Kết quả nồng độ các chất điện giải ở các nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi các nguyên tố vi lượng ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo 14 (Trang 65 - 68)

Bảng 3.6. Nồng độ natri, kali và canxi ion ở các nhóm nghiên cứu.

Chỉ số

Nồng độ (mmol/l)

( ± SD)

Nhóm chứng Trước lọc máu Sau lọc máu

Natri 138,46 ± 2,47 135,86 ± 4,34A1 135,96 ± 3,27A1,B1

Kali 3,81 ± 0,19 4,24 ± 0,62A1 3,29 ± 0,39A1,B2

Canxi ion 1,16 ± 0,06 1,12 ± 0,12A2 1,39 ± 0,07A1,B2

A1: so sánh với nhóm chứng (P<0,001); A2: so sánh với nhóm chứng (P<0,05); B1: so sánh với nhóm trước lọc (P>0,05); B2: So sánh với nhóm trước lọc (P<0,0001).

Hình 3.4. So sánh nồng độ Natri giữa các nhóm nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 3.6 và hình 3.4 cho thấy nồng độ natri của nhóm chứng là 138,46 ± 2,47 mmol/l cao hơn nhóm bệnh nhân chạy thận trước lọc máu 135,86 ± 4,34 mmol/l và sau lọc máu 135,96 ± 3,27 mmol/l và có ý nghĩa thống kê với P < 0,001. Tuy nhiên, giữa hai thời điểm trước lọc máu và sau lọc máu của bệnh nhân chạy thận chu kỳ khơng có sự khác biệt về nồng độ natri.

Trong nghiên cứu này nồng độ natri trước lọc máu trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 135,86 ± 4,34 mmol/l, kết quả này cao hơn kết quả của Đặng Thị Luyến nghiên cứu về một số chỉ số sinh hóa liên quan đến chạy thận nhân tạo là 131,74 ± 7,8 mmol/l [15]. 138.46 135.86 135.96 134 135 136 137 138 139 Nhóm chứng Trước lọc Sau lọc mmol/l

Như vậy, nồng độ natri của bệnh nhân chạy thận thấp hơn nhóm chứng và khơng có sự thay đổi nồng độ natri trước và sau lọc máu.

Hình 3.5. So sánh nồng độ kali giữa các nhóm nghiên cứu.

Kết quả từ bảng 3.6 và hình 3.5 cho thấy nồng độ kali của nhóm bệnh nhân chạy thận trước lọc máu (4,24 ± 0,62 mmol/l) cao hơn nhóm chứng (3,81 ± 0,19 mmol/l) có sự khác biệt rõ ràng và có ý nghĩa thống kê với (P < 0,001), điều này là phù hợp với lâm sàng và tình trạng của bệnh nhân do thận khơng tự đào thải được kali ra ngồi do vậy kali bị ứ đọng lại trong cơ thể. Nồng độ kali trước lọc máu của bệnh nhân chạy thận trong nghiên cứu này tương đương với kết quả của Nguyễn Đức Thanh nghiên cứu về lọc máu bằng thận nhân tạo (4,3 ± 0,59 mmol/l)[21] Và thấp hơn kết quả của Đặng Thị Luyến (4,79 ± 1,23 mmol/l) [15].

Nồng độ kali sau khi lọc máu (3,29 ± 0,39 mmol/l) giảm đáng kể so với trước lọc máu với (P < 0,0001), do cần đào thải kali ra khỏi cơ thể để tránh biến chứng do tăng kali đối với cơ thể, đồng thời giữ thăng bằng nước điện giải. Nồng độ kali sau lọc máu giảm 22,4% so với trước lọc máu, kết quả này cao hơn kết quả của Đặng Thị Luyến nghiên cứu trên 90 bệnh nhân chạy thận có nồng độ kali sau lọc máu là 12,73% [15]. Vì vậy trong quá trình lọc máu người ta điều chỉnh dịch lọc máu sao cho nồng độ kali thấp, phù hợp để kali trong cơ thể được đào thải ra ngoài. Kết quả nồng độ kali giảm rõ rệt sau khi lọc máu.

3.81 4.24 3.29 0 1 2 3 4 5 Nhóm chứng Trước lọc Sau lọc mmol/l

Hình 3.6. So sánh nồng độ canxi ion giữa các nhóm

Kết quả trình bày ở bảng 3.6 và hình 3.6 cho thấy nồng độ canxi ion ở nhóm chứng (1,16 ± 0,06 mmol/l) và nhóm trước lọc máu (1,12 ± 0,12 mmol/l) nồng độ canxi ion giảm rõ ,có sự khác biệt và có ý nghĩa thống kê với (P < 0,05), điều này là do bệnh nhân bị suy thận nên canxi khơng được tái hấp thu nên thốt ra ngoài nhiều. So sánh giữa nhóm trước lọc máu và sau lọc máu (1,39 ± 0,07mmol/l) có sự khác nhau đáng kể (P<0,0001), tuy nhiên chúng tôi chưa thấy nghiên cứu nào để so sánh nồng độ canxi ion hóa ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Nhóm sau lọc máu cao hơn nhóm trước lọc máu rõ ràng do trong dịch lọc máu có bổ sung nồng độ canxi khá cao khoảng 6,0 mmol/l, mục đích để cung cấp, bổ sung canxi cho bệnh nhân trong quá trình lọc máu, vì khi lọc máu lượng canxi thốt theo dịch lọc ra ngoài rất nhiều do vậy cần cung cấp canxi cho bệnh nhân trong q trình lọc nếu khơng bệnh nhân sẽ bị hạ canxi gây co giật, co rút, cứng cơ do thiếu canxi. Theo Nguyễn Vĩnh Hưng và Nguyễn Bảo Ngọc thì bệnh nhân chạy thận càng lâu càng bị thất thoát canxi nhiều và ảnh hưởng đến xương, bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối đều có tổn thương xương song phần lớn đều chỉ ở mức độ nhẹ khi bắt đầu lọc máu. Bệnh nhân lọc máu càng lâu thì triệu chứng về bệnh xương xuất hiện ngày càng nhiều và ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân [8].

Như vậy, nồng độ canxi ion hóa ở bệnh nhân chạy thận thấp do thận khơng có khả

1.16 1.12 1.39 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 Nhóm chứng Trước lọc Sau lọc mmol/l

năng tái hấp thu. Tuy nhiên, khi lọc máu thì được bổ sung từ dung dịch ngoại nên hàm lượng canxi ion hóa tăng lên rõ rệt sau lọc máu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi các nguyên tố vi lượng ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo 14 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)