Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦUTƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.3.2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, FDI cũng có những tác động tiêu cực:

1.3.2.1. Chuyển giao công nghệ lạc hậu, không phù hợp

Phần lớn máy móc, thiết bị được đưa vào Việt Nam là lạc hậu, đã qua sử dụng, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường; nổi lên hiện tượng xả thải ra môi trường. Điều này là do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cho nên máy móc nhanh chóng trở nên lạc hậu vì vậy các công ty nước ngồi thường xun chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới cơng nghệ, nâng cao chất lượng của chính nước họ [23].

1.3.2.2. Ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn FDI có thể gây cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp trong nước mà phần thua thiệt thường là các doanh nghiệp trong nước. Ngồi ra, vốn FDI có thể làm cho đầu tư trong nước bị thu hẹp do nhiều

doanh nghiệp bị mất cơ hội đầu tư hoặc đầu tư khơng hiệu quả do trình độ công nghệ thấp kém, vốn ít. Điều này xảy ra khi xuất hiện tác động lấn át đầu tư của doanh nghiệp FDI.

1.3.2.3. Hoạt động rửa tiền và chuyển giá của các doanh nghiệp FDI

Mục đích của chuyển giá là chuyển lợi nhuận ra nước ngồi thơng qua giá cao khi nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và giá thấp khi xuất khẩu bất chấp doanh nghiệp tại nước sở tại khơng có lợi nhuận, thậm chí thua lỗ (sau khi đã thu hồi vốn đầu tư và đạt mục tiêu lợi nhuận thì có thể cho phá sản, giải thể hay bán lại doanh nghiệp với giá rẻ).

Thất thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) từ thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngồi. Chống chuyển giá chỉ có hiệu quả khi gắn với cơ cấu lại nguồn thu NSNN theo hướng giảm tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu, đặc biệt là giảm tỷ trọng thu từ nhập khẩu, xuống mức 5-10% tổng thu NSNN.

Chuyển giá làm “đội giá” máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp FDI đồng thời “phá giá” sản phẩm đầu ra khiến cho doanh nghiệp FDI bị thua lỗ giả tạo. Chuyển giá đối với máy móc thiết bị tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp FDI, một mặt còn tạo ra “giá trị ảo” cho tài sản cố định, tăng tỷ lệ khấu hao tài sản cố định thực, “thổi phồng” phần vốn góp của phía nước ngồi, làm méo mó bức tranh thực tế về vốn FDI (cả thu hút và giải ngân).

Mặt khác, giá nhập khẩu cao do chuyển giá còn hạn chế khả năng cạnh tranh bình đẳng của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài.

1.3.2.4. Gây mất cân đối về cơ cấu ngành kinh tế

Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ tập trung đầu tư vào các ngành có thể thu lợi nhuận cao trong thời gian ngắn. Điều này đã dẫn đến tình trạng một số ngành mở rộng quy mô quá mức so với nhu cầu của cơ cấu kinh tế, làm cho việc sử dụng các nguồn lực phát triển trở nên kém hiệu quả, gây ra tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Vốn đầu tư nước ngồi chỉ tập trung vào những ngành có cơng nghệ tương đối thấp. Nói cách khác, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ quan tâm xây dựng các chiến lược của mình sao

cho phù hợp với nền kinh tế địa phương, có cân nhắc đến nguồn tài nguyên nội địa, quy mô, thị hiếu thị trường nội địa, chất lượng của lao động và các yếu tố đầu vào sẵn có, sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp nội địa.

1.3.2.5. Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị sử dụng quá mức

Khi nước nhận đầu tư khơng có một quy hoạch đầu tư tổng thể, chi tiết và khoa học thì sẽ xảy ra tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên bị khai thác bừa bãi và sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Dẫn đến nguồn tài nguyên bị sử dụng quá mức.

1.3.2.6. Vấn đề về ô nhiễm môi trường

Một trong những tác động tiêu cực của FDI đối với nước nhận đầu tư là ảnh hưởng về mơi trường. Tình trạng xuất khẩu ơ nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI ngày càng gia tăng. Các nước đang phát triển có nguy cơ trở thành những nước có mức nhập khẩu ơ nhiễm cao và nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… Bên cạnh đó, ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học, tài nguyên nước, thủy sản, khí hậu và gia tăng ơ nhiễm các lưu vực sông ngày một rõ ràng và nghiêm trọng. Các khu vực công nghiệp mở rộng làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống, nơi cư trú của động vật hoang dã, thực vật bị xáo trộn, hủy hoại. Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết “trên tồn quốc hiện có 283 khu cơng nghiệp với hơn 550.000 m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụm cơng nghiệp trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung; các cụm cơng nghiệp cịn lại, hoặc các cơ sở sản xuất tự xử lý nước thải hoặc xả trực tiếp ra môi trường” [6], [20].

Thống kê trong số hơn 100 khu cơng nghiệp ở Việt Nam hiện nay có 80% đang vi phạm các quy định về mơi trường”.

1.3.2.7. Gây ra thâm hụt thương mại

Thông thường Nhà nước sở tại rất khó kiểm sốt được giao dịch ngoại thương của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, bởi vì hầu hết các giao dịch này là giao dịch nội bộ cơng ty của các tập đồn tư bản đa quốc gia. Đặc điểm này đã khiến các nước tiếp nhận đầu tư khó có khả năng kiểm sốt nguồn ngoại tệ để

duy trì và làm chủ cán cân thanh tốn, gây trở ngại cho việc thu hút vốn FDI, giảm tác động tích cực của FDI lên cán cân thanh toán của nước chủ nhà.

Bảng 1. 1: Kim ngạch xuất, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI giai đoạn 1991-10/2012 giai đoạn 1991-10/2012

Đơn vị tính: triệu USD

Năm (A) Xuất khẩu Nhập khẩu (D) Chênh lệch (C-D) Chênh lệch (B-D) Kể cả dầu thô (B) Không kể dầu thô (C) 1991-1995 4.100 1.200 1996-2000 27.090 10.590 2001-2005 77.400 34.600 2006-2007 69.000 28.600 2008 34.500 24.080 27.800 (3.720) 6.700 2009 29.900 23.600 24,800 (1.200) 5.100 2010 39.087 34.129 36,968 (2.839) 2.119 2011 54.461 47.225 47,763 (538) 6.698 Tháng 10/ 2012 44.280 38.220 39,694 (1.474) 4.586 Nguồn: http://fia.mpi.gov.vn

Qua bảng 1.1, cho thấy thâm hụt thương mại khu vực FDI giảm đột biến năm 2009 so với năm 2008. Nguyên nhân là do trong giai đoạn tháng 3-4/2009, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp tăng thuế. Năm 2011, thâm hụt thương mại ở khu vực này cũng giảm đáng kể là do thuận lợi về giá xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)