9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.2.2.8. Tạo sự lan tỏa cho các FDI tại tỉnh đã hoạt động thành công
Thu hút đầu tư FDI, cần tạo hiệu ứng lan tỏa cho các doanh nghiệp địa phương. Để thực hiện điều này tỉnh Lâm Đồng cần chú trọng xúc tiến đầu tư đối với các nhà đầu tư tại chỗ để an tâm mở rộng sản xuất, tạo hiệu ứng lan tỏa thông tin để thu hút các nhà đầu tư mới. Từ những kết quả hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh
trong giai đoạn 2011- 2015, Lâm Đồng chủ yếu tập trung vào các phần việc như: Tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ, vận động xúc tiến các nhà đầu tư, các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tiếp đón, làm việc với các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh. Tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư; các hoạt động xúc tiến ở nước ngoài. Đồng thời, xây dựng tài liệu quảng bá về tiềm năng tỉnh; hỗ trợ thủ tục cho nhà đầu tư; tổ chức các chương trình gặp mặt, đối thoại doanh nghiệp; kết nối ngân hàng - doanh nghiệp... Công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh trong thời gian qua đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh, góp phần tăng nguồn thu ngân sách tỉnh hằng năm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết nhiều việc làm. Đồng thời, tăng khả năng tiếp cận với khoa học, công nghệ tiên tiến thế giới và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân của tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thu hút FDI vào Lâm Đồng, hoạt động xúc tiến cần đổi mới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay môi trường đầu tư của tỉnh vẫn còn một số hạn chế. Đó là thủ tục hành chính chưa thông thoáng; việc tạo quỹ đất sạch chưa được giải quyết kịp thời, … nên ảnh hưởng đến nhà đầu tư tiếp cận đất đai để triển khai dự án. Kết quả thu hút đầu tư nhiều về số lượng, nhưng vốn thực hiện chưa cao, chưa có nhiều dự án mang tính lan tỏa và đột phá...
Theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, những năm qua, Lâm Đồng muốn kêu gọi FDI; kêu gọi các nhà đầu tư mới, nhưng những nhà đầu tư hiện có trên địa bàn thì lại bị “lãng quên”. Trong khi đó, chính các nhà đầu tư đã và đang hoạt động thành công trên địa bàn tỉnh là một nguồn lực rất quan trọng. Cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư hiện có ở các khu công nghiệp của tỉnh hoạt động, phát triển, mở rộng sản xuất và trở thành đầu tàu để lan tỏa kêu gọi các nhà đầu tư khác.
Thực tế cho thấy, việc quảng bá, kêu gọi đầu tư không ai làm tốt hơn là các nhà đầu tư hiện có thành công. Chính doanh nghiệp đã đầu tư, hoạt động hiệu quả trên địa bàn kêu gọi đầu tư thì các nhà đầu tư khác sẽ rất tin tưởng. Bởi họ biết cái gì là ưu thế, cái gì là hạn chế và những gì các nhà đầu tư mới cần quan tâm.
Cùng với đó, tỉnh cần chủ động “gõ cửa” các nhà đầu tư có tiềm năng vào đầu tư theo quy hoạch các cụm ngành tại các khu công nghiệp theo qui hoạch, ... để tạo ra chuỗi giá trị gia tăng. Đặc biệt, khi mời gọi các nhà đầu tư vào tỉnh, phải đồng hành, tạo mọi thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trụ vững và phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [21].