a) Đặc điểm kinh tế
Tràng An có vai trị quan trọng trong cuộc sống của người dân địa phương, tạo ra những lợi ích to lớn cho cộng đồng dân cư các khu vực lân cận cũng như cho toàn tỉnh. Hầu hết người dân địa phương trong Khu di sản đều tham gia trồng trọt (đặc biệt là lúa nước), chăn ni và đánh cá. Các làng xóm trong vùng đệm của Khu di sản đều có hội khuyến nông, khuyến lâm. Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên cung cấp hỗ trợ tài chính cho hơn 700 hộ dân, và các mơ hình trồng lúa, trồng rau và phong lan hiệu quả đang được thử nghiệm, việc nuôi ong và dê đang được khuyến khích [16].
Trước khi có hoạt động du lịch thì thu nhập chính của người dân nơi đây là từ nông nghiệp lúa nước. Tuy nhiên do diện tích đất bị che chắn bởi các dãy núi nên đất nông nghiệp ở đây không màu mỡ, lại nằm trong vùng đất trũng dưới chân núi nên dễ bị úng lụt vào mùa mưa, làm cho việc sản xuất nông nghiệp khơng cao. Ngồi nông nghiệp, tại một số thôn của xã Ninh Vân có nghề thủ cơng truyền thống
là thêu ren và chạm khắc đá nhưng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, hộ gia đình quy tụ tại một số làng.
Trong những năm gần đây đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể, song vẫn cịn nhiều khó khăn. Số lượng gia đình có người già và trẻ em vẫn chiếm một tỷ lệ cao, thu nhập của người dân thấp. Ngồi mùa nơng vụ họ phải đi làm th, làm mướn, lên rừng kiếm củi, ni thả dê núi. Khi có hoạt động du lịch, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Một số người tham gia vào hoạt động du lịch như: mở nhà hàng ăn uống, bán hàng lưu niệm, chèo thuyền, chở xe ôm… Nhiều người dân địa phương, hầu hết là phụ nữ, làm việc trực tiếp trong Khu di sản, như bảo vệ rừng, nhân viên an ninh, bảo trì, hay chèo thuyền - phần lớn số người chèo thuyền là nữ và cũng chính họ hướng dẫn du lịch và bảo vệ cho di sản góp phần tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, nhận thức và trình độ dân trí tăng lên đáng kể góp phần cải thiện cuộc sống.
b) Đặc điểm dân cư
Tính đến năm 2013, dân số Ninh Bình là: 926.995 người. Cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trong tỉnh chủ yếu là dân tộc Kinh, sau đó là dân tộc Mường [91]. Ngồi ra cịn có các dân tộc khác như: Tày, Thái, Dao, Hoa, Mông…
Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An là một di sản “sống” bởi đây là nơi sinh sống của 44.000 người dân. Trong vùng lõi Tràng An có 14.000 cư dân sinh sống, vùng đệm có 21.000 cư dân sinh sống, trong khi dân số 12 xã vùng lõi ~73.000 người, 8 xã vùng đệm là ~ 49.000 người và tổng toàn bộ 20 xã nêu trên là 122.000 người [16]. Người Tràng An là người kinh, sống trong lòng di sản chủ yếu bằng nghề trồng trọt và dịch vụ du lịch.
Dân cư sống ở khu du lịch Tràng An thuộc phần lớn dân cư của huyện Hoa Lư, một phần của huyện Gia Viễn, Nho Quan – nơi có một bộ phận người Mường có phong tục tập quán, sinh hoạt truyền thống mang đặc trưng riêng của tộc người Mường của Việt Nam. Sự giao lưu, hồ quyện giữa hai nền văn hố Việt – Mường tạo nên con người trong khu vực Tràng An thuần nông, chất phác, hiền hậu, thật
nghệ đặc sắc, rất hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Điều kiện sinh hoạt của họ cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp. Tồn huyện Hoa Lư có 16 xã thì mãi đến năm 2003 mới phổ cập 100% hết Trung học cơ sở [22].
2.3.3. Giá trị di sản nổi bật
Theo IUCN [64], Di sản thế giới hỗn hợp Tràng An (Trang An Landscape Complex) là ví dụ điển hình về cảnh quan karst trên đá vôi ở khu vực Đông Bắc Việt Nam. Được công nhận là di sản thế giới với các tiêu chí về tự nhiên và văn hóa. Các bằng chứng về mối liên hệ giữa đặc điểm địa hình và văn hóa địa phương rõ ràng. Thêm vào đó đây là một trong ít điểm di sản thế giới ở Đơng Nam Á có những bằng chứng đáng kể theo thời gian để chứng minh sự phát triển của các tầng văn hóa này. Di sản này có giá trị nổi bật về các giá trị thẩm mỹ, địa chất và lịch sử văn hóa, cụ thể như sau:
- Tiêu chí v: Tràng An là một ví dụ rõ ràng và ngoại hạng ở khu vực Đông Nam Á về sự tương tác giữa con người với cảnh quan tự nhiên và sự thích nghi với sự thay đổi về điều kiện khí hậu, địa lý và mơi trường trong hơn 30.000 năm. Lịch sử văn hóa trong thời kỳ Pleistocen muộn-Holocene gắn liền với sự tiến hóa các dãy núi đá vôi khi con người phải trải qua một giai đoạn thay đổi điều kiện khí hậu và môi trường khắc nghiệt nhất trong lịch sử Trái đất bao gồm: sự dao động mực nước biển khiến nhiều nơi trên Trái đất bị ngập chìm trong nước biển. Trong khu vực Tràng An, có nhiều nơi ghi nhận được các giai đoạn khác nhau trong lịch sử phát triển loài người ở miền bắc Việt Nam bao gồm cả giai đoạn sớm của lịch sử định cư của lồi người ở đây.
- Tiêu chí vii: Cảnh quan núi đá vôi của Tràng An là một trong những nơi đẹp nhất và đầy cảm hứng của loại hình này ở bất kỳ nơi nào trên Trái Đất. Thống trị cảnh quan là một dãy núi đá vôi vách đá cao 200m và vách đá hình nón. Chúng được liên kết bởi các rặng núi sắc nhọn bao quanh các đầm lầy sâu và thung lũng lấp đầy bởi hệ thống đường thủy được kết nối với vô số các suối và hang động dưới lịng đất, một trong số đó có thể đi lại bằng thuyền nhỏ. Đặc điểm này đem đến cho khách du lịch nhiều cảm giác do sự tương phản và sự thay đổi màu sắc do màu xanh
của rừng nhiệt đới, màu xám của đá vôi và màu xanh của nước và đôi chỗ là màu vàng và xanh của những cánh đồng lúa. Những ngọn núi hùng vĩ, những hang động bí ẩn, những vùng nước tĩnh lặng và những nơi thiêng liêng của Tràng An đã mê hoặc và truyền cảm hứng cho mọi người qua vơ số thế hệ. Đó là một nơi mà thiên nhiên và văn hóa là khơng thể tách rời, nơi mà văn hóa gặp phải sự kỳ diệu, bí ẩn và lộng lẫy của thế giới tự nhiên và được biến đổi bởi nó.
- Tiêu chí viii: Di sản hỗn hợp Tràng An nổi bật trong số các thắng cảnh núi đá vôi trên thế giới và vơ song ở quy mơ tồn cầu trong việc chứng minh các giai đoạn cuối của q trình tiến hóa karst dưới khí hậu nhiệt đới ẩm. Tràng An là một địa hình đặc biệt tồn cầu trong việc trưng bày rõ ràng và toàn diện, đầy đủ các đặc điểm địa hình núi đá vơi nhiệt đới ẩm đặc trưng, bao gồm nón tháp, hố sụt, thung lũng thốt nước, địa hình carư, đầm lầy, hang động, sông ngầm và hang động với hệ thống thạch nhũ. Ý nghĩa khoa học lớn là sự hiện diện trong một cảnh quan duy nhất của các dạng chuyển tiếp giữa karst “fengcong”, nơi các hình nón được kết nối với nhau bởi các rặng núi sắc nhọn và karst “fenglin”, nơi các tháp cổ điển đứng độc lập trên một đồng bằng ăn mịn phù sa. Khơng có nơi nào khác trên thế giới chứng tỏ sự chuyển đổi này trong địa hình karst tốt hơn hoặc rõ ràng hơn so với Tràng An. Câu chuyện về sự tiến hóa của karst, cũng được kể ở Tràng An, thậm chí cịn có ý nghĩa khoa học lớn hơn bởi vì bằng chứng cho thấy mực nước biển đã thay đổi ở đây trong quá khứ. Trong thời kỳ Pleistocen và Holocen, ranh giới của khối núi Tràng An đã bị xâm chiếm và tái hoạt động nhiều lần trên biển. Tràng An được đánh giá là có tầm quan trọng toàn cầu để minh họa sự tương tác của sự tiến hóa karst với sự thay đổi mực nước biển và các mức mực nước liên quan.
Với những Giá trị nổi bật như vậy, năm 2014, Danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản hỗn hợp thế giới trên cả tiêu chí tự nhiên và văn hóa [78].
2.3.4. Hiện trạng môi trường và khai thác du lịch
Hiện trạng mơi trường
từ q trình thực địa của học viên là tương đối tốt. Hệ thống sông trong khu du lịch khá sạch và trong, nước có màu xanh, có thể nhìn thấy hệ sinh vật dưới đáy chủ yếu là rong rêu (Hình 2.16). Theo thơng tin phỏng vấn người lái đò, học viên được biết trước đây toàn bộ khu vực này là ruộng, tuy nhiên từ khi đưa vào khai thác du lịch doanh nghiệp đã nạo vét, trồng rong rêu để tạo ra hệ thống sông di chuyển trong các tuyến tham quan này. Hàng ngày, có đội ngũ nhân cơng đi thu gom rác thải và rong rêu nổi trên sông giúp sông luôn được giữ nguyên trạng, giảm đáng kể nguồn gây ô nhiễm môi trường nước tại khu du lịch.
Hình 2.16: Hệ thống sơng trong khu du lịch Tràng An
[Ảnh: Nguyễn Hải Yến, 2018]
Trong khu du lịch di chuyển bằng đường bộ hay tại khu vực bến đị có hệ thống thùng rác được bố trí hợp lý (cách 5m có 1 thùng rác) (Hình 2.17), nhưng cấu trúc thùng rác không được chia làm hai ngăn để phân loại rác gây mất thời gian và khó khăn trong cơng tác xử lý rác sau khi thu gom. Hình thức tham quan du lịch tại Danh thắng Tràng An chủ yếu tham quan các hang nước, và phương tiện di chuyển bằng đị thì hiện nay theo như học viên quan sát, tồn bộ hệ thống đị tại bến đị Tràng An chưa được trang bị thùng rác nhỏ ở trên thuyền (Hình 2.18). Điều đó sẽ gây ra tình trạng khách tham quan có thể xả rác gây ô nhiễm môi trường khu du lịch và gây nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian cho đội ngũ dọn vệ sinh trên sơng trong những mùa cao điểm du lịch.
Hình 2.17: Bố trí thùng rác ở gần bến thuyền Tràng An thuyền Tràng An
Hình 2.18: Hệ thống đị chở khách chưa được trang bị thùng rác
[Ảnh: Nguyễn Hải Yến, 2018]
Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch
a) Doanh thu và lượng khách du lịch
Với vị trí địa lý thuận lợi, khu du lịch Tràng An có sự hấp dẫn khách du lịch từ khi đưa vào khai thác (Hình 2.19).
Hình 2.19: Sơ đồ tổng quan khu vực Tràng An
Với tiềm năng du lịch phong phú: thuận lợi về vị trí, cảnh quan hấp dẫn, địa hình đa dạng, lịch sử lâu đời, văn hóa truyền thống Khu du lịch Tràng An rất thu hút khác du lịch trong và ngoài nước, du lịch Tràng An ngày càng phát triển (Bảng 2.5).
Bảng 2.5: Biến động lượng khách và doanh thu từ du lịch tại khu du lịch Tràng An giai đoạn 2007-2016 [17]
Năm Lượng khách (triệu lượt) Doanh thu (Triệu USD)
2007 1.4 5.1 2008 1.8 7.8 2009 2.3 12.4 2010 2.9 19.8 2011 3.6 31.6 2015 6 71 2016 1.7 78
Trong 5 năm kể từ 2007, số lượng du khách đến tỉnh đã tăng với tỉ lệ trung bình 25%/năm, đạt 3,6 triệu lượt năm 2011. Doanh thu từ du lịch đạt 5,1 triệu USD năm 2007, tăng lên 31,6 triệu USD năm 2011 với tỉ lệ tăng hàng năm đạt 60,5%. Tỉnh dự báo sẽ đón được 6 triệu lượt khách vào năm 2015, trong đó khoảng 1 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, với tổng doanh thu đạt khoảng 71 triệu USD. Sau thời gian này tỉ lệ tăng trưởng lượng khách du lịch hàng năm ước đạt 10%. Hiện nay ước chừng có trên 10.000 người làm việc trực tiếp trong ngành du lịch và 20.000 người làm việc gián tiếp đã được đào tạo. Một số khách sạn và khu nghỉ dưỡng từ 3 đến 5 sao đã được xây dựng, tính đến năm 2014 đã có 280 nhà cung cấp dịch vụ lưu trú trong tỉnh với tổng số 3.564 phòng tiêu chuẩn [17].
Theo số liệu Cục thống kê tỉnh Ninh Bình trong tháng 02 năm 2017, lượng khách du lịch đến Ninh Bình đạt 1.737.108 lượt khách thăm quan, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2016 [18].
Trong đó: khách nội địa 1.658.593 lượt khách, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2016; khách quốc tế 78.515 lượt, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2016; khách lưu trú qua đêm: 47.985 lượt, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2016. Doanh thu ước đạt: 392 tỷ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2016 [18].
b) Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Trong những năm gần đây Danh thắng Tràng An đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào du lịch như: Doanh nghiệp Xuân Trường; Doanh nghiệp tư nhân Ngôi Sao; Công ty dịch vụ du lịch Bích Động, Cơng ty TNHH một thành viên Minh Phố; Công ty cố phần thương mại và dịch vụ Doanh Sinh. Nhìn chung các doanh nghiệp đã tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái cộng đồng và các lĩnh vực theo chủ trường xã hội hóa của tỉnh Ninh Bình [56].
Theo Kế hoạch quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình thì tổng nguồn kinh phí đầu tư cho cơng tác bảo tồn, tôn tạo tại khu di sản đã thực hiện trong những năm qua và kinh phí dự kiến thực hiện trong những năm tới là 300 tỉ đồng/năm được cung cấp từ nguồn ngân sách của nhà nước và của tỉnh Ninh Bình, thu từ các hoạt động du lịch và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, các nhân và từ các dự án cũng như nguồn tài trợ quốc tế [56].
- Hệ thống cấp điện:
Mạng lưới điện của Ninh Bình đã được xây dựng với các đoạn đường dây cao thế là: 770 km. Mạng lưới điện trong Khu du lịch Tràng An do Nhà máy điện Ninh Bình và 4 trạm điện phân phối cung cấp. Hiện tại, đã xây dựng được hệ thống đèn chiếu sáng khu phố công cộng cây xanh với hệ thống đèn cao áp có cơng suất: 150KV và hệ thống cốt thép cao từ 9 – 11m. Có hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ khách vào tham quan tại một số hang động trong khu du lịch Tràng An, nhất là hệ thống chiếu sáng tại chùa Bái Đính ở các điện thờ, nhà thờ, đường giao thơng chính, bãi đỗ xe… cơ bản đã hoàn thiện [22].
- Về bến bãi đỗ xe:
tô loại 45 – 50 chỗ ngồi. Bãi đỗ xe có phân cơng người trơng xe, có lán che và phân vị trí quy củ. Tuy nhiên bãi đỗ xe máy, xe đạp hiện nay thì có diện tích khơng lớn, đường vào nhỏ hẹp, rất chật chội và khó qua lại gây cho khách sự khơng thoả mái và rất khó chịu nhất là vào những ngày đông khác.
- Hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật:
Cơ sở vật chất - kỹ thuật của khu du lịch Tràng An nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, giải trí của khách khi đến du lịch tại đây. Gần trung tâm bến thuyền có những quán ăn phục vụ cho nhu cầu ăn uống của khách nhưng phần lớn lại là những quán ăn kinh doanh cá thể, còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách. Ngoài ra, các nhà nghỉ, khách sạn cũng chưa được xây dựng xong. Hiện nay ngồi khách sạn Hoa Lư thì mới chỉ có thêm một vài khách sạn đang bước đầu được xây dựng với quy mô lớn, xong chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu về lưu trú của khách. Các khách sạn nghỉ ngơi cho khách du lịch còn cách xa khu di sản [44].
Hệ thống các khu mua sắm và cửa hàng bán đồ lưu niệm cịn ít, chỉ có một vài cửa hàng nhỏ của các hộ gia đình là người dân địa phương thuộc trong phạm vi