CHIẾN LƢỢC TÀI CHÍNH
Thu nhập của quy hoạch du lịch cho nhu
cầu cộng đồng Đầu tư vốn vào du lịch
CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Đầu tư ngành du lịch CHIẾN LƢỢC GIÁO DỤC Dạy học để tăng tỷ lệ việc làm của
người dân địa phương
CHIẾN LƢỢC HỢP TÁC
Tạo mối quan hệ giữa các bên quan tâm Tìm kiếm sự đồng thuận Bản sắc và phân tích di sản văn hóa
TẦM NHÌN TƢƠNG LAI
HÌNH THÀNH KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DI SẢN
CẢI TIẾN CỦA KẾ HOẠCH
Để đảm bảo nhu cầu của tất cả các bên quan tâm được đáp ứng và đạt được lợi nhuận cao nhất có thể
TẠO HỆ THỐNG CHỈ SỐ
Thông tin được thu thập một cách thường xuyên
ĐÁNH GIÁ SỰ TUYỆT VỜI CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HĨA
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về đánh giá mơ hình quản lý di sản ở Việt Nam
Hiện nay, nước ta đã có 8 di tích được UNESCO cơng nhận là Di sản Thế giới bao gồm 02 Di sản Thiên nhiên Thế giới là Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; 05 Di sản văn hóa Thế giới là Quần thể di tích Cố đơ Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ và 01 Di sản Thế giới hỗn hợp là Quần thể danh thắng Tràng An.
Các di sản thiên nhiên đã được UNESCO công nhận như Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long, Tràng An (Ninh Bình) đều dựa vào giá trị nổi bật về địa chất, địa mạo [49,51,52].
Đã có những nghiên cứu đưa ra cách nhận diện di sản như đối với Di sản thiên nhiên thì cần có Đặc điểm tự nhiên có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học; Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên có giá trị nổi bật xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn,…[19].
Hiện nay, tại Việt Nam các nghiên cứu, đánh giá về tình hình, thực trạng quản lý các khu di tích, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa,… cịn rất hạn chế, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào xây dựng và đánh giá mơ hình quản lý di sản văn hóa mà khơng quan tâm nhiều đến nghiên cứu, xây dựng mơ hình quản lý di sản thiên nhiên.
Tùy theo từng khu di sản, mơ hình quản lý được thực hiện theo nhiều phương án khác nhau. Các khu di sản có t hể được quản lý bởi Nhà nước hoặc chịu sự quản lý của doanh nghiệp tư nhân.
Có thể kể đến một số cơng trình sau:
- “Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình cơng nghiệp
hóa, đơ thi hóa”, Trần Đức Nguyên, 2015, Luận án tiến sĩ. Viện Văn hóa nghệ thuật
quốc gia Việt Nam. Trong đề tài, tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng của việc quản lý Di sản văn hóa, và những ảnh hưởng, tác động của q trình Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đến các di tích lịch sử văn hóa tại Bắc Ninh. Hơn nữa, tác giả đã nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động quản lý di sản văn hóa tại địa phương [47].
- Quản lý di sản văn hóa của Hà Nội – Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn,
Đặng Văn Bài. Quỹ hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam. Tác giả đã đưa ra giá trị văn hóa tiêu biểu của Thủ đơ Hà Nội. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa phục vụ cho mục tiêu xây dựng thành phố Văn hiến – Văn minh – Hịa bình [20].
1.3. Cơ sở tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Cơ sở tài liệu
Để nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý di sản tại khu vực nghiên cứu và có thể đề xuất được giải pháp quản lý, luận văn sử dụng 2 nguồn tài liệu chính phục vụ nghiên cứu là: Thu thập, tổng hợp tài liệu từ các nghiên cứu đã có và tài liệu từ quá trình khảo sát thực địa, điều tra, phỏng vấn cộng đồng.
Tài liệu thu thập
Học viên thu thập và tổng hợp các kết quả và phương pháp nghiên cứu từ rất nhiều các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước như: các bài báo khoa học, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp về hiện trạng khai thác du lịch, hiện trạng môi trường, hiện trạng quản lý di sản; công tác quản lý và xử lý tại khu vực nghiên cứu như: điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội, các văn bản, quy định, quyết định pháp lý liên quan đến việc xây dựng, phát triển và bảo tồn di sản,…; các số liệu về lượng khách du lịch, doanh thu từ việc phát triển du lịch từ các Ban quản lý khu di sản để ứng dụng cho việc đánh giá mơ hình quản lý di sản tại khu vực nghiên cứu, hoàn thiện luận văn.
Tài liệu điều tra, khảo sát, phỏng vấn cộng đồng
- Học viên thu thập phiếu điều tra khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường, hiện trạng khai thác du lịch, phỏng vấn cán bộ quản lý di sản thuộc Ban quản lý và phỏng vấn người dân cũng như khách du lịch.
- Khảo sát thực địa khu vực nghiên cứu để có những đánh giá khách quan và chính xác về hiệu quả của cơng tác quản lý di sản của các đơn vị quản lý có thẩm quyền so với thực tế.
1.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Sử dụng mẫu phiếu phỏng vấn đã thiết kế sẵn để điều tra trực tiếp thực trạng khai thác du lịch, bảo vệ môi trường và công tác quản lý của các đơn vị có thẩm quyền, thực trạng mơi trường qua cái nhìn của khách du lịch và người dân sống tại khu vực nghiên cứu và các hoạt động sinh kế của người dân khu vực. (xem Phụ lục 1 và 2, Hình 1.4)
Học viên tiến hành khảo sát nhanh hiện trạng môi trường như mơi trường nước, q trình bảo vệ mơi trường trong khu du lịch để đánh giá một cách tổng quát hiện trạng thực tế tại khu vực nghiên cứu và đối chiếu với những tài liệu thu thập được từ các đơn vị có thẩm quyền trực tiếp tham gia quản lý khu vực nghiên cứu.