CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦUTƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐẦUTƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀ
2.2.1. Tình hình phát triển đầutư trực tiếp nước ngồi ở Lâm Đồng giai đoạn
từ năm 2006 đến năm 2015
Quá trình triển khai phát triển FDI, tỉnh Lâm Đồng luôn bám sát và thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cũng đã ban hành nhiều văn bản, quy định để cụ thể hóa quy định của Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, Ngành trung ương trên tinh thần vận dụng các ưu đãi theo hướng có lợi nhất cho các nhà đầu tư để nhằm tăng cường thu hút đầu tư. Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng cịn có thêm các chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho cơng tác
đào tạo nghề của doanh nghiệp từ ngân sách địa phương như tổ chức đào tạo nghề cho lao động có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lâm Đồng …[8].
Từ năm 2006 đến năm 2015, so với khu vực Tây Nguyên Lâm Đồng luôn là tỉnh đứng đầu trong thu hút FDI. Đến năm 2015, vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Lâm Đồng vẫn đứng thứ nhất trong khu vực với 123 dự án và 502 triệu USD vốn đầu tư (chiếm 82% tổng số dự án và 60% tổng vốn đầu tư của cả khu vực Tây Nguyên). Đắc Lắc đứng thứ hai với 7 dự án và 164 triệu USD vốn đầu tư (chiếm 20% tổng vốn đầu tư của cả khu vực). Gia Lai đứng thứ ba với 11 dự án và 80 triệu USD vốn đầu tư (chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư của cả khu vực). Tiếp theo là các tỉnh Kon Tum, Đắc Nông. Xem bảng 2.1
Bảng 2.1: FDI của các tỉnh Tây Nguyên đến cuối năm 2015 TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD)
1 Lâm Đồng 123 502.296.261 2 Đắc Lắc 7 164.768.750 3 Gia Lai 11 80.284.616 4 Kon Tum 3 70.257.000 5 Đắc Nông 6 19.659.000 Tổng 150 837.265.627
Nguồn: Cục thống kê, Sở kế hoạch đầu tư
FDI bắt đầu vào Lâm Đồng từ năm 1990, nhìn chung nhịp độ thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng biến động thất thường không đồng đều qua các năm. Giai đoạn 1990 -1995, thời kỳ này tuy số lượng dự án FDI vào Lâm Đồng không nhiều nhưng tăng đều qua các năm.
Tiếp đến, giai đoạn 1996 – 2000: giai đoạn này là đỉnh cao của thu hút FDI tại Lâm Đồng với mức vốn đầu tư tăng qua các năm và tăng rất cao vào năm 1998 (với dự án Khu nghỉ mát Đà Lạt – Đan Kia, tổng vốn đầu tư 706 triệu USD). Đây là giai đoạn quy mô dự án cao nhất từ trước đến nay tại tỉnh Lâm Đồng.
Giai đoạn 2001- 2005: giai đoạn này hoạt động FDI có xu hướng chững lại và giảm đáng kể về số lượng lẫn mức vốn đăng ký, chỉ tăng trở lại trong năm 2003.
Quy mô vốn đầu tư của đa số các dự án đều nhỏ và chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ, nông nghiệp như dệt, may mặc; trồng và chế biến trà, cà phê, rau, hoa, nấm ... [8].
Từ năm 2006 – 2010: có 69 dự án, với số vốn là 404.972.349 USD. Giai đoạn này nhịp độ thu hút FDI có xu thế bắt đầu tăng trở lại trong năm 2007, 2008 về số lượng nhưng chủ yếu vẫn là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, quy mô vốn đầu tư của các dự án nhỏ, tính bình qn khoảng 819.000 USD/dự án (cao nhất là 2.000.000 USD, thấp nhất là 300.000 USD). Đáng chú ý là vào khoảng cuối năm 2006 và đầu năm 2007 có rất nhiều nhà đầu tư nước ngồi đến khảo sát tìm hiểu đầu tư vào lĩnh vực du lịch (xây dựng, kinh doanh sân golf, khu du lịch sinh thái), thuỷ điện, công nghiệp, ... với mức vốn đầu tư dự kiến khoảng vài trăm triệu USD. Riêng trong năm 2007, 2008 và 2009 tỉnh đã cấp chứng nhận đăng ký đầu tư cho 50 dự án với mức vốn là 369.456.933 USD, trong đó có 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ với mức vốn là 88.000.000 USD, còn lại chủ yếu là các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp nhẹ với qui mô nhỏ và vừa bình quân 1 dự án là 5.869.164 USD [1].
Giai đoạn 2011 – 2015: Đặc điểm giai đoạn này, nhiều dự án đã hoàn thành đi vào sản xuất kinh doanh, nên số lượng dự án mới phát sinh không nhiều. Trong giai đoạn này, có 28 dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với vốn đăng ký 69,55 triệu USD, nâng tổng số dự án còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh là 123 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 502.296.261 USD. Trong đó, 95 dự án 100% vốn nước ngồi, vốn đăng ký trên 422 triệu USD; 12 dự án liên doanh, vốn đăng ký trên 42 triệu USD ... Phần lớn các dự án có quy mơ nhỏ, đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến nơng sản, vốn bình qn 2,8 triệu USD/doanh nghiệp