9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.1.3. Các tiềm năng, thế mạnh về kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng
Tiềm năng kinh tế: Lâm Đồng có lợi thế về đất đai rất phong phú về chủng
loại, độ phì nhiêu khá thích hợp cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung thành các vùng quy mô khá lớn, thuận lợi cho tổ chức khai thác thành các vùng nguyên liệu tập trung.
Lâm Đồng có diện tích trồng trà lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên một phần lớn doanh thu của tỉnh là nhờ vào phát triển du lịch và xuất khẩu cà phê. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lâm Đồng xếp ở vị trí thứ 61/63 tỉnh thành, đến năm 2012 xếp hạng 54/63 tỉnh thành Việt Nam.
Giai đoạn 9 tháng đầu năm 2012, GDP theo giá so sánh năm 1994 đạt 7.247 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cùng kỳ 2011. Trong đó nông lâm thủy sản đạt 1.752 tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 2.760,8 tỷ đồng, dịch vụ đạt 2.733,7 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn này, GDP theo giá hiện hành đạt 19.366 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ 2011. Trong đó nông lâm thủy sản đạt 6.104 tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 4.515 tỷ đồng, dịch vụ 8.747 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 197,7 tỷ đồng tăng 9,6 %, tổng mức đầu tư xã hội đạt 8.550 tỷ đồng, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 2.886,5 tỷ đồng, thu hút du lịch đạt 2,98 triệu lượt đồng thời giải quyết cho 22.663 lao động.
Du lịch: Du lịch được xem là một trong những thế mạnh đặc trưng của Lâm
Đồng với thành phố Đà Lạt là một trong những trung tâm du lịch của cả nước. Lâm Đồng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như các thác nước tại huyện Đức Trọng và những thắng cảnh thiên nhiên tại Đà Lạt như Hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương. Tuy
nhiên, trong thời gian gần đây, do không được quan tâm bảo trì đúng mức, cảnh quan nhiều thắng cảnh đang bị phá hủy. Ngày 10 trong 17 thắng cảnh quốc gia xuống cấp, trong đó có ba ngọn thác ở huyện Đức Trọng đã được xếp hạng quốc gia tại Lâm Đồng đã biến mất gồm: thác Gougah, thác Liên Khương và thác Bảo Đại. Lý do là vì các đơn vị được giao đầu tư thiếu năng lực và chỉ lo khai thác kinh doanh bán vé.
Giáo dục: Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn
tỉnh Lâm Đồng có 459 trường học ở cấp phổ trong đó có trung học phổ thông có 37 trường, trung học cơ sở có 133 trường, tiểu học có 251 trường, trung học có 22 trường, có 16 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 200 trường mẫu giáo. Nền giáo dục trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Tỉnh có 3 trường đại học là đại học Đà Lạt, đại học Yersin và đại học Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh cơ sở tại Đà Lạt [8].
Y tế: Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có
187 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 14 bệnh viện, 22 phòng khám đa khoa khu vực và 148 trạm y tế phường xã, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng với 3015 giường bệnh và 582 bác sĩ, 596 y sĩ, 859 y tá và khoảng 483 nữ hộ sinh.