Các thiết bi đo đac điên tử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị do đạc điện tử phục vụ xây dựng các công trình đặc trưng trên vùng mỏ Quảng Ninh (Trang 101 - 102)

- Sai số giói hạn trên mặt bằng của điểm trục chi tiết so với cạn hô vuông gần nhất không vượt quá ±10mm.

1.Các thiết bi đo đac điên tử

Từ năm 1960, người ta đã định nghĩa lại mét chuẩn là: Mét được tính theo bội số lần của độ dài bước sóng ánh sáng da cam của nguyên tố Krypton theo công thức:

lm = 1650 763.73λ

Nguyên lý cơ bản của đo đài điện tử là dựa trên cơ sở xác định thời gian lan truyền của sóng điện từ trong khoảng cách cần đo. Khi đo được thời gian lan truyền và biết được vận tốc lan truyền sóng chúng ta sẽ xác định được khoảng cách đo.

Các máy đo đài điện tử được chia thành 2 nhóm chính, dựa vào đặc tính lan truyền sóng điện từ và của tín hiệu sóng tải đo.

Nhóm thứ nhất gọi là các máy đo dài sóng ngắn (Microwave EDM), sử dụng

các sóng có bước sóng λ0 cỡ 3cm. Trong nhóm này chỉ có loại máy Tellurometer

Model MRA-4 là sử dụng tín hiệu có bước sóng λ0=8mm.

Nhóm thứ hai là các mảy đo dài quang điện, sử dụng tín hiệu ở dải bước song

gần với hồng ngoại làm song tải. Trong nhóm này người ta sử dụng các thiết bị tạo laser helium - neon (He-Ne) với bước sóng λ0 = 0,63 µm hoặc với diot Galium -

Arsenide (Ga-As) để tạo ra tia nhìn thấy có bước sóng λ0=0,9µm. Chỉ có thiết bị đo Mekometer sử dụng nguồn tia khác đó là ánh sáng Xenon được tạo ra với bước

sóng λ0 cỡ 0,43µm.

Nói chung, các máy sử dụng tín hiệu với bước sóng càng ngắn thì có độ chính xác đo càng cao. Vì thế, các máy đo dài sóng ngắn có độ chính xác thấp hơn các máy đo dài quang điện. Nhưng ngược lại các tín hiệu có bước sóng dài hơn lại có độ xun tốt hơn trong mơi trường sương mù. Chính vì thế các máy đo dài sóng ngắn được sử dụng để đo khoảng cách dài trong điều kiện khí tượng xấu, còn các

máy đo dài quang điện được sử dụng trong điều kiện nhìn thấy giữa các điểm đo

tốt.

Các máy sử dụng tia hồng ngoại, có đặc điểm chung là do tia sáng rất yếu nên chiều dài tối đa đo được thường ngắn hơn các máy khác (thường chỉ trong khoảng 1 đến 3 km tùy thuộc vào chủng loại, loại trừ thiết bị laser hồng ngoại đã dùng cho máy toàn đạc điện tử HP - 3820).

Tất cả các thiết bị đo dài điện từ dùng trong trắc địa đã sử dụng tia bức xạ điều biến để đo khoảng cách. Bước sóng của tín hiệu điều biến được gọi là bước sóng chuẩn (pattern wavelength), được coi như là đơn vị để đo khoảng cách. Các máy khác nhau sử dụng các bước sóng chuẩn khác nhau, có chiều dài từ vài mét đến 40

mét tuỳ thuộc vào loại máy, loại trừ máy Mekometer đã sử dụng bước sóng λ =

60cm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng thiết bị do đạc điện tử phục vụ xây dựng các công trình đặc trưng trên vùng mỏ Quảng Ninh (Trang 101 - 102)