Diện tích và dân số của các xã vùng đệm của Vườn Quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý một số di sản thế giới tại việt nam (Trang 54 - 60)

TT Huyện/Xã Diện tích (ha) Số hộ Số khẩu Mật độ (ng/km2) I Minh Hóa 98.605 3.831 17.154 32 1 Dân Hóa 17.697 834 3.519 19 2 Hóa Sơn 18.031 369 1.607 9 3 Thượng Hóa 34.634 706 3.105 9 4 Trọng Hóa 18.789 693 3.636 19 5 Trung Hóa 9.454 1.229 5.287 55 II Bố Trạch 167.606 10.279 43.829 190 6 Hưng Trạch 9.515 2.716 11.104 117 7 Phú Định 15.360 659 2.719 18 8 Phúc Trạch 6.022 2.478 10.761 178 9 Sơn Trạch 10.139 2.582 10.653 105 10 Tân Trạch 36.281 72 401 1 11 Thượng Trạch 72.572 461 2.457 3 12 Xuân Trạch 17.717 1.311 5.734 32

III Quảng Ninh 77.384 929 3.972 5

13 Trường Sơn 77.384 929 3.972 5

Cộng 343.595 15.039 64.955 227

Nguồn: Niên giám thống kê các huyện, 2011

Cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực VQG gồm 3 dân tộc chính, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất (79,82%) sống tập trung chủ yếu ở các xã vùng thấp nơi có điều kiện canh tác tốt; dân tộc Bru – Vân Kiều (có 4 tộc người đó là Vân

Kiều, Khùa, Ma Coong và Trì) và dân tộc Chứt (có 4 tộc người là Rục, Sách, Mày, Arem) chiếm 20,18% sống tập trung chủ yếu trong vùng rừng núi, sát vùng biên giới ở các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn [29].

2.2.3. Giá trị di sản nổi bật

IUCN Evaluation Report – April 2015 [62] là văn bản của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới đệ trình lên Hội đồng di sản của UNESCO để công nhận di sản thiên nhiên thế giới lần 2 cho VQG Phong Nha-Kẻ Bàng. Theo đó, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một phần của khu vực núi đá vôi cổ nhất ở Châu Á được tạo lập từ hơn 400 triệu năm trước, gắn liền với các chu kỳ kiến tạo và phát triển chính của lịch sử trái đất. Diện tích của vùng núi đá vơi Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình - Việt Nam khoảng 123.326ha. Quần thể đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng còn trải rộng tới phần đất thuộc tỉnh Khăm Muộn - CHDCND Lào, tạo thành một trong những vùng đá vôi nhiệt đới cổ đại nhất, rộng lớn nhất thế giới với những đặc tính nổi bật về địa mạo, địa chất có giá trị tồn cầu.

Phong Nha - Kẻ Bàng để lại dấu ấn về quá trình biến đổi địa chất đã và đang diễn ra tác động đến việc hình thành các dạng đất đai hoặc đặc điểm về địa hình, địa mạo. Nằm trên địa hình phức tạp ở Phong Nha - Kẻ Bàng cịn có Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tổng diện tích vườn quốc gia này là hơn 343.000ha (vùng lõi là 123.300ha và vùng đệm là 220.000ha), trong đó chiếm 83,74% diện tích là rừng nguyên sinh. Tại vườn quốc gia này các nhà khoa học đã thống kê được 2.400 loài thực vật bậc cao với 208 loài Lan trong đó có nhiều lồi q hiếm được ghi trong Sách Đỏ của Việt Nam và IUCN. Bên cạnh đó cịn có 140 lồi thú, 356 lồi chim, 97 lồi bị sát, 47 loài lưỡng thể, 162 loài cá, 369 lồi cơn trùng, trong đó nhiều loài thuộc danh mục Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới như: sao la, voọc Hà Tĩnh, mang thú...

Phong Nha - Kẻ Bàng cịn có hệ thống hang động với tổng chiều dài khoảng 80km (phần đã được phát hiện), với hàng chục hang động lớn, nhỏ. Các hang động có chiều cao từ 10 đến 40m. Nhiều hang động trong số này mới chỉ dừng lại ở dạng

chỉ một vài hang động: Phong Nha, Tiên Sơn, Hang Vòm, Thiên Đường,… Hang động ở đây rất đa dạng, nhũ đá đẹp huyền ảo.

Với những đặc trưng về địa chất và địa mạo, năm 2003, lần đầu tiên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PN-KB) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí địa chất, địa mạo (tiêu chí viii theo Hướng dẫn thực hiện công ước Di sản thế giới năm 2017). Năm 2010, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng được công nhận di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai với các tiêu chí địa chất, địa mạo (viii) và đa dạng sinh học (tiêu chí 10). Đặc biệt, tháng 7/2015, VQG PN-KB lần thứ hai ghi danh vào danh sách Di sản thế giới với 3 tiêu chí: có giá trị nổi bật về địa chất, địa mạo (viii), có giá trị nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn (tiêu chí ix); sở hữu mơi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học (tiêu chí x); là một dấu mốc quan trọng tơn vinh những giá trị nổi bật mang tính tồn cầu của VQG và góp phần nâng cao vị thế VN trên trường quốc tế.

Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm Hội Địa lý Hoàng Gia (nước Anh), chiều dài của hang Phong Nha phần xác định được là 7.729m. Hang động Phong Nha được đánh giá với “7 nhất”: sông ngầm đẹp nhất; cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất; hồ nước ngầm đẹp nhất; hang khô rộng và đẹp nhất; thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất và hang nước dài nhất.

2.2.4. Hiện trạng môi trường và khai thác du lịch

 Hiện trạng môi trường

Dựa trên hồ sơ di sản đệ trình UNESCO cơng nhận Vườn Quốc gia Kẻ Bàng [12, 14] có thể xác định được các hợp phần mơi trường của VQG PNKB:

- Hệ thống núi đá vôi và các thành tạo karst, đặc biệt là hệ thống hang động và dòng chảy ngầm trong hang động.

- Rừng tự nhiên trên núi đá vơi có diện tích 100.000 ha (Hồ sơ di sản năm 2003) có sự đa dạng sinh học cao nhưng cũng có nhiều lồi đang có nguy cơ tuyệt chủng trong đó có 51 lồi thực vật (38 loài trong sách đỏ Việt Nam và 25 loài trong

Sách đỏ của IUCN) và 68 lồi động vật có trong Sách đỏ Việt Nam và 44 lồi trong sách đỏ của IUCN.

- Hệ thống thủy văn: Sông Son và Sông Chày.

Đánh giá về thực trạng mơi trường sẽ phân tích từng vấn đề liên quan đến tác động của các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội đến các hợp phần môi trường trong khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Hiện nay, hệ thống núi đá vôi và các thành tạo karst được khai thác để phát triển các loại hình du lịch. Các phân tích sâu hơn về các loại hình du lịch này sẽ được phân tích trong phần sau tuy nhiên có thể thấy nguy cơ lớn nhất đối với mơi trường ở khu vực này khi phát triển du lịch là vấn đề rác thải, áp lực lên tài nguyên nước còn các nguy cơ đối với vấn đề phá hủy cảnh quan karst thì khơng đáng kể.

Trong quá trình khảo sát thực địa, học viên đã tham quan khu du lịch Động Thiên Đường hiện nay do Tập Đoàn Trường Thịnh khai thác, theo quan sát, học viên nhận thấy công tác bảo vệ môi trường trong khu du lịch khá tốt. Cơng ty có xây dựng hệ thống thùng rác hợp lý (cách 20m bố trí 1 thùng rác) dọc quãng đường di chuyển từ bãi đỗ xe, điểm mua vé đến khu vực Động và trong Động cũng có hệ thống thùng rác, biển báo cấm xả rác bừa bãi được bố trí hợp lý, dễ nhìn (Hình 2.8).

Ngồi ra, doanh nghiệp xây dựng khu vực nghỉ dừng chân có mái che, ghế ngồi, quầy bán đồ uống ngay trước cửa động Thiên Đường, nơi khách du lịch chờ hướng dẫn viên hoặc ăn uống nghỉ ngơi sau khi tham quan động. Tại đây, theo quan sát của học viên, thùng rác được bố trí đầy đủ, ngồi ra cịn có đội ngũ nhân viên dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác do khách tham quan để lại trên ghế hoặc dưới sàn giúp cho khu vực ln được giữ sạch sẽ (Hình 2.9).

Hình 2.8: Hệ thống thùng rác và biển báo cấm vứt rác tại khu du lịch Động Thiên Đường

[Ảnh: Nguyễn Hải Yến, 2018]

Hình 2.9: Nhân viên vệ sinh thu gom rác tại khu vực dừng chân trước Động Thiên Đường

Về công tác bảo tồn và bảo vệ rừng tự nhiên trên núi đá vôi, hiện tượng khai thác gỗ trái phép tại Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã được biết đến từ những năm 2012. Báo cáo tổng kết của Ban Quản lý vườn năm 2016 [8], cũng cho thấy VQG PNKB đang phải đối mặt với nạn khai thác gỗ rừng trái phép. Theo báo VTV.vn, từ khoảng tháng 10/2016 tại khu vực Vùng đệm Vườn Quốc gia xảy ra hiện tượng người dân ồ ạt vào rừng khai thác gốc và rễ cây hương giáng gây thiệt hại tài nguyên rừng và nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học tại Vườn [11]. Hay như báo Nhân dân đưa tin, đầu năm 2018, tại Vườn Quốc gia xảy ra tình trạng người dân chặt rừng để lấy phong lan,…[25].

Sông Son là con sông bắt nguồn từ các hang động của vùng Phong Nha – Kẻ Bàng chảy qua địa bàn xã Sơn Trạch, dân cư tại đây sống tập trung chủ yếu dọc hai bên bờ sông và nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, đánh bắt cá nước ngọt, vận tải hành khách vào thăm động bằng đường sông. Đặc biệt dịng sơng Son được nhiều du khách tham quan đánh giá là một dịng sơng với khung cảnh cịn nguyên vẻ đẹp hoang sơ, là một thắng cảnh tuyệt mỹ được thiên nhiên ban tặng [34].

Theo nghiên cứu về chất lượng môi trường nước mặt của Nguyễn Mậu Thành và nnk (2016) [35], tác giả đã tiến hành thu thập và phân tích mẫu nước tại 4 vị trí khác nhau trên dịng sơng Son là Bến phà Xuân Sơn, Cồn Na, Hợp lưu của sông Chày và sông Son về phía hạ lưu, Bến Nguyễn Văn Trỗi. Kết quả phân tích thu được cho thấy chất lượng nước mặt tại sơng Son chưa có dấu hiệu bị ơ nhiễm. Các chỉ tiêu chất lượng nước sông son như nhiệt độ, pH, BOD5, COD, độ cứng đều nằm dưới giới hạn cho phép của Quy chuẩn Việt Nam (Bảng 2.4).

Theo quan sát thực tế, năm 2008 và năm 2018, nước trên sông Son dẫn vào động Phong Nha vẫn còn trong xanh. Trong đợt khảo sát tháng 7, tỉnh Quảng Bình chịu ảnh hưởng của mưa bão nên học viên quan sát thấy nước sơng có màu đục có thể cho thấy mùa mưa, mưa lũ đã làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt trong khu vực Vườn Quốc gia (Hình 2.10).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý một số di sản thế giới tại việt nam (Trang 54 - 60)