1.2 VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG
1.2.4.3 Nguyên tố kali
Đặc điểm của kali
Kali là nguyên tố có nhiều trong tế bào, 97% lượng kali của cơ thể tập trung trong dịch nội bào và 2-3% có trong dịch ngoại bào, bao gồm dịch trong lịng mạch và dịch trong khoảng kẽ. Nồng độ Kali trong tế bào khoảng 145 - 150 mmol/l và Kali trong dịch ngoại bào là từ 3,5 – 5,0 mmol/l. Nồng độ kali trong hồng cầu cao gấp 28-35 lần trong huyết tương. Vì khó đo được kali nội bào nên nồng độ kali được theo dõi qua dịch nội mạch hay huyết tương.
Độ dao động kali trong huyết tương hay huyết thanh hẹp, do đó nồng độ kali huyết tương nằm ngồi giới hạn bình thường có thể đe dọa tính mạng. Nồng độ kali < 2,5 mmol/l hay > 7 mmol/l có thể gây ngừng tim vì vậy cần theo dõi chặt chẽ nồng độ kali. Trong trường hợp suy thận kali không được đào thải qua nước tiểu làm nồng độ kali tăng lên trong huyết tương. Bệnh nhân chạy thận khi lọc máu kali thẩm thấu theo dịch lọc ra ngồi làm giảm kali trong huyết tương, do đó bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ nồng độ kali [19].
Vai trò chức năng của kali
Thúc đẩy dẫn truyền xung động thần kinh, gây co cơ vân, cơ trơn và cơ tim. Tham gia điều hòa độ thẩm thấu của dịch nội bào. Kali giữ vai trò điều hòa phân phối nước giữa máu và các mô trong cơ thể. Tăng cường hoạt động của men lên chuyển hóa tế bào. Tham gia duy trì thăng bằng kiềm toan. Thiếu kali kết hợp với nhiễm kiềm và thừa kali kết hợp với nhiễm toan [19, 44].
Mất cân bằng kali
Bình thường lượng kali nhập vào cơ thể tương đương lượng kali được bài xuất ra do cơ thể ít dự trữ trong cơ thể. Thận là cơ quan chủ yếu thực hiện nhiệm vụ bài xuất kali và thiết lập nên sự cân bằng của kali trong cơ thể, 80-90% kali được bài tiết qua thận, 10-20% được bài tiết qua phân, do đó thận điều hịa cân bằng kali trong cơ thể. Kali giữa nội bào và ngoại bào được hoán đổi liên tục, tế bào luôn nhân được các ion kali mới.
Thiếu kali làm giảm tốc độ co cơ, yếu cơ, giảm nhu động ống tiêu hóa khi mà nặng có thể gây liệt ruột. Thiếu kali làm rối loạn nhịp tim, lú lẫn, phản xạ gân sâu giảm, trầm cảm…
Thừa kali trong cơ thể ở mức độ nhẹ đến vừa gây kích thích cơ, trong khi tăng kali máu nặng gây yếu cơ. Khi nồng độ kali huyết thanh tăng đến 6,0mmol/l gây tê cứng, đau nhói, cơ tim nhão và giãn, rối loạn nhịp tim rõ ràng. Nếu cao hơn 7,0 mmol/l có thể gây ngừng tim [44].
Nhu cầu hằng ngày
Kali có hầu hết trong tất cả trong thức ăn. Những thức ăn giàu kali bao gồm: Rau, hoa quả, hạnh nhân, chuối, đậu nàng, chà là, nấm, thịt.... nên sự thiếu hụt kali do chế độ ăn uống là hầu như không thể xảy ra, trừ trường hợp bệnh nhân nhịn đói, kém ăn hoặc khơng ăn uống được.
Lượng kali cần thiết bình thường mỗi ngày là 40 - 60mmol/l. Cơ thể dự trữ rất ít kali do đó hàng ngày cần bổ sung kali từ bên ngoài vào.