Phương pháp giao hội cạnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị do đạc điện tử phục vụ xây dựng các công trình đặc trưng trên vùng mỏ Quảng Ninh (Trang 79 - 81)

Phương pháp giao hội cạnh dựa trên việc xác định điểm L, là điểm cắt của hai cung trịn có bán kính d1 và d2 vẽ từ tâm A và B. Giá trị của d1 và d2 được tính từ tọa độ của ba điểm A, B và L

d1= (YL- YA)2+(XL- XA)2

Hình 2.9. Bố trí điểm đã biết tọa độ bằng phương pháp giao hội cạnh

Phương pháp này chỉ sử dụng khi giá trị d1 và d2 ngắn hơn chiều dài của thước thép trong điều kiện địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho việc đo chiều dài.

2.3.4. Bố trí điểm đã biết độ cao

Giả sử phải bố trí ngồi thực địa điểm B có độ cao HB cho trước, theo thiết kế. Muốn bố trí được điểm B cần dựa vào mức độ cao A đã biết độ cao HA ngoài thực địa (hình 7.10). Đặt máy thủy bình giữa hai điểm A và B, đọc số trên mia đặt tại điểm A. Gọi số đọc trên mia đặt tại điểm A và a, ta xác định được độ cao Hm của tia ngắm máy thủy bình là:

Hm = HA + a

Nếu độ của điểm B là HB thì số đọc b trên ma đặt tại B sẽ là: B = Hm - Hn

Hình 2.10. Bố trí điểm đã biết độ cao ra thực địa

Di chuyển theo chiều thẳng đứng cho đến khi dây chỉ giữa của màng dây chỉ chữ thập chỉ số đọc trên mia bằng b, chân mia sẽ là vị trí điểm B cần tìm.

2.3.5. Bố trí trục thẳng và trục nghiêng ra thực địaa. Bố trí trục thẳng a. Bố trí trục thẳng

Giả sử phải bố trí trên thực địa một trục thẳng 1-4, cho biết tọa độ điểm 1 là X1, Y1 và góc phương vị trục là α1-4.

Để bố trí trục cần phải dựa vào các điểm khống chế trắc địa A và B có tọa độ xác định trên thực địa. Đặt máy kinh vĩ tại điểm A, đo góc BA1= β1, từ điểm A đo chiều dài A-1 = d sẽ xác định được điểm 1 là điểm đầu của trục. Chuyển máy kinh vĩ đến điểm 1, đo góc A14 = β2 sẽ xác định được hướng trục 1-4. Trong trường hợp phải kéo dài trục 1-4, ta đặt máy kinh vĩ tại điểm 4 và đặt góc bằng 1800 ở hai vị trí của ống kính (hình 2.11).

Giá trị các góc bằng β 1, β 2 và chiều dài d được xác định bằng phương pháp giải tích hoặc bằng phương pháp đồ giải từ thiết kế trên các bình đồ tổng hợ, tùy vào độ chính xác u cầu.

Hình 2.11. Bố trí trục thẳng trên thực địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị do đạc điện tử phục vụ xây dựng các công trình đặc trưng trên vùng mỏ Quảng Ninh (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w