b. Bố trí trục nghiêng
2.5. Cơng tác bố trí chi tiết cơng trình
Nhà cửa và các cơng trình cơng nghiệp được xây dựng trên mặt bằng cơng nghiệp. Trắc địa có nhiệm vụ phải bố trí các yếu tố hình học của chúng trên thực địa một cách chính xác bảo dảm cho cơng tác thi công đúng theo yêu cầu thiết kế. Cơng tác bố trí các yếu tố chi tiết của nhà cửa và cơng trình trên thực địa phải dựa vào các bản sơ đồ riêng cho từng loại. Sơ đồ được sao vẽ lại từ các bình đồ thiết kế tổng
hợp. Trên sơ đồ này cần ghi rõ các số liệu cần thiết cho cơng tác bố trí như: tọa độ điểm, góc bằng, chiều dài, độ cao, v.v… (hình 2.14).
Khi bố trí nhà và cơng trình trên thực địa đầu tiên ta bố trí tâm và các trục chính của nó. Từ tâm và các trục chính đó để bố trí các chi tiết khác. Hình vẽ minh họa trường hợp bố trí móng một ngơi nhà.
Trên hình vẽ: 0 là tâm của móng nhà, là giao điểm của hai trục chính KM và LN.
Cơng tác bố trí móng nhà được tiến hành sau:
1. Đặt máy kinh vĩ tại điểm A bố trí trên thực địa góc bằng βA và chiều dài dA (phương pháp tọa độ độc cực) ta sẽ xác định được điểm 0.
Đặt máy tồn đạc điện tử tại điểm 0 bố trí cá góc bằng β0 và (β0 + 900) sẽ xác
định được hai trục chính KM và LN của móng nhà. Để phục vụ lâu dài việc theo dõi, kiểm tra trong q trình thi cơng, các điểm K, M, N, L cần bố trí xa ngồi phạm vi móng nhà tránh bị phá hoại hoặc dịch chuyển do ảnh hưởng của cơng tác thi cơng xây dựng.
Hình 2.14. Sơ đồ bố trí móng nhà
4. Từ các điểm k, l, m, n dùng phương pháp giao hội góc hoặc phương pháp tọa độ độc cực xác định các điểm I, II, III, IV. Bằng cách đó để bố trí các trục của móng nhà.
5. Từ các trục móng nhà, dựa theo các số liệu kích thước của móng để bố trí các chi tiết khác như biên giới tường, biên giới hố móng, v.v…
Đường biên móng nhà được giới hạn bằng các dây căng điểm giữa các điểm đánh dấu trên cọc ngựa, bộ phận thi cơng dựa vào đó để đào và xây móng. Giao điểm của các dây này xác định các góc móng nhà. Khi cần kiểm tra phải dùng dây dọi treo tại các điểm cắt đó( hình 2.15). Trong q trình thi cơng, trắc địa phải thường xun kiểm tra kích thước, độ sâu móng. Trong trường hợp cần thiết, phải tiến hành đo cao hình học xác định độ cao của móng, điều chỉnh những sai lệch bảo đảm đúng độ cao đã quy định trong thiết kế.
CHƯƠNG 3