Đẩy mạnh xúctiếnđầutư để phát triển FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 92 - 97)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.2.2.6. Đẩy mạnh xúctiếnđầutư để phát triển FDI

Sau cải cách thủ tục hành chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng và cung cấp các loại hình dịch vụ tiện ích cao, vấn đề xúc tiến và tiếp thị đầu tư là một nhân tố quan trọng của môi trường đầu tư do đó cần phải tổ chức nghiên cứu và xây dựng văn bản pháp quy về công tác xúc tiến đầu tư nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư.[1]

Hoạt động xúc tiến đầu tư phải phù hợp với định hướng chung của cả nước, phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch KTXH, quy hoạch ngành, lĩnh vực của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phù hợp với định hướng của Chính phủ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài, phù hợp với kế hoạch KTXH của tỉnh nhằm tác động thiết thực đến phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020.

- Hoạt động xúc tiến đầu tư xây dựng trên cơ sở Quyết định số 03/2014/QĐ- TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Hoạt động xúc tiến đầu tư phải có tác động thiết thực đến việc thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào các lĩnh vực hoặc địa bàn, do đó các hoạt động xúc tiến đầu tư phải có tính khả thi về nội dung, phương thức, thời gian, địa điểm, kinh phí.

- Hoạt động xúc tiến đầu tư phải gắn liền với hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch và các chương trình tuyên truyền đối ngoại, văn hóa. Huy động các nguồn xã hội hóa để thực hiện hoạt động xúc tiến toàn diện.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng lấy xúc tiến đầu tư tại chỗ làm hạt nhân hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết khó khăn trong quá trình triển khai đầu tư, kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả nhằm cải thiện môi trường đầu tư.

Trên cơ sở kế hoạch chung của thời kỳ, hàng năm cần xây dựng kế hoạch, danh mục dự án phù hợp trình tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.

Đồng thời xây dựng danh mục đầu tư của vùng và kêu gọi vốn FDI cho giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo, kèm theo xây dựng mạng thông tin chi tiết về dự án. Hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động của các bộ phận xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm đã có đại diện và tiếp tục mở rộng địa bàn xúc tiến đầu tư. Ngoài các đối tác truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,... Lâm Đồng tập trung thu hút đầu tư từ các đối tác có tiềm lực tài chính, công nghệ cao, công nghệ sạch như: Israel, Singapore, Mỹ, Pháp, các nước EU, Ấn Độ... Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...

Trước hết, là chăm lo và hỗ trợ tối đa, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hiện đã đầu tư vào Lâm Đồng. Hỗ trợ, giúp đỡ họ giải quyết các khó khăn, vướng mắc, ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Làm cho họ cảm nhận được là tỉnh thực sự đem đến cho họ những điều kiện tốt nhất, đáp ứng

mọi điều kiện nhanh nhất và ưu đãi nhất. Có như vậy, thông qua các nhà đầu tư này, hình thành một kênh tiếp thị, xúc tiến đầu tư uy tín và hiệu quả. Đây chính là phương pháp ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả.

Trong thời gian qua, cùng với xu thế chung của cả nước, Lâm Đồng đã quan tâm chú trọng đến công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, như thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó với sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo tỉnh, các doanh nghiệp trong tỉnh và cả người dân địa phương đã làm cho phương thức tiếp thị hình ảnh địa phương thêm đa dạng và ngày càng phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả công tác này trong thời gian tới, cần tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến, tiếp thị, vận động thu hút đầu tư theo hướng là xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư một cách khoa học, bài bản mang tính định hướng lâu dài, có trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ cụ thể về dự án, ngành nghề, địa bàn thu hút đầu tư và đối tượng nhà đầu tư, cụ thể [7]

- Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu

tư: Phối hợp Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm xúc tiến

đầu tư Miền trung, Ban chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội (VASS), các tổ chức như Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) ... và các ngành của tỉnh thực hiện các chương trình hợp tác tổ chức đoàn ra nước ngoài khảo sát thị trường đầu tư, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh gồm du lịch và nông nghiệp, hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành và cải thiện môi trường đầu tư.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư. Thường

xuyên cập nhật, hiệu chỉnh, bổ sung thông tin về tình hình phát triển KTXH của tỉnh, tình hình thu hút đầu tư, tình hình điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách thu hút đầu tư của Trung ương và của tỉnh... để cung cấp cho các nhà đầu tư thông qua các kênh quảng bá xúc tiến, tập trung quảng bá qua trang thông tin điện tử của Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch www.dalat-info.vn và trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh www.lamdong.gov.vn. Thu thập thông

tin từ doanh nghiệp, nhà đầu tư và kịp thời phản ánh đến Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan nhằm hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án.

- Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư: Hàng năm phối hợp với các

ngành chức năng, địa phương đề xuất, điều chỉnh bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư. Thông tin kịp thời đến nhà đầu tư, doanh nghiệp danh mục dự án đã thu hút đầu tư, tình hình điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, tình hình triển khai, thu hồi dự án đầu tư. Cụ thể: Dự án kêu gọi đầu tư cấp quốc gia ( Khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm, cải tạo nâng cấp các nhà ga Đà Lạt, Trại Mát, Dran phục vụ du lịch, 84 km, nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh; Đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, 200,3 km, BOT có sự hỗ trợ của Nhà nước; Khu Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú, 323 ha, nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh; Khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt với diện tích 97,7 ha, nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và kinh doanh. Tiếp đến là các Dự án kêu gọi đầu tư cấp tỉnh

(Lâm Đồng kêu gọi 14 dự án trong lĩnh vực công nghiệp, 25 dự án trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ và thương mại, 2 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, 1 dự án trong lĩnh vực giao thông - vận tải, 7 dự án trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng và khu dân cư, 1 dự án trong lĩnh vực khoa học, công nghệ).

- Xây dựng tài liệu, ấn phẩm về xúc tiến đầu tư như: cẩm nang xúc tiến đầu

tư, cơ hội đầu tư vào các khu cụm công nghiệp, danh mục chi tiết các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư, tập gấp tuyên truyền quy định trình tự, thủ tục, cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng, USB chứa dữ liệu về đầu tư, DVD giới thiệu tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tài liệu thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư. Cập nhật, cung cấp đầy đủ thông tin về đầu tư và chủ động

giới thiệu tiềm năng, cơ hội, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của tỉnh trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch và trang thông tin điện tử của tỉnh. Liên kết Website xúc tiến đầu tư của tỉnh với

Website của Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan...

- Đào tạo tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư. Phối hợp với

các cơ quan Trung ương tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực xúc tiến đầu tư cho cán bộ trực tiếp làm công tác xúc tiến đầu tư, cán bộ quản lý nhà nước có liên quan, hiệp hội, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó kể cả mời chuyên gia, giảng viên nước ngoài vào giảng dạy với sự hỗ trợ của các Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thuộc Cục đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm Cập nhật vận hành có hiệu quả thông tin pháp luật, cơ chế chính sách, thủ tục đầu tư, những vấn đề doanh nghiệp, nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, cung cấp thông tin về kinh doanh, đầu tư...

- Hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin

KTXH, tình hình đầu tư; quy hoạch; kế hoạch phát triển KTXH ngành và vùng (Tây Nguyên); pháp luật, cơ chế, chính sách; tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư đồng thời đưa đi khảo sát thực địa để tìm địa điểm đầu tư phù hợp khi có yêu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư.

- Phối hợp các ngành chức năng liên quan thực hiện tiếp đón, giới thiệu danh mục dự án, địa điểm thực hiện dự án và cung cấp thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục đầu tư và tư vấn đầu tư từ khâu đăng ký, đề xuất dự án đầu tư, đến các bước triển khai dự án cho đến khi dự án đi vào hoạt động. Trợ giúp nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

- Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban, ngành với nhà đầu tư, kịp thời cập nhật thông tin ưu đãi của dự án cho nhà đầu tư khi có sự thay đổi, hàng năm tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách và pháp luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động hiệu quả, tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư của tỉnh, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới. Hàng năm tổ chức ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) một cách chu đáo nhằm tôn vinh các doanh nghiệp hoạt động tốt trên địa bàn tỉnh.

- Hợp tác về xúc tiến đầu tư: Thực hiện phối hợp với vùng, Bộ, ngành

Trung ương, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư, các Sở, địa phương, các ban quản lý của tỉnh tổ chức hoặc tham gia tổ chức hội nghị xúc tiến (tổng hợp) về đầu tư, thương mại và du lịch. Hàng năm phối hợp với JICA, JETRO tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư tại tỉnh nhằm thu hút đầu tư, hợp tác phát triển thương mại và du lịch.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020 là 14.500 triệu đồng, trong đó kinh phí xã hội hóa: 2.400 triệu đồng từ doanh nghiệp, nhà đầu tư đóng góp khi tham gia các đoàn xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch trong và ngoài nước, tham gia các khóa đào tạo.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, các khu du lịch phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch, các cơ quan có liên quan thực hiện vận động thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, các khu du lịch. Các tổ chức hội doanh nghiệp của tỉnh giúp đỡ các doanh nghiệp hội viên chủ động liên doanh, liên kết, tăng cường thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh. Vận động các doanh nghiệp hội viên đóng góp kinh phí cho công tác xúc tiến đầu tư.

Công tác xúc tiến, tiếp thị, vận động thu hút đầu tư, nhất là thu hút FDI phải được thực hiện hết sức đa dạng, thường xuyên liên tục, bằng nhiều phương pháp và không chỉ là trách nhiệm của riêng cơ quan chuyên môn về lĩnh vực này mà cần được xã hội hóa để mọi tổ chức, cá nhân cùng tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)