Các thông số đo phổ của đồng và kẽm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi các nguyên tố vi lượng ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo 14 (Trang 53)

Thông số máy Nguyên tố đồng Nguyên tố kẽm

Nguồn sáng Đèn catốt rỗng (HCL) Đèn catốt rỗng (HCL)

Bước sóng 324,8 nm 213,9 nm

Độ rộng khe đo 0,7 nm 0,7 nm

Cường độ dòng đèn catốt

rỗng 20 mA 14 mA

Thời gian đo 5 giây 5 giây

Thể tích mẫu đo (ml) 0,3 ml 0,3 ml

Số lần đo lặp lại 3 3

Kỹ thuật nguyên tử hố Ngọn lửa Ngọn lửa

Khí tạo ngọn lửa Khơng khí nén/ Axetylen Khơng khí nén/ Axetylen

Xây dựng đường chuẩn

Chuẩn bị một dãy dung dịch chuẩn có nồng độ đồng và kẽm lần lượt là : 0; 0,2; 0,4; 0,6; 1; 1,2; 1,5mg/l trong nền Glyxerin 10%, NaCl (28 mmol/l), KCl (1mmol/l) và CaCl2 (0,5 mmol/l) là dung dịch nền có thành phần tương tự huyết tương. Sau đó tiến hành đo độ hấp thụ nguyên tử của đồng và theo các điều kiện tối ưu đã lựa chọn. Hàm lượng đồng và kẽm trong mẫu được tính tốn dựa theo đường chuẩn.

Độ chính xác của phương pháp được đánh giá qua việc phân tích mẫu huyết thanh chuẩn NIST SMR 1598 (Inorganic Constituents in Bovine Serum).

Quy trình phân tích đồng và kẽm trong huyết tương bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử được mô tả theo sơ đồ sau:

Mẫu máu

Ly tâm

Huyết Tương

Pha lỗng với nước cất (Tỉ lệ 1:1)

Dung dịch phân tích

Đo trên máy AAS-3300 của hãng Perkin-Elmer.

Hình 2.1. Quy trình phân tích hàm lượng đồng và kẽm trong huyết tương

2.4.2 Phương pháp định lượng Na+, K+, iCa

Na+, K+, iCa trong huyết tương được đo trên máy điện giải Ilyte của Mỹ sản xuất bằng phương pháp điện cực chọn lọc, mỗi nguyên tố sử dụng một điện cực riêng với chất làm điện cực khác nhau, điện cực Na+ là một ống thuỷ tinh, có độ nhạy rất cao với ion Na+. Điện cực K+ là một ống nhựa, ống này chứa chất Valinomycin có tác dụng chọn lọc tất cả các ion K+ có trong dung dịch. Điện cực iCa cũng có chứa chất nhạy với ion iCa. Điện thế của mỗi điện cực được so sánh với một điện thế chuẩn và ổn định được tạo ra bởi điện cực chuẩn Ag/AgCl.

Điện thế của dung dịch chuẩn được đo dựa trên nồng độ của các ion có trong dung dịch chuẩn, sau đó đo nồng độ các ion có trong mẫu phẩm. Độ chênh lệch điện thế giữa dung dịch chuẩn và mẫu phẩm đo được tỷ lệ với nồng độ của ion tương ứng, nồng độ của ion dung dịch chuẩn là đã biết trước nên tính tốn được nồng độ của các ion trong mẫu.

2.4.3 Phương pháp định lượng các chỉ số hóa sinh

Định lượng ure, creatinin bằng phương pháp trắc quang trên máy AU680 sử dụng bộ hóa chất của hãng Beckman với chương trình được thiết lập để thực hiện xét nghiệm thường qui hằng ngày cho bệnh nhân.

2.5 Xử lý số liệu

Thống kê mô tả cho tất cả các dữ liệu của mỗi nhóm được thể hiện dưới dạng trung bình ± SD, và so sánh các nhóm với nhau với p <0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. Các giá trị kết quả trong nhóm nghiên cứu được thực hiện theo chương trình phần mềm Microsoft Excel và phần mềm thống kê y học MedCalc 13.2

Tồn bộ quy trình trên được mơ tả theo sơ đồ

Bệnh nhân chạy thận

Thời gian chạy thận <5 năm

Thời gian chạy thận >5 năm Nhóm chứng

Phân tích các ngun tố vi lượng

Nồng độ trung bình các nguyên tố vi lượng Nồng độ trung bình các nguyên tố vi lượng Nồng độ trung bình các nguyên tố vi lượng

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1 Kết quả hàm lượng đồng, kẽm theo nhóm tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu

Bệnh nhân nghiên cứu phân bố trong độ tuổi từ 22-79, trung bình là 45,5 ± 13,9 tuổi. Để xác định hàm lượng đồng và kẽm huyết tương của nhóm nghiên cứu và đánh giá theo lứa tuổi, giới tính, chúng tơi tiến hành lấy mẫu theo các nhóm đối tượng sau:

Nhóm 1: Lứa tuổi nhỏ hơn 30 Nhóm 2: Lứa tuổi từ 30 đến 44 Nhóm 3: Lứa tuổi từ 45 đến 60 Nhóm 4: Lứa tuổi từ 60 trở lên

Kết quả nồng độ đồng và kẽm huyết tương theo nhóm tuổi và giới tính được chỉ ra ở bảng 3.1, vì số lượng mẫu của các giới theo nhóm tuổi chưa đủ lớn nên chúng tơi tính nồng độ trung bình đồng và kẽm chung cho nhóm tuổi và giới tính.

Bảng 3.1. Nồng độ đồng, kẽm theo nhóm tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu

Lứa tuổi Giới tính Số BN Tỷ lệ BN % Nồng độ đồng µg/dL ( ± SD) Nồng độ kẽm µg/dL ( ± SD) < 30 Nam 11 14% 95,15 ± 10,14 74,37±18,80 Nữ 3 30 – 45 Nam 26 34% 100,03 ± 18,15 73,99±22,83 Nữ 8 45 – 59 Nam 22 32% 109,47±21,19 69,83±27,26 Nữ 10 > 60 Nam 10 20% 113,47±15,42 65,40±14,28 Nữ 10 Tổng Nam 69 69% 102,32±18,82 69,23±19,82 Nữ 31 31%* 111,15±17,48* 74,93±27,34

Từ bảng 3.1 cho thấy BN nghiên cứu trong độ tuổi từ 22 - 79 trong đó các nhóm tuổi lớn hơn 30 tuổi là tương đương nhau, độ tuổi nhỏ hơn 30 chiếm tỉ lệ thấp nhất (14,0%). Kết quả này tương đương kết quả của Nguyễn Văn Châu (2012) thấy độ tuổi dưới 30 bị bệnh thận là 12,5%[5]. Điều này cũng phù hợp với diễn tiến của bệnh thận trước khi chuyển sang suy thận mạn rồi chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Hình 3.1. Tỷ lệ giới tính ở bệnh nhân nghiên cứu

Từ kết quả bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy tỷ lệ BN nam trong nghiên cứu cao hơn nữ (nam 69%, nữ 31%) có sự khác biệt nhau và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Vĩnh Hưng và Nguyễn Bảo Ngọc về bệnh lý xương ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Bạch Mai (nam 63,0%, nữ 37,0%) [8]. Kết quả này cũng tương đương tỷ lệ nam nữ ở nghiên cứu của Nguyễn Dũng và Võ Văn Thắng ở Bệnh viện Đa Khoa Bình Định (nam 70,8%, nữ 29,2%) nghiên cứu về bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối [7]. Tỉ lệ nam nữ trong nghiên cứu của Rahim về bệnh nhân chạy thận ở Đại học Y khoa Jahrom, Iran (nam 67,3%, nữ 32,7%) [59]. Các nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ bệnh nhân chạy thận giữa nam và nữ ở các bệnh viện là gần tương đương nhau.

Từ bảng 3.1 cho thấy, kết quả khảo sát hàm lượng đồng huyết tương trung bình đối với nam là (102,32±18,82 µg/dL ), đối với nữ là (111,15±17,48 µg/dL). Hàm lượng đồng huyết tương ở nam thấp hơn nữ và có ý nghĩa thống kê với P < 0,05, sự tăng hàm lượng đồng huyết tương ở nữ có liên quan đến hàm lượng

Nữ 31%

Nam 69%

estrogen ở nữ cao và làm tăng quá trình tổng hợp ceruloplasmin ở gan, dẫn tới làm tăng hàm lượng đồng huyết tương.

Về mối liên hệ của đồng huyết tương theo tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy từ 45 tuổi trở lên đồng huyết tương tăng có ý nghĩa thống kê so với tuổi dưới 45 tuổi. Sự tăng đồng huyết tương này cũng được nhiều tác giả đề cập, nghiên cứu của Vũ Đức Lợi (2007) [10] về mối liên quan giữa các nguyên tố vi lượng với một số bệnh ở người cũng cho thấy nồng độ đồng huyết tương tăng dần theo tuổi, theo tác giả thì nhóm nghiên cứu 60 - 74 tuổi có nồng độ đồng là 116,0 ± 39,0 µg/dL tương đương kết quả nghiên cứu của chúng tơi là 113,47±15,42 µg/dL . Nghiên cứu của Johnson (1992) [43] về khả năng hấp thu, chuyển hóa và thời gian bán hủy sinh học của đồng cũng cho thấy có sự tăng hàm lượng đồng huyết cùng với sự tăng của tuổi tác. Lý giải về sự tăng hàm lượng đồng các tác giả cho rằng có sự thay đổi cấu trúc của ceruloplasmin ở người có tuổi, bình thường ceruloplasmin là một oxygen oxidoreductase được tổng hợp ở gan có chứa 8 nguyên tử đồng hóa trị 2 trong cấu trúc bởi liên kết S-H, khi nghiên cứu bằng phổ cộng hưởng từ điện tử cho thấy sự tồn tại đồng hóa trị 1 trong cấu trúc ceruloplasmin tăng do vậy số nguyên tử đồng tăng trong cấu trúc của ceruloplasmin dẫn đến tăng hàm lượng đồng huyết tương [10].

Từ bảng 3.1 cho thấy, kết quả hàm lượng kẽm ở nam giới thấp hơn ở nữ giới nhưng khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Về sự khác biệt của kẽm huyết tương giảm dần theo nhóm tuổi, tuổi càng cao thì hàm lượng kẽm càng giảm. Nghiên cứu của Vũ Đức Lợi (2007) [10] về mối liên quan giữa nguyên tố vi lượng với một số bệnh ở người cho thấy hàm lượng kẽm huyết tương giảm khi tuổi càng cao, trong đó nhóm trên 60 tuổi hàm lượng kẽm giảm mạnh là (69,0 ± 32 µg/dL) và nhiều tác giả khác cũng đi đến kết luận tương tự về sự giảm kẽm huyết tương ở tuổi già. Nguyên nhân về sự giảm hàm lượng kẽm huyết tương ở tuổi già được lý giải có thể do yếu tố nội tiết, chức năng hệ miễn dịch, sự hấp thu và bổ sung kẽm, sự lão hóa, huyết áp và sự thay đổi trong điều hịa chuyển hóa kẽm.

Như vậy, tỷ lệ bệnh nhân nam chạy thận nhân tạo cao hơn ở nữ xấp xỉ 3 lần. Nồng độ đồng tăng dần theo độ tuổi, tuổi càng cao thì nồng độ đồng càng cao nhất là từ sau 45 tuổi tăng cao hơn rõ ràng. Nồng độ kẽm giảm dần theo độ tuổi, tuổi càng cao thì hàm lượng kẽm càng giảm.

3.2 Kết quả nồng độ các nguyên tố vi lượng của các nhóm nghiên cứu 3.2.1 Nồng độ đồng của các nhóm nghiên cứu 3.2.1 Nồng độ đồng của các nhóm nghiên cứu

Bảng 3.2. Nồng độ đồng và kẽm ở các nhóm nghiên cứu. Chỉ số Nhóm chứng Chỉ số Nhóm chứng ( ± SD) Trước lọc máu ( ± SD) Sau lọc máu ( ± SD) Đồng (µg/dL) 111,6 ± 12,49 104,35 ± 18,4A1 95,67 ± 16,5B1

A1 : So sánh với nhóm chứng (P<0,05 ; B1: So sánh với nhóm trước lọc máu (P<0,05)

Hình 3.2. So sánh nồng độ đồng trong các nhóm nghiên cứu

Kết quả bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy nồng độ đồng huyết tương ở hai nhóm bệnh nhân chạy thận trước lọc máu là (104,35 ± 18,4 µg/dL) và khỏe mạnh (111,6 ± 12,49 µg/dL) có sự suy giảm với (P<0,05) trong đó tiếp tục giảm đáng kể sau khi lọc máu là (95,67 ± 16,5 µg/dL) với (P<0,05). Kết quả của nhóm chứng cũng tương tự như kết quả nhóm chứng của Abdulnasser (111,0 ± 10,62 µg/dL) nghiên cứu trên bệnh nhân đau cơ [23] và Vũ Đức Lợi (114,5 ± 23,0 µg/dL) nghiên cứu trên 514 đối tượng tuổi từ 18 đến 75 về mối liên hệ giữa nguyên tố vi lượng và một số bệnh

111.6 104.35 95.67 85 90 95 100 105 110 115 Nhóm chứng Trước lọc Sau lọc µg/dL

ở người [10].

Kết quả bệnh nhân chạy thận cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Rajashri về ảnh hưởng của hàm lượng đồng và kẽm ở bệnh nhân chạy thận (trước lọc máu là 103,06 ± 13,26 µg/dL và sau lọc máu là 96,93 ± 10,68 µg/dL)[60]

Trong nghiên cứu này cho thấy một số bệnh nhân chạy thận trước khi lọc có nồng độ đồng huyết tương cao hơn nhiều so với giới hạn cao 124,09 µg/dL của khoảng nồng độ đồng huyết tương của nhóm chứng (99,11 – 124,09 µg/dL).

Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân chạy thận trước lọc máu có nồng độ đồng cao

Thời điểm Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Nồng độ đồng (µg/dL)

( ± SD)

Trước lọc máu > 124,09 µg/dL 15 15% 137,97 ± 12,76 Trước lọc máu ≤ 124,09 µg/dL 85 85% 98,42 ± 11,63

Bảng 3.3 cho thấy có khoảng 15% bệnh nhân chạy thận nhân tạo trước lọc máu có nồng độ đồng trung bình ở mức cao (137,97 ± 12,76 µg/dL ) cao hơn nồng độ đồng trung bình nhóm khỏe mạnh (111,6 ± 12,49 µg/dL) và có ý nghĩa thống kê (P < 0,0001).

Hàm lượng đồng huyết tương cao ở một số bệnh nhân suy thận đã được nghiên cứu bởi Lin TH. và cộng sự, nguyên nhân sự tăng đồng huyết tương được tác giả cho được tác giả lý giải là do ure huyết cao làm giảm khả năng đào thải đồng và dẫn đến tích tụ đồng trong cơ thể [49]. Còn lại 85% bệnh nhân chạy thận nhân tạo thì nồng độ đồng là (98,42 ± 11,63 µg/dL) thấp hơn so với nồng độ đồng trung bình nhóm chứng và có ý nghĩa thống kê với P < 0,0001, và cũng thấp hơn nhiều so với nồng độ đồng trung bình của 15% bệnh nhân có nồng độ cao (137,97 ± 12,76 µg/dL) và có ý nghĩa thống kê với P < 0,0001.

Như vậy, nồng độ đồng của bệnh nhân chạy thận thấp hơn nhóm chứng và giảm rõ ràng sau lọc máu. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân có nồng độ đồng cao trước khi lọc máu.

3.2.1 Nồng độ kẽm của các nhóm nghiên cứu Bảng 3.4. Nồng độ kẽm ở các nhóm nghiên cứu. Bảng 3.4. Nồng độ kẽm ở các nhóm nghiên cứu. Chỉ số Nhóm chứng ( ± SD) Trước lọc máu ( ± SD) Sau lọc máu ( ± SD) Kẽm (µg/dL) 85,26 ± 12,64 72,0 ± 17,5A2 59,7 ± 13,8B2

A2: so sánh với nhóm chứng (P<0,0001); B2: so sánh với nhóm trước lọc máu (P<0,0001)

Hình 3.3. So sánh nồng độ kẽm ở các nhóm nghiên cứu

Kết quả bảng 3.4 và hình 3.3 cho thấy nồng độ kẽm trong huyết tương ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ và người khỏe mạnh. Trước khi lọc máu nồng độ kẽm huyết tương (72,0 ± 17,5 µg/dL) ở nhóm bệnh nhân chạy thận chu kỳ thấp hơn so với người khỏe mạnh (85,26 ± 12,64 µg/dL) với (P < 0,0001), kết quả nồng độ kẽm huyết tương nhóm chứng cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vũ Đức Lợi khi nghiên cứu trên 514 đối tượng có hàm lượng kẽm là (89,70 ± 10,40 µg/dL). Nồng độ kẽm trước lọc máu của bệnh nhân chạy thận nhân tạo trong nghiên cứu này cao hơn kết quả của Yonova D. và cộng sự nghiên cứu trạng thái kẽm của bệnh nhân thận mãn tính và chạy thận nhân tạo có nồng độ kẽm là (63,21 ± 7,9 µg/dL)[74]. 85.26 72.0 59.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Nhóm chứng Trước lọc Sau lọc µg/dL

Nồng độ kẽm huyết tương sau khi lọc máu (59,7 ± 13,8 µg/dL) giảm đáng kể so với trước khi lọc máu (72,0 ± 17,5 µg/dL) với (P < 0,001) và khơng có bệnh nhân nào có hàm lượng kẽm huyết tương cao sau khi lọc máu. Sự giảm hàm lượng kẽm sau khi lọc là do kẽm bị dịch chuyển qua màng và đi vào dung dịch lọc.

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả của Rajashri khi nghiên cứu trên 40 bệnh nhân chạy thận nhân tạo, hàm lượng đồng và kẽm huyết tương của nhóm bệnh đều thấp hơn nhóm chứng và hàm lượng đồng và kẽm huyết tương sau khi chạy thận đều giảm có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng chia làm 2 nhóm suy thận cấp và chạy thận nhân tạo, hàm lượng đồng và kẽm huyết tương trước và sau lọc máu bằng màng lọc polysolfone của hai nhóm này đều thấp hơn so với nhóm chứng và đều giảm sau khi lọc máu [60].

Một kết quả nghiên cứu khác của Rahim. R trên 52 bệnh nhân chạy thận nhân tạo bao gồm 35 nam và 17 nữ tuổi, tuổi bình qn của cả nhóm là 57,74 ± 4,26. Kết quả cho thấy hàm lượng đồng và kẽm huyết tương của nhóm bệnh đối với đồng là 58,3 ± 21,9 µg/dL, với kẽm là 78,04 ± 30,57 µg/dL đều thấp hơn so với nhóm chứng với đồng là 106,01 ± 56,88 µg/dL và kẽm là 113,53 ± 41,44 µg/dL[59].

Kết quả phân tích hàm lượng kẽm huyết tương trong nghiên cứu này cho thấy một số bệnh nhân chạy thận trước khi lọc có nồng độ kẽm huyết tương cao hơn nhiều so với giới hạn cao (97,9 µg/dL) của khoảng nồng độ trung bình kẽm huyết tương nhóm chứng (72,62 – 97,9µg/dL).

Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân chạy thận trước lọc máu có nồng độ kẽm cao

Thời điểm Số bệnh nhân Tỷ lệ

Nồng độ kẽm (µg/dL)

( ± SD)

Trước lọc máu > 97,9 µg/dL 7 7% 106,07 ± 8,48 Trước lọc máu ≤ 97,9 µg/dL 93 93% 69,89 ± 15,61 Kết quả trình bày ở bảng 3.5 cho thấy có 7% bệnh nhân chạy thận trước lọc

máu có nồng độ kẽm trung bình ở mức cao (106,07 ± 8,48 µg/dL) cao hơn nồng độ trung bình của nhóm chứng (85,26 ± 12,64 µg/dL) với P < 0,0001 và cao hơn nhiều so với nồng độ kẽm trung bình của 93% bệnh nhân cịn lại (69,89 ± 15,61 µg/dL) với P < 0,0001.

Sự tập trung của các nguyên tố vi lượng trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như bổ sung khơng đầy đủ (ví dụ như chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, nghiện rượu ...), kém hấp thu (ví dụ như rối loạn chức năng đường ruột…), phân phối thay đổi (do sự thay đổi trong vận chuyển, thay đổi thụ thể ...). Hầu hết các yếu tố gây ra sự sụt giảm hơn là sự gia tăng nồng độ yếu tố vi lượng. Trong bệnh nhân chạy thận chu kỳ, nồng độ các nguyên tố vi lượng được biến đổi một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi các nguyên tố vi lượng ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo 14 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)