9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.2.1.3. Hoàn thiện hệ thống pháp lý về tài chính liên quan đến FDI, ưu đã
- Hệ thống văn bản pháp lý của nước nhận đầu tư liên quan trực tiếp đến thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là FDI đối với cả nước cũng như từng địa phương (trong đó có tỉnh Lâm Đồng) đó là yếu tố đầu tiên tác động tới. Hiện nay, trong bối cảnh nguồn FDI bị khan hiếm do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008 để lại, các nhà đầu tư buộc phải cân nhắc trong việc bỏ vốn đầu tư vào nước nào, ngành nào an toàn và mang lại lợi nhuận cao nhất. Do vậy, chính sách thu hút FDI không những hấp dẫn mà còn phải mang tính cạnh tranh với các nước khác. Đồng thời, chính sách thu hút FDI cần hướng vào mục tiêu phát triển chung của cả nước, của từng địa phương đối với những lĩnh vực kinh doanh mới, hiện đại, phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước, quốc tế, có tính cạnh tranh và khả năng kết nối cao với mạng kinh doanh toàn toàn quốc và thế giới.
- Chính sách ưu đãi: Chính sách ưu đãi phải thể hiện cụ thể, rõ ràng là ưu đãi vào đâu, cho ai, loại dự án nào, … Không thể có một chính sách chung chung. Chẳng hạn, có những chính sách ưu đãi riêng biệt cho các nhà đầu tư chiến lược, các công ty đa quốc gia, có tiềm năng về công nghệ và thị trường. Thông qua hệ thống giá cả áp dụng thống nhất như giá điện, nước, giá cước vận tải, bưu điện, hàng không, ... Nâng cao hiệu quả đối với các biện pháp ưu đãi tài chính như giải quyết nhanh vấn đề thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài, chính sách lãi suất (nếu các doanh nghiệp FDI có nhu cầu vay), việc chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện, vấn đề góp vốn được dễ dàng; đặc biệt là không nên hạn chế hoặc đưa ra qui định bắt
buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải góp vốn bằng tiền mặt khi họ cũng đang gặp những khó khăn bởi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ.
- Chính sách thuế: Thực hiện tốt luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là hai luật thuế chủ đạo trong giai đoạn đầu áp dụng để đưa hoạt động thu thuế đối với các dự án đầu tư nước ngoài đi vào ổn định. Hỗ trợ cho các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư được hưởng những ưu đãi của các qui định mới về thuế, lợi tức, giá thuế đất mới, miễn giảm thuế doanh thu đối với những doanh nghiệp thực sự lỗ vốn.
- Chính sách phí: Ban hành chính sách thu phí thống nhất, rõ ràng để tránh tình trạng thu phí bất hợp lý và không quản lý được, tránh thu phí tuỳ tiện ở các địa phương.
- Chính sách tiền lương: Rà soát lại chính sách tiền lương của Nhà nước, sửa đổi, bổ sung các quy định về tiền lương, bảo hiểm xã hội, các chế độ đãi ngộ người lao động trong doanh nghiệp FDI phù hợp với chính sách tiền lương của Việt Nam qui định cho người lao động hoạt động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính sách đầu tư nước ngoài với các chính sách điều chỉnh ngành khác, bao gồm chính sách đầu tư chung, chính sách khu công nghiệp theo hướng hình thành cụm công nghiệp có tính chuyên môn hóa và chính sách phát triển kinh tế vùng. Đồng thời, cần có những quy định rõ ràng để chọn lọc các ngành, các lĩnh vực đầu tư, không đầu tư tràn lan, và kiên quyết ngăn chặn các dự án đầu tư làm tổn hại lâu dài đến nền kinh tế, tài nguyên, thiên nhiên, môi trường. Ngoài ra, cũng cần phải có những quy định rõ ràng, chặt chẽ đối với yêu cầu bắt buộc về chất lượng của các dự án FDI tùy theo lĩnh vực và địa bàn đầu tư.
Kiểm tra, rà soát lại đồng thời bổ sung thể chế và triển khai áp dụng nghiêm hệ thống quy định các yêu cầu bắt buộc về công nghệ, chuyển giao công nghệ, thu hút, đào tạo kỹ năng cho người lao động.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến đầu tư mà trước hết là khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn trong quy định của Luật Đầu tư và các luật khác, như cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư, về chuyển nhượng dự án đầu tư và chuyển nhượng cổ phần, về sự không thống nhất về lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư giữa Luật Đầu tư với các Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất nhập khẩu. Cải thiện thủ tục hành chính đảm bảo gọn, nhẹ, hiệu quả. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đầu tư nước ngoài, nhất là vi phạm về sử dụng đất đai, tài nguyên, chuyển giá, gây ô nhiễm môi trường kinh doanh.