Cấu trúc phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý một số di sản thế giới tại việt nam (Trang 30 - 38)

Phân tích SWOT Tích cực / có lợi Tiêu cực / gây hại Tác nhân bên trong

(Hiện trạng, yếu tố phát sinh từ nội bộ) Điểm mạnh (S) Cần phải duy trì sử dụng chúng làm nền tảng và đòn bẩy Điểm yếu (W) Cần được khắc phục, thay thế hoặc chấm dứt

Tác nhân bên ngoài

(Hiện trạng, yếu tố phát sinh từ môi trường xung quanh)

Cơ hội (O)

Cần được tận dụng ưu tiên, nắm bắt kịp thời, xây dựng và phát triển trên những cơ hội này

Thách thức (T)

Cần đưa những thách thức này vào kế hoạch nhằm đề ra các phương án phòng bị, giải quyết và quản lý Trên cơ sở các nguồn thông tin, tài liệu đã thu thập và đánh giá, luận văn áp dụng phân tích SWOT nhằm xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho sự phát triển du lịch và quản lý di sản tại ba khu vực nghiên cứu là Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Quần thể danh thắng Tràng An với ba mục tiêu là: (1) Quản lý và bảo tồn các giá trị Di sản; (2) Hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng địa phương; (3) Khai thác du lịch hiệu quả và đạt giá trị kinh tế cao.

CHƢƠNG 2

HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Nhằm đánh giá tổng thể về mơ hình quản lý di sản tại 3 Di sản thế giới tại Việt Nam là Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Quẩn thể danh thắng Tràng An., học viên đã thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại 3 khu vực chứa đựng 3 Di sản này. Điều kiện tự nhiên cung cấp cơ sở để đánh giá về vốn tự nhiên, các điều kiện tự nhiên đảm bảo phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội và các giá trị di sản cần phải bảo tồn. Điều kiện kinh tế xã hội cung cấp cơ sở để đánh giá về khả năng sử dụng vốn tự nhiên để phát triển kinh tế và những giá trị văn hóa-xã hội cần bảo tồn trong quá trình phát triển kinh tế.

2.1. Hiện trạng tài nguyên và môi trƣờng khu vực di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Vịnh Hạ Long là một vịnh ven bờ (coastal bay), nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165km, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh có diện tích 1.553km2 bao gồm 1.969 hịn đảo, trong đó trên 90% là đảo đá vơi. Phía Bắc và Tây Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn. Phía Đơng Nam và phía Nam giáp bờ Tây vịnh Bắc Bộ. Phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (Hải Phịng) [58] (Hình 2.1).

Khu vực bảo vệ tuyệt đối được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới có diện tích 434km2, gồm 775 hòn đảo trong đó có tên được giới hạn bởi 3 điểm: Đảo Đầu Gỗ (phía Tây), đảo Đầu Bê (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đơng). Bao quanh khu vực bảo về tuyệt đối là vùng đệm, có chiều rộng từ 5-7 km, phạm vi xê dịch từ 1-2km (Hình 2.2).

Hình 2.1: Bản đồ vị trí Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

[Người thành lập: Nguyễn Hải Yến; Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thùy Dương]

Hình 2.2: Sơ đồ vị trí Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long

b) Địa hình

Vịnh Hạ Long được hình thành bởi các đảo đá vơi và đá phiến, phía lục địa là các đồi và núi đá. Vịnh Hạ Long được nối với biển mở phía ngồi qua các luồng lạch có độ sâu khá lớn. Nền đáy Vịnh được bao phủ bởi lớp trầm tích hạt mịn, khu vực ven bờ đặc trưng bởi các bãi triều lầy, các đồi và núi đá tuổi Mesozoic sớm. Các bãi triều thường lớn, được che phủ bởi rừng ngập mặn và đặc trưng bởi hệ thống các kênh và lạch triều. Bên cạnh các bãi triều và đồi núi đá cịn có một số các bãi cát dọc ven bờ Vịnh. Vịnh Hạ Long có độ sâu không lớn, phổ biến từ 5-7m, những nới có luồng lạch có độ sâu 10-15m, nơi sâu nhất 25-30m và sâu dần về phía biển. Tuy nhiên cũng có một số nơi do ảnh hưởng của các đảo nên độ sâu thay đổi bất thường. Đáy biển tương đối bằng phằng, có khuynh hướng hơi dốc theo hướng Bắc Nam và từ Tây sang Đơng [3].

c) Đặc điểm khí hậu

Theo nghiên cứu của Vũ Thanh Sơn (2016) [58], khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, về cơ bản có thể chia thành hai mùa: Mùa đông lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Chế độ nhiệt trong vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của hai hệ thống gió mùa: giá mùa Đơng Bắc sinh ra khơ lạnh, gió mùa Tây Nam sinh ra nóng ẩm. Nhiệt độ khơng khí trung bình năm dao động trong khoảng 22,5 đến 23,5 C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình khoảng 15,0 đến 17,0 C. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình khoảng 28,5 đến 29,0 C.

Lượng mưa trung bình nhiều năm ở vùng nghiên cứu đạt từ 2000 – 5000mm. Mưa phân bố theo mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa đạt trung bình 296mm/tháng, cao nhất vào tháng 8 đạt trên 500mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, lượng mưa trung bình chỉ khoảng 36mm/tháng và thấp nhất vào tháng 1. Khu vực vịnh Hạ Long nằm trong vùng có tần suất xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới khá lớn với khoảng 30% trong tổng số các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam. Mùa bão xuất hiện trong khoảng tháng 6 đến tháng 10 [58].

d) Đặc điểm thủy – hải văn

Khu vực vịnh Hạ Long có địa hình dốc nên hệ thống dòng chảy mặt nhỏ, ngắn dốc, lưu lượng nước không nhiều, phân bố đều trong năm, mực nước dân lên nhanh và thoát cũng nhanh.

Khu vực này chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều điển hình với độ lớn triều lớn nhất lên đến 4,6m. Trong một tháng có hai chu kỳ triều cường với giá trị mực nước trung bình đạt 3,9m và hai chu kỳ triều kém với giá trị mực nước trung bình đạt 1,9m [58].

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a) Đặc điểm kinh tế

Hiện nay trong khu vực vịnh Hạ Long có các loại hình kinh tế chính là du lịch, dịch vụ., đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy và cảng biển... Các hoạt động kinh tế này đã đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng cho vùng vịnh trong những năm gần đây.

Phát triển du lịch, dịch vụ

Nhờ những lợi thế vốn có là cảnh quan đặc sắc với hệ thống đảo đá, hang động phong phú, những bãi cát trắng, giá trị địa chất,địa mạo nổi bật, những truyền thống văn hóa lâu đời cùng nhiều di tích lịch sử, vịnh Hạ Long là nơi có thể phát triển ngành du lịch với nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch sinh thái, chèo thuyền, tắm biển, leo núi, lễ hội văn hóa truyền thống, tham quan nghiên cứu,… Hiện nay vịnh Hạ Long đã và đang là một trong những điểm du lịch quan trọng trong sự lựa chọn của du khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam [3].

Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản

Với những điều kiện thuận lợi về khí hậu, thủy văn, vịnh Hạ Long là một trong những vùng biển nổi tiếng về hải sản. Đây là nơi quần tụ, sinh sống và phát triển của nhiều loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao như: cá Nhụ, cá Song, mực, tôm, cua, Bào ngư, Hải sâm,… Hơn nữa, sự quần tụ của các dãy núi đá trên biển còn tạo nên hệ thống các Tùng, Áng đặc trưng, là nơi sinh cư rất tốt của một số loại

hải sản quý như: ốc Đụn, Sò huyết, Tu hài, Vẹm xanh, Trai ngọc,… Chính vì vậy, nghề đánh bắt thủy hải sản từ lâu đã là phương thức sinh sống, đồng thời là một nét văn hóa truyền thống của ngư dân Hạ Long [3].

Chế độ biển nơng, lặng sóng, nguồn nước giàu chất dinh dưỡng, những bãi triều rộng lớn cũng là những điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản trên Vịnh. Hiện nay, bên cạnh việc đánh bắt, ngư dân Hạ Long cịn ni trồng các lồi hải sản có giá trị kinh tế như: Tu hài, Trai ngọc, Vẹm xanh, Sị, Ngán,… với quy mơ lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu địa phương mà cịn phục vụ xuất khẩu, đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế trong vùng [3].

Tiềm năng giao thông thủy và phát triển cảng biển

Vịnh Hạ Long là một vùng biển kín, ít sóng, an tồn cho việc neo đậu tàu thuyền, hệ thống luồn lạch tự nhiên dày đặc và cửa sơng ít bị bồi lắng, với đường bờ biển dài khoảng trên 100km từ Thị xã Quảng Yên đến Huyện Vân Đồn, vùng vịnh Hạ Long có nền kinh tế giao thông vận tải, cảng biển, kho bãi rất phát triển với nhiều cảng lớn nhỏ. Khu vực này có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn, đặc biệt là hoạt động cảng biển và du lịch. Hệ thống cảng và bến tàu nằm trong vịnh Hạ Long luôn sẵn sàng đón nhận các loại tàu nội địa và tàu viễn dương có trọng tải lớn. Trong những năm gần đây, các cảng biển được đầu tư nâng cấp các hệ thống cảng để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Đây là một trong những thế mạnh đóng góp vào sự phát triển kinh tế, nối liền tuyến vận tải thủy trong nước và thế giới [3].

b) Đặc điểm dân cư

Theo nghiên cứu tổng hợp của Vũ Thanh Sơn (2016) từ Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ninh 2015 và báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của UBND thành phố năm 2015 cho thấy lượng dân số tại khu vực nghiên cứu đông, mật độ dân số lớn, dân số tập trung chủ yếu tại khu vực ven biển tạo áp lực lớn đối với môi trường tại đây. Dân số tại khu vực Vịnh Hạ Long (thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả) chiếm khoảng 371.762 người (34,29% dân số Quảng Ninh). Trong đó, dân số thành phố Hạ Long khoàng 233.047 người, dân số ven biển thành phố Cẩm Phả khoảng 138.715 người [58].

Khu vực ven bờ vịnh Hạ Long (gồm cả vịnh Hạ Long và Bái Tử Long) là khu vực có mật độ dân cư cao gồm các khu dân cư chính là TP Hạ Long, TP.Cẩm Phả, Huyện Hồnh Bồ, Huyện Vân Đồn và Thị xã Quảng Yên với tổng dân số gần 700 nghìn dân. Ven bờ vịnh tập trung nhiều khu dân cư với mật độ dân số cao [3].

2.1.3. Giá trị di sản nổi bật

UNESCO (1994) đã đưa Vịnh Hạ Long vào danh mục các Di sản thiên nhiên thế giới về tiêu chí (iii) theo Hướng dẫn thực hiện Công ước về Di sản thế giới năm 1994 của UNESCO [73] và tương ứng với tiêu chí (vii) theo Hướng dẫn thực hiện công ước về di sản thế giới năm 2017 của UNESCO [82] dựa trên đánh giá của IUCN (1994) và ICOSMOS (1994). Theo IUCN (1994) và ICOSMOS (1994), các giá trị nổi bật khiến cho Vịnh Hạ Long đáng được UNECO quan tâm và đưa vào danh mục các Di sản thiên nhiên thế giới là các giá trị về địa chất, địa mạo và đa dạng sinh học.

Theo IUCN (1992) [63], Vịnh Hạ Long là một vịnh lớn với 1600 hòn đảo lớn, nhỏ. Các hòn đảo lớn với độ cao khoảng 100-200m nằm ở phía nam của Vịnh trong khi ở phía đơng của Vịnh là các hịn đảo trung bình với các vách dốc đứng. Khu vực Vịnh Hạ Long có sự đa dạng và phong phú về hệ thống hang động và hệ động, thực vật. Sự kết hợp của mơi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến Vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 17 loài thực vật đặc hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh. Số lượng lớn các điểm khảo cổ như Tuần Châu, Ngọc Vừng, Cái Dăm,... cung cấp các bằng chứng về sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng Vịnh Hạ Long từ khá sớm. Đây cũng là các bằng chứng cho thấy vị trí vịnh Hạ Long từng là một cảng biển quan trọng trên con đường giao thương giữa Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á khác. Các nghiên cứu của các tác giả như Trần Văn Trị & nnk (2003) [51], Trần Đức Thạnh (2011) [48] đã đánh giá chi tiết hơn các giá trị nổi bật của vịnh Hạ Long bao gồm: giá trị đa dạng các thành tạo địa chất, đa dạng về kiến trúc, cấu tạo và có

q trình tiến hóa địa chất lâu dài, đa dạng về mơi trường trầm tích, đa dạng về địa hình-địa mạo và cảnh quan tự nhiên. Đặc biệt, Vịnh Hạ Long là ví dụ điển hình cho q trình phát triển đầy đủ karst vùng nhiệt đới ẩm trên nền thạch học carbonat và kiến tạo không đồng nhất. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và q trình tiến hóa cacxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vơi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể.

Các nghiên cứu khảo cổ đã cho thấy Hạ Long là quê hương của các nền văn hóa, là nơi tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Cơng Ngun, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm [34]. Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích cịn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy v.v.

Với những giá trị nổi bật như vậy, năm 2000, UNECO tiếp tục công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới về tiêu chí (viii) [76]. Theo đó, Vịnh Hạ Long là ví dụ điển hình nhất và được biết đến nhiều nhất về tháp karst trên biển ở trên thế giới. Vịnh Hạ Long là một trong những khu vực quan trọng nhất của Fengcong (cụm tháp karst hình nón) và Fenglin (tháp karst cơ lập). Tại đây phong phú các hồ nước được hình thành từ các hố sụt karst, một trong những đặc điểm đặc biệt của đá vôi Fencong. Vịnh Hạ Long sở hữu một sự đa dạng các hang động và các địa hình khác có nguồn gốc từ quá trình địa mạo đặc biệt của tháp karst trên biển. Hệ thống hang động ở đây có ba loại chính: tàn tích của hang động kiểu phreatic; hang hóa thạch và hang hoạt động. Tại đây cũng có mặt đầy đủ các thành tạo karst ở quy mô rất lớn và trong một khoảng thời gian địa chất rất dài, tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và rộng rãi nhất của loại hình này trên thế giới và cung cấp một kho dữ liệu độc đáo và rộng lớn cho sự hiểu biết về lịch sử địa lý, địa chất và bản chất của các quá trình karst trong một môi trường phức tạp.

2.1.4. Hiện trạng môi trường và khai thác du lịch

 Hiện trạng mơi trường

Mơi trường tự nhiên nói chung vốn rất nhạy cảm và dễ bị suy thoái. Vấn đề môi trường tự nhiên Vịnh Hạ Long càng trở nên quan trọng bởi đây là khu vực này có sự phát triển xen kẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ này tạo nên những sức ép tương đối lớn tới môi trường và cảnh quan tự nhiên trên vịnh Hạ Long.

Theo các số liệu quan trắc của Ban Quản lý vịnh Hạ Long [1,2,26], vùng biển vịnh Hạ Long có dấu hiệm ơ nhiễm Fe, dầu khống và dầu mỡ, amoni, COD và TSS trong đó COD và amoni có dấu hiệu ơ nhiễm nặng nhất (Bảng 2.1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý một số di sản thế giới tại việt nam (Trang 30 - 38)