Xuất mơ hình quản lý di sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý một số di sản thế giới tại việt nam (Trang 108 - 114)

3.3. Đề xuất mơ hình và giải pháp quản lý di sản

3.3.1. xuất mơ hình quản lý di sản

Dựa trên phân tích về thực trạng quản lý và các phân tích về hiện trạng mơi trường, khai thác phát triển du lịch tại các khu vực nghiên cứu, học viên nhận thấy một mơ hình hợp lý cho bảo tồn và phát triển di sản phải đảm bảo được các nguyên tắc sau:

- Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý và bảo tồn di sản. Nhà nước phải nhất quán và kiên trì theo định hướng phát triển bền vững (phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản và đảm bảo an ninh, công bằng xã hội).

- Nhà nước đưa ra các chính sách, cơ chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển trong giới hạn tự phục hồi của môi trường bao gồm cả môi trường tự nhiên và nhân sinh. Muốn vậy, nhà nước phải có những chính sách thu hút đầu tư rõ ràng đi kèm với đó là các chế tài cụ thể và thực thi nghiêm minh nếu các doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản.

- Các doanh nghiệp được ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế nếu đáp ứng được các điều kiện Nhà nước đưa ra về bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản.

- Các doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định mà Nhà nước đưa ra đối với các dự án đầu tư trong khu vực di sản.

Việt Nam là nước được đánh giá cao trong quá trình tham gia vào việc xây dựng chính sách UNESCO về di sản thế giới và phát triển bền vững. Đơn vị quản lý các di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam như Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Quần thể Danh thắng Tràng An đã có những hành động, xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện theo Cơng ước quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO. Nhà nước, cùng các cấp chính quyền đã xây dựng hệ thống văn bản pháp lý chung và riêng cho từng Di sản thiên nhiên tại từng khu vực như Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 109/2017/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý Di sản,… cùng các văn bản, quy định, kế hoạch quản lý tại các khu Di sản thiên nhiên thế giới do UBND tỉnh lập ra theo Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, các văn bản quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ của các Ban Quản lý khu Di sản; các văn bản quy định về việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản, quy định liên quan đến việc phát triển du lịch tại các khu di sản.

Bên cạnh những kế hoạch và hành động mà UBND tỉnh cùng các đơn vị chính quyền liên quan và Ban Quản lý di sản tại khu vực nghiên cứu đã làm được thì vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như:

- Vấn đề sinh kế của cộng đồng dân cư bản địa. Tại Vịnh Hạ Long, tuy đã thực hiện di chuyển toàn bộ ngư dân trong vùng lõi di sản lên bờ, cung cấp nhà ở cho dân nhưng sinh kế của người dân cịn gặp nhiều khó khăn, người dân thiếu việc

làm, cơ sở hạ tầng công cộng như chợ, trường học nằm cách xa khu tái định cư dẫn đến tình trạng một số gia đình quay lại Vịnh Hạ Long thực hiện những hoạt động bất hợp pháp.

- Tại Phong Nha – Kẻ Bàng, dân tộc chủ yếu là dân tộc thiểu số, sinh sống trong khu vực rừng/ lõi di sản, Các quy định chính quyền ban hành về vấn đề bảo vệ nghiêm ngặt khu Di sản ngăn cản người dân tiếp cận hang động, thu hái lâm sản trong khi khơng có chính sách giúp đỡ họ có chỗ đứng trong chuỗi giá trị du lịch. Các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản chưa được chú trọng.

- Sức ép của quá trình phát triển và cuộc sống hiện đại. Nhắc đến vấn đề này phải kể đến Tràng An cổ nằm trong vùng lõi của QTDTTA bị doanh nghiệp tư nhân khai thác du lịch bất hợp pháp. Điều đó cho thấy sự quản lý lỏng lẻo của Bộ máy quản lý tại đây, sự không thống nhất về quản lý giữa các cơ quan chính quyền và sự khai thác du lịch hướng nhiều đến lợi ích cá nhân của doanh nghiệp tư nhân.

- Vấn đề bảo vệ môi trường trên biển tại Vịnh Hạ Long. Do đặc thù du lịch tại Vịnh Hạ Long phải di chuyển chủ yếu bằng tàu thuyền, mặc dù chính quyền đã ban hành các văn bản, quyết định về vấn đề quản lý tàu thuyền di chuyển trên khu vực Di sản nhưng với lượng khách đông, số lượng tàu thuyền lớn gây khó khăn cho việc giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Về vấn đề quảng bá du lịch, từ tổng hợp lượng khách và doanh thu hàng năm tại ba khu Di sản trong mục 3.1 cho thấy lượng khách và doanh thu từ hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long và Quần thể Danh thắng Tràng An cao hơn so với Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Điều đó chứng tỏ rằng, cơng tác quảng bá du lịch tại Vịnh Hạ Long và QTDTTA tốt hơn so với VQG PNKB. Lợi thế của Vịnh Hạ Long và QTDTTA gần Trung tâm Thành phố Hà Nội hơn so với VQGPNKB, việc di chuyển đến các địa điểm tham quan cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy lượng khách đến với VQGPNKB thấp hơn so với hai Di sản còn lại nhưng những năm gần đây, nhiều loại hình du lịch mới như du lịch mạo hiểm hoặc du lịch sinh thái đang được khai thác phục vụ du lịch tại Phong Nha đang và sẽ thu hút thêm rất nhiều khách du lịch đến tham quan.

Về cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch hiện nay còn nhiều bất cập tại ba Di sản như cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng chưa phù hợp với mọi đối tượng khách du lịch. Như tại Vịnh Hạ Long, hệ thống tàu lưu trú qua đêm phần lớn phục vụ cho khách du lịch có thu nhập cao hay tại khu vực VQG PNKB hệ thống nhà hàng chưa đa dạng, các món ăn cịn hạn chế chủ yếu là nhà hàng bình dân hoặc nhà hàng phục vụ khách nước ngồi; cịn tại QTDTTA hệ thống cơ sở lưu trú và nhà hàng còn hạn chế, chưa được xây dựng nhiều sẽ là điểm bất lợi để thu hút nhiều du khách đến tham quan, du lịch.

Học viên sử dụng mơ hình phân tích SWOT để nêu ra được các điểm mạnh, điểm yếu của Di sản và mơ hình, bộ máy quản lý hiện nay tại khu vực nghiên cứu trên quan điểm so sánh với các nguyên tắc nêu trên; đồng thời nêu ra những cơ hội và những thách thức đối với công tác khai thác, phát triển du lịch và quản lý, bảo tồn Di sản thiên nhiên thế giới nhằm đề ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý và hiện trạng môi trường, các điểm mạnh, điểm yếu về các mơ hình quản lý di sản được phân tích và tổng hợp trong bảng 3.1, 3.2 và 3.3.

Bảng 3.1: Phân tích SWOT về mơ hình quản lý vịnh Hạ Long

Điểm mạnh

- Cơ cấu của Ban Quản lý vịnh Hạ Long được phân cấp rõ ràng.

- Có hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác bảo vệ và bảo tồn giá trị di sản khá đầy đủ.

- Việc xác nhập Ban quản lý vào UBND Thành phố Hạ Long giúp cho việc quản lý trở lên dễ dàng và thuận tiện hơn.

- Có chính sách thu hút các nhà khoa học nghiên cứu

- Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đang được tỉnh Quảng

Điểm yếu

- Vị trí của Ban Quản lý vịnh Hạ Long trong cơ cấu của UBND tỉnh Quảng Ninh chưa được quy định một cách rõ ràng.

- Thiếu bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường trong cơ cấu tổ chức của BQL Vịnh Hạ Long.

- Báo cáo quan trắc môi trường Vịnh Hạ Long giữa các năm không thống nhất về cách thể hiện số liệu và luận giải gây khó khăn cho việc kiểm sốt, giám sát chất lượng môi trường.

Ninh quan tâm và phát triển. - Công tác quảng bá tốt.

tư có nguy cơ gây tác động nghiêm trọng đến môi trường và giá trị di sản

Cơ hội

- Hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với giá trị cảnh quan, địa chất, địa mạo nổi bật.

- Nhà nước và các cơ quan thẩm quyền có liên quan đã quan tâm, chú trọng nhiều hơn đến Di sản thế giới tại Việt Nam, đã phê duyệt và đưa ra kế hoạch về việc Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch định hướng về bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long của Thủ tướng Chính phủ

- Tỉnh Quảng Ninh nằm liền kề với quốc gia phát triển thị trường du lịch nhanh nhất trên thế giới là Trung Quốc sẽ là cơ hội gia tăng lượng khách du lịch tiềm năng.

- Vịnh Hạ Long được các tổ chức như UNESCO, IUCN,… quan tâm và định hướng cho những phương hướng giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát huy giá trị di sản.

Thách thức

- Phát triển kinh tế nhanh dẫn đến nguy cơ suy thối mơi trường.

- Xung đột về chủ quyền trên biển Đông là thách thức không nhỏ đối với du lịch biển Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

Bảng 3.2: Phân tích SWOT về mơ hình quản lý di sản VQG PNKB

Điểm mạnh

- Tỉnh đã cho phép Doanh nghiệp đầu tư khai thác một số tuyến du lịch như Động Thiên Đường, Điểm du lịch sinh thái Suối nước Mọoc, các tuyến du lịch mạo hiểm,…

- Công tác quảng bá tốt

Điểm yếu

- Chưa có nhiều chính sách tạo điều kiện cho các nhà khoa học nước ngoài đến khảo sát, khám phá, nghiên cứu các giá trị di sản của Vườn.

- Chưa có chính sách để thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư và phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản

- Mục tiêu bảo tồn di sản chưa được lãnh đạo tỉnh quan tâm đúng mức.

- Nguồn nhân lực còn hạn chế, thu nhập của các cán bộ công nhân viên trong Ban Quản lý cịn thấp gây tình trạng bỏ việc làm.

- Báo cáo hiện trạng môi trường không được công khai, minh bạch. BQL không trực tiếp quan trắc môi trường định kỳ hàng năm mà do các nhà đầu tư, doanh nghiệp chịu trách nhiệm.

Cơ hội

- Với danh hiệu được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO, PNKB đã gây sự chú ý và thu hút nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đến tìm hiểu, nghiên cứu giá trị, tiềm năng của Di sản và đầu tư phát triển du lịch như các tổ chức phi chính phủ (NGO), Tổ chức GTZ, Ngân hàng phát triển Đức (KFW), Tổ chức Hỗ trợ Phát triển (DED) của Đức, Tập đoàn Trường Thịnh đầu tư vào du lịch Động Thiên Đường,…

- Du lịch mạo hiểm đang thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là khách quốc tế. Với hệ thống hang động đặc sắc và đa dạng tại VQG PNKB là cơ hội cho phát triển du lịch tại khu vực Di sản.

Thách thức

- Thách thức trước sự biến đổi khí hậu tồn cầu, hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm gây ảnh hưởng đến sự an toàn đối với hoạt động du lịch thám hiểm hang động dẫn đến giảm lượng khách du lịch. Vị trí tại miền Trung, hay bị ảnh hưởng bởi thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.

- Xu thế phát triển du lịch không bền vững, nhu cầu du lịch ngày càng tăng, công tác đầu tư mở rộng phát triển cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và công tác bảo tồn. - Dân số các xã vùng đệm đơng, trình độ dân trí thấp, nhận thức về pháp luật còn rất hạn chế, đất canh tác ít, thiếu việc làm ổn định, thu nhập thấp dẫn đến nhiều tình trạng khai thác gỗ trái phép, săn bẫy động vật trái phép, khai thác lâm sản phi gỗ,… gây áp lực lớn đối với công tác bảo tồn Di sản.

Bảng 3.3: Phân tích SWOT về mơ hình quản lý di sản Khu danh thắng Tràng An

Điểm mạnh

- Có hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến

Điểm yếu

bảo tồn di sản khá đầy đủ

- Có cơ quan chuyên trách về Quản lý môi trường và cảnh quan thuộc Ban quản lý Danh thắng Tràng An.

- Hình thức hợp tác cơng tư (PPP) đã mang lại nhiều lợi ích cho nhà nước và người dân trong công tác quản lý và bảo tồn di sản Danh thắng Tràng An. Tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo được các lợi ích cho người dân, giảm được gánh nặng cũng như rủi ro đối với ngân sách. Phát huy hiệu quả trong việc phát triển du lịch, thu hút khách tham quan.

- Công tác quảng bá tốt

đối với Danh thắng Tràng An

- Sự quản lý độc quyền của Doanh nghiệp gây khó khăn cho BQL trong việc giám sát và bảo tồn

- Báo cáo hiện trạng môi trường không được công khai, minh bạch. BQL không lưu giữ số liệu quan trắc môi trường mà do Doanh nghiệp quản lý và lưu trữ.

- Sự phối hợp giữa Sở Du lịch, BQL với UBND tỉnh, UBND huyện và Doanh nghiệp khai thác du lịch còn chưa chặt chẽ, thiếu kiểm soát.

- Các cơ quan Quản lý chưa có chế tài xử phạt hợp lý dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp đặt cao lợi ích cá nhân.

Cơ hội

- Được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới làm tăng lượng khách du lịch và thu hút đầu tư vào phát triển du lịch.

- Vị trí giao thông thuận lợi, gần thủ đơ Hà Nội, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng lân cận.

Thách thức

- Người lao động tại khu du lịch có độ tuổi già nên trình độ chun mơn khơng có, khó đào tạo chun sâu và khơng có ngoại ngữ; - Khách du lịch ngày càng đòi hỏi cao về

chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch; - Phát triển du lịch nhanh gây khó khăn trong

cơng tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tính nguyên vẹ của Di sản.

- Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, mang lại lợi ích cho cộng đồng gây thách thức cho công tác quản lý khi phải gắn lợi ích của di sản với lợi ích của cộng đồng.

- Nhận thức của những người tham gia du lịch chưa cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý một số di sản thế giới tại việt nam (Trang 108 - 114)