sàn tầng

+ Chiếu các điểm bằng máy toàn đạc điện tử

Để đảm bảo độ thẳng đứng của toà nhà trên suốt chiều cao cần xây dựng theo thiết kế, các trục công trình tại tất cả các tầng xây dựng đều phải được xác định vị sao cho cùng nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng đi qua các trục tương ứng trên mặt bằng gốc. Điều này cũng có nghĩa là các điểm của lưới bố trí cơ sở đã lập trên mặt bằng gốc cần được chuyển lên mặt sàn thi công xây dựng các tầng theo một đường thẳng đứng.

- Đối với công trình cao tầng, khi cố định trục, cọc định vị được bố trí sao cho góc nghiêng khi chuyển trục nhỏ hơn 30° để thuận tiện cho các thao tác khi chuyển trục bằng máy toàn đạc điện tử. Khi chuyển trục A - A’ đặt máy toàn đạc điện tử tại

điểm PA1'. Định hướng về điểm PA1, chuyển được điểm A1 lên tầng. Chuyển máy tới

phía đối xứng của công trình, làm tương tự, chuyển được điểm A2 lên tầng. Trục A-

A đã được chuyển lên tầng (hình 3.14a). Tương tực đặt máy ở 1, chuyển được trục 1-1’ lên tầng.

Trong trường hợp không thể đặt máy ở hai phía của công trình, giao điểm của hai trục trên tầng có thể được xác định bằng máy toàn đạc điện tử kết hợp dọi (hình 3.14b). Điểm A ở mép tường công trình được xác định trực tiếp bằng máy kinh vĩ. Điểm A’ được xác định băng máy toàn đạc điện tử kết hợp với dọi. Tương tự làm

như vậy với trục 1 - 1 . Giao điêm A-A’ và 1-1’ là điểm cânchuyển lên tầng.

Trường họp tại cọc định vị không thể đặt máy toàn đạc điện tử. Vì lý do nào đó trong quá trình thi công công trình, có thể chuyển trục lên tầng bằng hai máy toàn đạc điện tử. Khi chuyển trục lên tầng, chọn hai điểm đặt máy toàn đạc điện tử ở hai bên đối xứng với cọc định vị A, đang bị vướng chướng ngại sao cho các điểm

đặt máy và dấu mốc trên tường tạo thành gần tam giác đều là tốt nhất (hình

3.15a,b). Máy toàn đạc điện tử đặt tại điểm AT kết hợp với dấu mốc A’ trên tường,

xác định được hướng ATA’ trên tầng. Máy toàn đạc điện tử đặt tại điểm Ap kết hợp

với dấu mốc A’ trên tường, xác định được hướng ApA’ trên tầng. Giao của hai

hướng, xác định được điểm A của trục A-A trên tâng.

Trục chuyển lên tầng phải kiểm tra lại. Khi chuyển trục bằng máy toàn đạc điện tử thường đạt độ chính xác 1: 6000 đến 1: 4000. Sau khi kiểm tra khoảng cách giữa các trục, cần kiểm tra độ vuông góc của các trục. Khi kiểm tra độ vuông các trục trên tầng thường thực hiện bằng cách đo các đường chéo.

Sai số chuyển trục lên tầng bằng máy toàn đạc điện tử gồm các nguồn sai số sau:

Sai số do máy. Khi đo trục quay ống kính không nằm ngang, trục quay máy không thẳng đứng.

Sai số ngắn

Sai số định tâm máy

Sai số cố định điểm và các nguồn sai số khác

Khi chuyển trục lên tầng ở hai vị trí ống kính, sai số ống kính tính theo công thức

Trong đó:

H- Chiều cao tầng chuyển trục tới mặt đất

τ - Độ nhạy ống thuỷ dài

Vx Độ phóng đại của ống kính

L- Khoảng cách từ máy toàn đạc điện tử tới chân công trình e- Sai số định tâm máy

h- Độ cao từ dấu mốc trên tường tới tầng cần chuyển trục mCĐ - Sai số cố định điểm.

Hình 3.14a, b Dùng máy toàn đạc điện từ chuyến trục lên tầng

Hình 3.15a, b Dùng 2 máy toàn đạc điện tử để chuyển trục lên tầng chuyển trục lên tầng

+ Chiếu các điểm bằng máy chiếu đứng

Đối với các cao tầng có chiều cao lớn được xây dựng ở nước ta hiện nay, các phương pháp thông thường áp dụng với công trình có chiều cao không lớn (5-7 tầng) như phương pháp chiếu trục bằng tia ngắm của máy toàn đạc điện tử, chuyển toạ độ lên cao theo phương pháp đo toạ độ bằng máy toàn đạc điện tử... đều gặp khó khăn và không thể áp dụng được. Giải pháp thông dụng và chắc chán nhất ià sử dụng các máy chiếu đứng để chiếu chuyển các tâm toạ độ lên cao theo đường thẳng đứng.

Khi làm việc với các máy chiếu đứng được đặt tại các điểm cơ sở trên mặt bằng tầng gốc, thông qua các số đọc trên tấm lưới chiếu toạ độ (Tấm aletka) được gắn trên mặt các lỗ hổng được chừa ra tại các sàn tầng phía trên (Lấy số đọc ở 4 vị trí thị kính 0° 90°, 180°,270°) ta sẽ xác định được vết của đường ngắm thẳng đứng trên tấm Paletka. Đó chính là vị trí tương ứng của điểm lưới cơ sở tại mặt sàn của tầng thi công.

Khi chiếu điểm bằng các máy chiếu đứng cần lưu ý các điểm sau:

Ở các máy chiếu đứng loại ZL (Chỉ có chức năng chiếu thiên đỉnh) thì việc chiếu thẳng đứng xuống tâm mốc ở phía dưới được thực hiện thông qua hệ thống lăng kính của bộ phận định tâm quang học được lắp ráp tách biệt với hệ thống lăng kính chiếu điểm trong máy. Điều này dẫn tới điều kiện trùng hợp giữa hai tia ngắm nói trên (Chiếu thiên đỉnh và chiếu thiên đế) là khó đảm bảo được do các sai số lắp ráp chế tạo. Do vậy trong trường hợp cần chiếu điểm với độ chính xác cao, tại mỗi điểm chiểu ta cần thực hiện chiếu điểm ở ba vị trí của đế máy.

Các máy chiếu đứng tự động tạo nên tia ngắm thẳng đứng bằng cơ cấu điều hoà làm việc theo nguyên lý con lắc treo, trong đó bộ phận cơ bản là lăng kính tam giác được treo trên các sợi kim loại mảnh. Với các máy chiếu đã qua quá trình sử dụng và vận chuyển, sự vặn xoắn và biến dạng của các sợi dây kim loại có thể làm cho độ chính xác chiếu điểm sẽ không còn đúng như lý lịch máy. Thêm vào đó khi chiều cao tăng lên thì hình ảnh của lưới chiếu cũng kém rõ ràng hom. Trong các trường hợp này, ta không nên chiếu điểm theo phương pháp “Chiếu xuyên suốt” từ mặt bằng gốc mà nên áp dụng theo phương pháp “Chiếu phân đoạn” (Hay còn gọi là chiếu tuần tự theo bậc) với chiều cao của mỗi đoạn trong khoảng (10-15) tầng.

Sau khi chiếu các điểm của lưới cơ sở lên các tầng thi công xây dựng, trước khi sử dụng chúng vào công việc bố trí chi tiết các trục trên mặt sàn tầng, cần phải tiến hành đo kiểm tra lưới một cách cẩn thận bằng việc đo lại giá trị của các góc và các cạnh trong lưới với độ chính xác như đã đo đối với lưới cơ sở trên mặt bằng gốc. Trong thực tế thi công xây dựng hiện nay, vữa bê tông để đổ các cột và sàn của các nhà cao tầng đều có thêm phụ gia đông cứng nhanh, do vậy chỉ ngay sau khi bê tông bề mặt sàn se khô, các đơn vị thi công xây dựng đã có thể tập kết lên trên đó các vật liệu xây dựng như sắt thép, cốt pha, giàn giáo...

Như vậy, để tránh bị cản trở đối với các công việc đo lại các góc và các cạnh của lưới đã được chuyển lên thì công việc chiếu điểm luôn luôn phải đi trước, tiến hành một cách khẩn trương nhưng cũng phải hết sức thận trọng.

hiện hành vêc các công tác trắc địa trong xây dựng của Cộng hoà liên bang Nga xuất bản năm 1998, sai số việc chuyển toạ độ của các điểm cơ sở của lưới trục công trình trên mặt bằng gốc và độ cao lên các mặt bằng các tầng thi công xây dựng trên cao được ấn định tuỳ thuộc vào chiều cao của mặt bằng thi công xây dựng và được nêu trong bảng theo quy phạm này, các độ lệch giới hạn (cho phép) 5 được xây dựng theo công thức:

δ = t.m (3.0)

Trong đó t có giá trị bằng 2;2.5;3 và được ấn định trước trong bản thiết kế xây dựng hoặc bản thiết kế các công tác trắc địa, tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng và mức độ phức tạp của từng công trình, m là sai số trung phương được lấy theo bảng sau.

Bảng 3.3 Sai số trung phương đối với chiều cao mặt bằng tổ chức xây dựng

Các sai số Chiều cao của mặt

Bằng tầng tổ chức xây dựng (m)

< 15 15-16 60-100 100-200

Sai số trung phương chuyển các điểm, các

trục (mm) 2 2.5 3 4

Sai sô trung phương xác định độ cao

trên mặt bằng thi công xây dựng so với mặt bằng gốc 3 4 5 5

Như vậy, sai lệch của điểm toạ độ và của độ cao được chuyển lên mặt bằng thi công xây dựng của các tầng phải nằm trong giới hạn được tính theo công thức (3.0).

b. Chuyền độ cao lên các tầng thi công xây dựng

Trong xây dựng các nhà cao tầng hiện nay, biện pháp thông dụng và cũng là chắc chắn nhất cho việc chuyển độ cao từ mốc độ cao ờ mặt bằng gốc công trình lên các tầng xây dựng trên cao vẫn là phương pháp thuỷ chuẩn hình học

kết hợp với

thước thép được thả treo thẳng đứng. Sơ đồ chuyền độ cao lên tầng được nêu trên (hình 3.17 a, b)

Theo sơ đồ này cần sử dụng hai máy thuỷ bình đặt tại mặt bằng gốc (hoặc tại mức sàn tầng nào đó) và đặt tại sàn tầng cần chuyển độ cao lên. Thông qua các số đọc a1 và a2 trên các mia được đặt tại các mốc R0 và mốc độ cao thi công Ri

trên tầng thứ i, kết hợp với các số đọc bl và b2 trên thước thép treo, ta xác định

được độ cao Hicủa mốc độ cao thi công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị do đạc điện tử phục vụ xây dựng các công trình đặc trưng trên vùng mỏ Quảng Ninh (Trang 113 - 119)