So sánh nồng độ ure giữa các nhóm theo thời gian chạy thận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi các nguyên tố vi lượng ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo 14 (Trang 68)

Qua bảng 3.7 và hình 3.7 cho thấy nồng độ ure ở các nhóm của bệnh nhân chạy thận 4.04 25.47 24.7 9.4 8.9 0 5 10 15 20 25 30 mmol/l Nhóm chứng TL < 5 năm TL > 5 năm SL < 5 năm SL > 5 năm

cả trước lọc máu và sau lọc máu đều cao hơn rất nhiều so với nhóm chứng và có ý nghĩa thống kê với P < 0,0001. Nồng độ ure của bệnh nhân chạy thận thời điểm sau lọc máu (<5 năm là: 9,4 ± 2,4 mmol/l và >5 năm là: 8,9 ± 3,7mmol/l) thấp rất nhiều so với thời điểm trước lọc máu (<5 năm là: 25,47 ± 6,7 và >5 năm là: 24,7 ± 8,9 mmol/l) điều này là phù hợp với tình trạng bệnh nhân sau khi lọc máu. Nồng độ ure trước lọc máu và sau lọc máu giữa hai nhóm bệnh nhân chạy thận > 5 năm và < 5 năm khơng có sự khác biệt, cả hai nhóm bệnh nhân chạy thận sau lọc máu nồng độ ure giảm xấp xỉ 63%, gần tương đương kết quả của tác giả Nguyễn Đức Thanh (giảm 57%)[21].

Hình 3.8. So sánh nồng độ creatinin các nhóm nghiên cứu theo thời gian chạy thận

Từ kết quả bảng 3.7 và hình 3.8 cho thấy nồng độ creatinin huyết tương của các nhóm bệnh nhân chạy thận nhân tạo trước và sau lọc máu đều cao hơn rõ rệt so với nhóm chứng (P < 0,001). Nồng độ creatinin huyết tương của bệnh nhân chạy thận thời điểm trước lọc máu giữa hai nhóm > 5 năm và < 5 năm khơng có sự khác biệt, điều này là phù hợp với bệnh cảnh thận của bệnh nhân vì chức năng đào thải của thận gần như khơng cịn ở bệnh nhân chạy thận. Sau lọc máu nồng độ creatinin huyết tương nhóm bệnh nhân chạy thận < 5 năm (352,9 ± 112,0 µmol/l) thấp hơn nhóm bệnh nhân chạy thận > 5 năm (436 ± 172,9 µmol/l) và có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Mặc dù, nồng độ creatinin huyết tương sau lọc máu giảm rất nhiều so

82.7 1060.51013.8 352.9436.8 0 200 400 600 800 1000 1200 µmol/l Nhóm chứng TL < 5 năm TL > 5 năm SL < 5 năm SL > 5 năm

với trước lọc máu nhưng cao hơn rất nhiều so với nhóm chứng (82,7 ± 11,6 µmol/l), và vẫn nằm trong phân độ suy thận giai đoạn III. Kết quả này cũng tương đương kết quả của Đặng Thị Luyến sau lọc máu có nồng độ creatinin nằm trong giai đoạn IIIa.

Như vậy, nồng độ ure, creatinin giảm rõ ràng sau khi lọc máu nhưng vẫn còn ở mức cao tương đương mức suy thận độ III.

Hình 3.9. So sánh nồng độ đồng giữa các nhóm nghiên cứu theo thời gian chạy thận

Kết quả bảng 3.7 và hình 3.9 cho thấy nồng độ đồng huyết tương thời điểm trước lọc máu của bệnh nhân chạy thận nhân tạo thời gian > 5 năm là 103,6 ± 19,1µg/dL và < 5 năm là 105,11 ± 17,9 µg/dL đều thấp hơn nhóm chứng (111,6 ± 12,49 µg/dL) và có ý nghĩa thống kê với (P < 0,05), và sau khi lọc máu bệnh nhân chạy thận thời gian > 5 năm (95,4 ± 17,1µg/dL) và < 5 năm (95,8 ± 16,1 µg/dL) tiếp tục giảm xuống so với trước lọc (P < 0,05). Nồng độ đồng huyết tương giữa hai nhóm bệnh nhân chạy thận > 5 năm và < 5 năm khơng có sự khác biệt. Chúng tơi chưa thấy kết quả nào để so sánh nồng độ đồng huyết tương theo thời gian chạy thận. 111.6 105.11 103.6 95.8 95.4 85 90 95 100 105 110 115 µg/dL Nhóm chứng TL < 5 năm TL > 5 năm SL < 5 năm SL > 5 năm

Hình 3.10. So sánh nồng độ kẽm giữa các nhóm nghiên cứu theo thời gian chạy

thận.

Từ bảng 3.7 và hình 3.10 cho thấy nồng độ kẽm huyết tương của bệnh nhân chạy thận với thời gian < 5 năm (74,35 ± 17,05 µg/dL) và > 5 năm (65,4 ± 12,6 µg/dL) trước lọc máu đều thấp hơn nhóm chứng (85,26 ± 12,64 µg/dL) sự giảm nồng độ kẽm huyết tương này có ý nghĩa thống kê (P < 0,001), sau khi lọc máu nhóm bệnh nhân < 5 năm (61,5 ± 14,2 µg/dL ) và > 5 năm (54,9 ± 12,0 µg/dL) giảm xuống rõ rệt so với nhóm trước lọc máu với (P < 0,001). Đồng thời, nồng độ kẽm nhóm bệnh nhân chạy thận < 5 năm (74,35 ± 17,05 µg/dL) cao hơn nhóm bệnh nhân chạy thận > 5 năm (65,4 ± 12,6 µg/dL), có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). Như vậy, thời gian bệnh nhân chạy thận nhân tạo càng lâu thì nồng độ kẽm càng giảm. Sự giảm này có thể do bệnh nhân chạy thận thường xuyên nên bị thất thoát theo lọc máu, ăn kiêng, chế độ ăn thiếu kẽm...

3.5 Tỷ lệ đồng/kẽm ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Bảng 3.8. Tỷ lệ đồng/kẽm ở bệnh nhân chạy thận Chỉ số Nhóm chứng Nhóm bệnh nhân Chỉ số Nhóm chứng Nhóm bệnh nhân Tỷ lệ Cu++/Zn++ 1,32 ± 0,25 1,63 ± 0,64 P < 0,01 85.26 74.35 65.4 61.5 54.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 µg/dL Nhóm chứng TL < 5 năm TL > 5 năm SL < 5 năm SL > 5 năm

Kết quả bảng 3.9 cho thấy tỉ lệ đồng/kẽm ở bệnh nhân chạy thận là (1,63 ± 0,64) cao hơn tỉ lệ đồng/kẽm ở nhóm chứng (1,32 ± 0,25) rất rõ ràng và có ý nghĩa thống kê với P < 0,01. Tỉ lệ đồng/kẽm của nhóm chứng trong nghiên cứu này tương đương với kết quả của Raba’a MJ. nghiên cứu về trẻ vị thành niên ở độ tuổi 16 – 19 tuổi ở Yemen là 1,34 ± 0,24 [58] Tỉ lệ đồng/kẽm của nhóm chứng trong nghiên cứu của Felix ở bệnh nhân ung thư biểu mô là 1,36 ± 0,25 [34]. Một nghiên cứu khác của Vũ Đức Lợi nghiên cứu về nồng độ đồng và kẽm với bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt cũng có tỉ lệ đồng/kẽm nhóm chứng là 1,30 ± 0,30 tương đương nghiên cứu của chúng tôi [71].

Bảng 3.9. Tỷ lệ đồng/kẽm ở bệnh nhân theo thời gian chạy thận

Chỉ số Nhóm chứng BN < 5 năm BN > 5 năm

Tỷ lệ Cu++/Zn++ 1,32 ± 0,25 1,54 ± 0,63A1 1,83 ± 0,65A2,B1

A1: So sánh với nhóm chứng P < 0,05; A2: so sánh với nhóm chứng P < 0,001 B1: so sánh với nhóm chạy thận < 5 năm với P < 0,05.

Qua bảng 3.9 cho thấy tỉ lệ đồng/kẽm ở nhóm bệnh nhân chạy thận với thời gian > 5 năm là (1,83 ± 0,65) cao hơn đáng kể nhóm bệnh nhân chạy thận với thời gian < 5 năm là (1,54 ± 0,63) và có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Đồng thời cao hơn nhóm chứng (1,32 ± 0,25) với P < 0,001. Tỷ lệ đồng/kẽm nhóm bệnh nhân chạy thận với thời gian < 5 năm cũng cao hơn nhóm chứng và có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

Từ bảng 3.9 cũng cho thấy tỉ lệ đồng/kẽm của nhóm chứng, nhóm BN chạy thận < 5 năm, nhóm BN chạy thận > 5 năm lần lượt là (1,32 ± 0,25), (1,54 ± 0,63), (1,83 ± 0,65) tăng dần theo thời gian chạy thận. Tỉ lệ đồng/kẽm càng cao thì sự mất cân bằng đồng kẽm càng lớn. Theo nghiên cứu của Marco về mối quan hệ giữa đồng và kẽm với sự lão hóa thì tỷ lệ đồng/kẽm tăng trên 2,0 phản ánh một phản ứng viêm, một tình trạng dinh dưỡng giảm kẽm, tình trạng đang bị bệnh... [51].

Như vậy, tỷ lệ đồng/kẽm ở bệnh nhân chạy thận cao hơn nhóm chứng và tăng dần theo thời gian chạy thận, bệnh nhân chạy thận nhân tạo càng lâu tỷ lệ đồng/kẽm càng tăng.

Nhiều cơng trình nghiên cứu đã thơng báo sự tăng hàm lượng đồng và giảm hàm lượng kẽm trong các dạng ung thư như u limpho bào, ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư gan, mức độ giảm kẽm huyết tương có thể liên quan đến giai đoạn lâm sàng của ung thư [34, 68].

Một số giả thiết về tỉ lệ đồng/kẽm là do kẽm giảm trong u xơ và ung thư là do sư tích lũy của hợp chất kẽm với protein ở gan và các tế bào khác, sự tăng nồng độ của kẽm tại các khối u vì kẽm được sử dụng để bảo vệ và sửa chữa các tế bào xung quanh khối u, ngoài ra kẽm còn được sử dụng trong việc tổng hợp protein và chuyển hóa axit nucleic do sự phát triển nhanh của khối u. Mặt khác, hàm lượng đồng tăng trong các bệnh nhân u xơ và ung thư, do đồng thuộc nhóm kim loại chuyển tiếp, đồng xúc tác sự phân hủy của các nhóm hydroperoxit lpit tạo thành các gốc tự do có nhiều trong các bệnh nhân ung thư [10, 71].

Tỷ lệ đồng/kẽm không chỉ tiết lộ sự cân bằng quan trọng giữa các yếu tố này mà chúng còn cung cấp thông tin liên quan đến nhiều yếu tố mà có thể được đại diện bởi sự phá vỡ các mối quan hệ của chúng như những giai đoạn bệnh, yếu tố sinh lý và phát triển, ảnh hưởng của chế độ ăn, thuốc, những ảnh hưởng của thần kinh và nội tiết...[31]

Nồng độ kẽm và đồng trong huyết tương giảm trong nghiên cứu ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo này cũng giống như các báo cáo trong trường hợp nhiễm trùng cấp tính, bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh thận, tâm thần phân liệt, các bệnh nội tiết... Do đó, tỷ lệ đồng / kẽm trên lâm sàng là quan trọng hơn so với nồng độ của từng kim loại riêng biệt trong việc đánh giá sự ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng đối với các bệnh.

KẾT LUẬN

Từ những kết quả thực hiện đề tài luận văn “Nghiên cứu sự thay đổi các

nguyên tố vi lượng ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo” thu được, chúng tôi rút ra

những kết luận sau:

1) Nồng độ các nguyên tố vi lượng ở các nhóm nghiên cứu

Nồng độ đồng, kẽm giảm đáng kể ở bệnh nhân TNT chu kỳ so với nhóm khỏe mạnh. Nồng độ đồng huyết tương ở bệnh nhân TNT chu kỳ: trước lọc (104,35 ± 18,4 µg/dL), sau lọc (95,67 ± 16,5 µg/dL) có sự suy giảm so với người khỏe mạnh (111,6 ± 12,49 µg/dL) với (P < 0,05). Nồng độ kẽm ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ: trước lọc (72,0 ± 17,5 µg/dL), sau lọc (59,7 ± 13,8 µg/dL) thấp hơn đáng kể so với người khỏe mạnh (85,26 ± 12,64 µg/dL) với (P < 0,0001).

Hàm lượng đồng huyết tương tăng dần theo lứa tuổi, tuổi càng cao thì hàm lượng đồng huyết tương càng cao. Hàm lượng kẽm thì ngược lại giảm dần theo lứa tuổi, tuổi càng cao thì hàm lượng kẽm huyết tương càng giảm.

Nồng độ natri của bệnh nhân chạy thận nhân tạo trước lọc máu (135,86 ± 4,34 mmol/l) và sau lọc máu (135,96 ± 3,27 mmol/l) thấp hơn nhóm chứng (138,46 ± 2,47 mmol/l) và có ý nghĩa thống kê với P < 0,01, nồng độ natri của BN TNT trước lọc máu và sau lọc máu khơng có sự khác biệt. Nồng độ kali có sự khác biệt rõ ràng ở BN TNT trước lọc máu (4,24 ± 0,62 mmol/l) và sau lọc máu (3,29 ± 0,39 mmol/l), sự giảm xuống của kali có ý nghĩa thống kê với P < 0,0001. Nồng độ canxi ion hóa của BN TNT trước lọc máu (1,12 ± 0,12 mmol/l) và sau lọc máu (1,39 ± 0,07 mmol/l), tăng lên rõ ràng và có ý nghĩa thống kê P < 0,001.

2) Sự thay đổi nồng độ nguyên tố vi lượng theo thời gian chạy thận.

Thời gian bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ chạy thận càng lâu thì nồng độ kẽm huyết tương càng giảm. Nồng độ kẽm huyết tương BN TNT < 5 năm (74,35 ± 17,05 µg/dL) cao hơn nhóm BN TNT > 5 năm (65,4 ± 12,6 µg/dL), có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

3) Tỷ lệ đồng/kẽm ở bệnh nhân chạy thận (1,63 ± 0,64) cao hơn tỷ lệ đồng/kẽm so với nhóm chứng (1,32 ± 0,25). Bệnh nhân chạy thận nhân tạo càng lâu thì tỷ lệ đồng/kẽm càng cao, tỷ lệ đồng/kẽm của nhóm chứng, nhóm BN TNT < 5 năm, BN TNT > 5 năm lần lượt là: (1,32 ± 0,25), (1,54 ± 0,63), (1,81 ± 0,65) tăng dần theo thời gian chạy thận.

KIẾN NGHỊ

Mặc dù đã tìm thấy hàm lượng đồng và kẽm huyết tương giảm sau khi chạy thận nhân tạo, tuy nhiên vẫn còn một số bệnh nhân có hàm lượng đồng huyết tăng, nguyên nhân có thể do số lượng mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn và hàm lượng đồng và kẽm trong dịch sau khi lọc chưa được nghiên cứu. Do vậy để đánh giá một cách toàn diện về sự biến đổi của các nguyên tố vi lượng ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo thì ngồi việc xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong máu, cần phải xác định hàm lượng nguyên tố vi lượng ở dịch thải ra sau khi lọc máu, xét nghiệm cơng thức để biết thể tích máu trong cơ thể thay đổi sau khi lọc máu có ảnh hưởng như thế nào đến hàm lượng các nguyên tố vi lượng sau khi lọc máu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

[1] Hoàng Kim Anh (2009), Giáo trình hóa học thực phẩm, Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[2] Bùi Tấn Anh, Võ Văn Bé, Phạm Thị Nga(2007), “Hệ bài tiết và hệ sinh dục”,

Sinh học đại cương A2, Đại học Cần Thơ, NXB ĐH Cần Thơ.

[3] Trần Quán Anh và cộng sự (2007), Bệnh học hệ tiết niệu, NXB Y Học.

[4] Nguyễn Gia Bình, Vũ Đức Lợi(2010), “Nghiên cứu hàm lượng canxi, magiê, kẽm trên bệnh nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim”, Tạp chí Y Học Việt Nam, tập 372, số 2, trang 168-174.

[5] Nguyễn Văn Châu (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sỏi niệu quản điều trị nội soi tán sỏi ngược dòng”, Tạp chí y học

quân sự, 61, trang 43-48.

[6] Lương Quốc Chính và Nguyễn Quốc Thái(2006), “Những nguyên lý của liệu pháp thay thế thận liên tục”, Hội thảo về điều trị suy thận mạn, Bệnh viện Bạch Mai.

[7] Nguyễn Dũng và Võ Văn Thắng(2014),” Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan đến bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối” Sức khỏe cộng đồng, số

tháng 10&11,trang 38-45.

[8] Nguyễn Vĩnh Hưng, Nguyễn Bảo Ngọc(2009), “ Nghiên cứu bệnh lý xương ở bệnh nhân suy thận lọc máu bằng phương pháp chạy thận nhân tạo chu kỳ”,

Tạp chí y học thực hành, 686, số tháng 11, trang 8-11

[9] Nguyễn Văn Huy và cộng sự(2012), Bài giảng giải phẫu học, NXB Y Học. [10] Vũ Đức Lợi, Trịnh Xuân Giản, Lê Lan Anh, Nguyễn Gia Bình, Phạm Duệ,

Nguyễn Bích Diệp, Trịnh Anh Đức, Phạm Gia Môn, Phạm Thu Hà, Nguyễn Phương Ngọc(2007), Nghiên cứu mối liên hệ giữa các nguyên tố vi lượng và

một số bệnh ở người, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở chọn lọc, Viện Hóa học,

[11] Vũ Đức Lợi, Nguyễn Gia Bình(2010). “Nghiên cứu xác định hàm lượng đồng trong máu và nước tiểu để chẩn đốn và điều trị bệnh Wilson”, Tạp chí Y học

Việt Nam, tập 3, trang 174-178

[12] Phạm Luận(1999), Tài liệu xử lý mẫu, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên -

Đại học Quốc gia Hà Nội

[13] Phạm Luận(2005), Ví dụ về điều kiện xác định một số kim loại bằng kĩ thuật phân tích phổ hấp thụ nguyên tử, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại

học Quốc gia Hà Nội

[14] Phạm Luận(2003), Phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.

[15] Đặng Thị Luyến(2005), Khảo sát một số chỉ số sinh hóa máu liên quan đến chỉ

định chạy thận nhân tạo của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, Luận văn tốt

nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

[16]. Tơn Nữ Nguyệt Minh(2010). Tổng quan về khống Iod, Flour và Kẽm, Đại Học Bách Khoa HCM, NXB ĐHQG TP.Hồ Chí Minh.

[17]. Lê Đức Ngọc(2007), Xử lý số liệu và kế hoạch hóa thực nghiệm. NXB đại

học quốc gia Hà Nội.

[18]. Hồng Nhâm(2002), Hóa học vơ cơ tập 2. NXB Giáo dục.

[19]. Lê văn Phú và Lê Tú Anh(2012), Cẩm nang mất cân bằng dịch, điện giải và

toan - kiềm, NXB Y Học.

[20]. Lương Thúy Quỳnh(1996). Nghiên cứu xác định hàm lượng đồng và kẽm trong huyết thanh người có tuổi ở Việt Nam. Luận án phó tiến sĩ khoa học y

dược. Trường Đại học dược Hà Nội.

[21]. Nguyễn Đức Thanh(1974), Lọc máu bằng thận nhân tạo: Nhận xét về kết quả trong điều trị suy thận, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp 2,

Trường Đại học Y Hà Nội.

[22]. Hoàng Khánh Tồn (2015), “Vai trị của chất khoáng vi lượng”, Sức Khỏe đời sống, số tháng 6, trang 78-82.

Tiếng Anh

[23]. Abdulnasser MA., Tarik M., Ali R. ,Mohammad HA., Kisma MT.(2011), “Levels of Magnesium, Zinc, Calcium and Copper in Serum of Patients with Fibromyalgia Syndrome”, The Iraqi Postgraduate Medical Jounal, 10(2), pp. 180-183.

[24]. Alireza M., Ashraf S., Sayed ZM., Ali P. and Mohammad A T.(2008), “Stripping Voltammetric Determination of Copper (II) on an Overoxidized Polypyrrole Functionalized with Nitroso”, Jounal of the Brazilian Chemistry.

Society, 19(5), pp. 956-962.

[25]. Andrew T., Simon B., David H., Marina P. and Mark W.(2002), “Atomic spectrometry update. Clinical and biological, foods and beverages”, Jounal

of Analytical Atomic Spectrometry, 17, pp. 414-455

[26]. Angelova M., Asenova S., Nedkova V., Koleva-Kolarova R.(2011), “Copper in the human organism”, Trakia Journal of Sciences, 9(1), pp. 88-98.

[27]. Asonuma K. Inomata Y. Kasahara M. Uemoto S. EgawaH. Fujita S.(1999), “Living related liver transplantation from heterozygote genetic carriers tochildren with Wilson’s disease”. Pediatric Transplant, 3, pp. 201-205. [28]. Bonnie RS.(2010), “Essentiality and Toxicity in Copper Health Risk

Assessment: Overview, Update and Regulatory Considerations”, Journal of Toxicology and Environmental Health, Part A: Current Issues, pp.114-127.

[29]. Brewer GJ., Johnson V., Kaplan J.(1997), “Treatment of Wilson’s disease with zinc: XIV. Studies of the effect of zinc on lymphocyte function”, Jounal

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi các nguyên tố vi lượng ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo 14 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)