Tỷ lệ giới tín hở bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi các nguyên tố vi lượng ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo 14 (Trang 58 - 60)

Từ kết quả bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy tỷ lệ BN nam trong nghiên cứu cao hơn nữ (nam 69%, nữ 31%) có sự khác biệt nhau và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Hưng và Nguyễn Bảo Ngọc về bệnh lý xương ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Bạch Mai (nam 63,0%, nữ 37,0%) [8]. Kết quả này cũng tương đương tỷ lệ nam nữ ở nghiên cứu của Nguyễn Dũng và Võ Văn Thắng ở Bệnh viện Đa Khoa Bình Định (nam 70,8%, nữ 29,2%) nghiên cứu về bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối [7]. Tỉ lệ nam nữ trong nghiên cứu của Rahim về bệnh nhân chạy thận ở Đại học Y khoa Jahrom, Iran (nam 67,3%, nữ 32,7%) [59]. Các nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ bệnh nhân chạy thận giữa nam và nữ ở các bệnh viện là gần tương đương nhau.

Từ bảng 3.1 cho thấy, kết quả khảo sát hàm lượng đồng huyết tương trung bình đối với nam là (102,32±18,82 µg/dL ), đối với nữ là (111,15±17,48 µg/dL). Hàm lượng đồng huyết tương ở nam thấp hơn nữ và có ý nghĩa thống kê với P < 0,05, sự tăng hàm lượng đồng huyết tương ở nữ có liên quan đến hàm lượng

Nữ 31%

Nam 69%

estrogen ở nữ cao và làm tăng quá trình tổng hợp ceruloplasmin ở gan, dẫn tới làm tăng hàm lượng đồng huyết tương.

Về mối liên hệ của đồng huyết tương theo tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy từ 45 tuổi trở lên đồng huyết tương tăng có ý nghĩa thống kê so với tuổi dưới 45 tuổi. Sự tăng đồng huyết tương này cũng được nhiều tác giả đề cập, nghiên cứu của Vũ Đức Lợi (2007) [10] về mối liên quan giữa các nguyên tố vi lượng với một số bệnh ở người cũng cho thấy nồng độ đồng huyết tương tăng dần theo tuổi, theo tác giả thì nhóm nghiên cứu 60 - 74 tuổi có nồng độ đồng là 116,0 ± 39,0 µg/dL tương đương kết quả nghiên cứu của chúng tơi là 113,47±15,42 µg/dL . Nghiên cứu của Johnson (1992) [43] về khả năng hấp thu, chuyển hóa và thời gian bán hủy sinh học của đồng cũng cho thấy có sự tăng hàm lượng đồng huyết cùng với sự tăng của tuổi tác. Lý giải về sự tăng hàm lượng đồng các tác giả cho rằng có sự thay đổi cấu trúc của ceruloplasmin ở người có tuổi, bình thường ceruloplasmin là một oxygen oxidoreductase được tổng hợp ở gan có chứa 8 nguyên tử đồng hóa trị 2 trong cấu trúc bởi liên kết S-H, khi nghiên cứu bằng phổ cộng hưởng từ điện tử cho thấy sự tồn tại đồng hóa trị 1 trong cấu trúc ceruloplasmin tăng do vậy số nguyên tử đồng tăng trong cấu trúc của ceruloplasmin dẫn đến tăng hàm lượng đồng huyết tương [10].

Từ bảng 3.1 cho thấy, kết quả hàm lượng kẽm ở nam giới thấp hơn ở nữ giới nhưng khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về sự khác biệt của kẽm huyết tương giảm dần theo nhóm tuổi, tuổi càng cao thì hàm lượng kẽm càng giảm. Nghiên cứu của Vũ Đức Lợi (2007) [10] về mối liên quan giữa nguyên tố vi lượng với một số bệnh ở người cho thấy hàm lượng kẽm huyết tương giảm khi tuổi càng cao, trong đó nhóm trên 60 tuổi hàm lượng kẽm giảm mạnh là (69,0 ± 32 µg/dL) và nhiều tác giả khác cũng đi đến kết luận tương tự về sự giảm kẽm huyết tương ở tuổi già. Nguyên nhân về sự giảm hàm lượng kẽm huyết tương ở tuổi già được lý giải có thể do yếu tố nội tiết, chức năng hệ miễn dịch, sự hấp thu và bổ sung kẽm, sự lão hóa, huyết áp và sự thay đổi trong điều hịa chuyển hóa kẽm.

Như vậy, tỷ lệ bệnh nhân nam chạy thận nhân tạo cao hơn ở nữ xấp xỉ 3 lần. Nồng độ đồng tăng dần theo độ tuổi, tuổi càng cao thì nồng độ đồng càng cao nhất là từ sau 45 tuổi tăng cao hơn rõ ràng. Nồng độ kẽm giảm dần theo độ tuổi, tuổi càng cao thì hàm lượng kẽm càng giảm.

3.2 Kết quả nồng độ các nguyên tố vi lượng của các nhóm nghiên cứu 3.2.1 Nồng độ đồng của các nhóm nghiên cứu 3.2.1 Nồng độ đồng của các nhóm nghiên cứu

Bảng 3.2. Nồng độ đồng và kẽm ở các nhóm nghiên cứu. Chỉ số Nhóm chứng Chỉ số Nhóm chứng ( ± SD) Trước lọc máu ( ± SD) Sau lọc máu ( ± SD) Đồng (µg/dL) 111,6 ± 12,49 104,35 ± 18,4A1 95,67 ± 16,5B1

A1 : So sánh với nhóm chứng (P<0,05 ; B1: So sánh với nhóm trước lọc máu (P<0,05)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi các nguyên tố vi lượng ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo 14 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)