Số liệu quan trắc môi trường 2004-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý một số di sản thế giới tại việt nam (Trang 38 - 44)

Năm pH Fe (mg/l) Dầu khoáng và dầu mỡ DO (mg/l) Amoni (mg/l) COD (mg/l) Zn (ppm) TSS (ppm) 2004 7-8,3 0,07 7,3 0,01 16,1 2007 6,9 - 8,2 0,01 7 0,01 20,05 2010 7-8,3 0,04 7,1 0,02 33,67 2011 7-8,2 0,09 0,02 7,8 0,10 0,03 35,08 2012 7-8,2 0,08 0,01 7,5 0,15 0,04 30,00 2013 7.9 0,13 0,04 7,87 0,23 0,04 22,85 Q2/2014 7,82 0,17 0,05 7,72 0,23 6,73 0,05 27,92 Q3/2014 7,8 0,10 0,36 7,73 0,18 5,98 0,04 31,04 2017 7,55 0,55 0,55 6,35 0,89 10,77 0,10 75,5 QCVN 10: 2008* 6,5-8,5 0,1 0,1 >4 0,1 4 1,0 50 QCVN 10: 2008 ** 6,5-8,5 0,3 0,2 - 0,5 - 2,0 - Nguồn: BQLVHL 2012, 2013, 2014, 2017

Ghi chú: * QCVN 10: 2008 của Bộ TN&MT lấy theo các giới hạn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước

** QCVN 10: 2008 của Bộ TN&MT lấy theo các giới hạn đối với các vùng nước biển ven bờ khác

Kết quả quan trắc nước trong tháng 4 năm 2013 của Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho thấy các khu vực bị ơ nhiễm nằm dọc theo bờ biển, ví dụ như bến cảng Bãi Cháy, hệ thống cống ngầm Thanh Niên, phía sau chợ Hạ Long (Hình 2.3).

Trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2017 của Ban quản lý Vịnh Hạ Long [3] cũng chỉ ra tại khu vực ven bờ Vịnh Hạ Long từ Cảng Tuần Châu đến Cột 5, Ban Quản lý đã tiến hành quan trắc 4 đợt tại 6 điểm. Theo thống kê, khu vực ven bờ Vịnh Hạ Long có mức độ ơ nhiễm khá cao, chất gây ơ nhiễm chính là Amoni và Colifrom (chất trong nước thải sinh hoạt); hàm lượng COD cao gấp 2-7 lần so với khu vực xa bờ vùng bảo vệ tuyệt đối khu Di sản Vịnh Hạ Long. Điều đó càng chứng tỏ rằng hoạt động kinh tế xã hội đặc biệt là hoạt động của các phương tiện tàu thuyền, hoạt động nhà hàng, chợ dân sinh, nước thải sinh hoạt đổ thẳng ra Vinh gây nên tình trạng ơ nhiễm khu vực ven bờ. Tại khu vực bảo vệ tuyệt đối di sản Thiên nhiên thế giới, tại 19 điểm quan trắc qua 4 đợt kiểm tra trong năm 2017 cho thấy khu vực làng chài Ba Hang, Cửa Vạn và Vơng Viêng ln trong tình trạng ô nhiễm Amoni, đây là khu vực nuôi trồng thủy sản và tham quan du lịch chính là nguyên nhân gây ơ nhiễm Amoni cịn hàm lượng các chất khác đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10 Khu bảo tồn thủy sinh và thấp hơn rất nhiều so với khu vực ven bờ.

Về hàm lượng kim loại nặng trong nước biển, số liệu quan trắc tại 43 điểm trong đó có khu vực ven bờ Vịnh Hạ Long và khu vực vùng lõi Di sản trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường của BQLVHL (năm 2017) cho thấy hàm lượng Fe dao động từ 0,01mg/l -1,09mg/l; hàm lượng Mn dao động từ 0,01mg/l -0,32mg/l; hàm lượng Zn dao động từ 0,01mg/l - 0,2mg/l. Tại các khu vực chịu sự tác động của quá trình khai thác, chế biến và kinh doanh than đều cho hàm lượng Fe, Mn và Zn vượt ngưỡng so với QCVN 10-MT:2015 còn khu vực ven vờ Vịnh Hạ Long và khu vực vùng lõi Di sản hàm lượng kim loại nặng trong nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN [3].

Kết quả quan trắc nước trong Báo cáo Môi trường gần đây nhất của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long [3] cho thấy tổng chất rắn lơ lửng trong nước (TSS) dao động từ 2,75 - 149mg/l, thấp nhất tại khu vực Cửa Đối và cao nhất tại khu vực Cảng Vũng Đục. Kết quả quan trắc cũng cho thấy có sự biến động khá lớn giữa các khu vực ven bờ và xa bờ, giữa khu vực tập trung hoạt động khai thác, chế biến, kinh

doanh than và các khu vực khác. Mặc dù khơng có giới hạn đối với các vùng nước biển ven bờ nói chung nhưng tổng lượng TSS đã vượt nhiều lần giới hạn đối với các vùng nước ven bờ phục vụ cho du lịch như khu vực bãi tắm, thể thao dưới nước (Bảng 2.1).

Hình 2.3: Những khu vực ơ nhiễm trọng điểm tại Vịnh Hạ Long

[Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam, 2015]

Từ những nghiên cứu đã có về mơi trường Vịnh Hạ Long và quá trình khảo sát thực tế, học viên nhận thấy mọi hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng ở vịnh Hạ Long đều ít nhiều tác động đến mơi trường nước. Ở Hạ Long, hệ thống cống chung thoát cả nước mưa và nước bẩn ra ven bờ vịnh Hạ Long. Nước trên Vịnh Hạ Long hiện nay khơng cịn giữ được màu trong xanh như trước, đặc biệt tại khu vực ven bờ, nước biển có độ đục khá lớn (Hình 2.4). Theo nghiên cứu của Hà Thị Phương Lan [23], hoạt động của các loại tàu thuyền, cảng biển là nguyên nhân gây ô nhiễm dầu và nguy cơ tiềm ẩn sự cố tràn dầu, dầu loang dù xác

suất nhỏ nhất cũng đe dọa tới môi trường nước. Theo Nguyễn Thanh Hảo [36], các nguồn gây ô nhiễm cho môi trường Vịnh Hạ Long có thể kể đến như: hoạt động khai thác than, hoạt động phát triển công nghiệp, q trình đơ thị hóa, hoạt động phát triển cảng biển, hoạt động phát triển du lịch. Nước thải của các cơ sở sản xuất như một số các nhà máy, xí nghiệp sản xuất cơng nghiệp có nước bị ơ nhiễm chưa được xử lý trước khi thải ra biển. Tại khu vực Bãi Cháy, nước thải sau khi làm sạch bằng hệ thống tự hoại của các khách sạn, nhà nghỉ cũng được đổ thải thẳng ra Vịnh. Các hộ dân sinh sống trên các vạn chài thì xả thải trực tiếp ra Vịnh [23,36]. Theo báo Lao động [32], hiện nay trên Vịnh Hạ Long có 505 tàu du lịch gồm 189 tàu nghỉ đêm và 314 tàu tham quan ban ngày, hai tàu nhà hàng, hầu hết các tàu đều khơng có hệ thống xử lý nước thải, đây chính là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường nước trên Vịnh.

Hình 2.4: Nước biển tại khu vực Cảng Tuần Châu [Ảnh: Nguyễn Hải Yến, 2018]

Mơi trường khơng khí Vịnh Hạ Long nhìn chung đảm bảo cho phát triển du lịch. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hảo [36], mơi trường tại một số điểm có nguy cơ ơ nhiễm cục bộ về nồng độ bụi lơ lửng, khí SO2, CO và bụi chì. Nguyên

nhân do hoạt động của các phương tiện cơ giới vận chuyển than, các phương tiện vận chuyển khách du lịch, hoạt động các cơng trình xây dựng và ô nhiễm từ rác, chất thải. Hoạt động khai thác than làm ô nhiễm môi trường khơng khí, thải ra một lượng bụi và khí độc. Tại mỏ lộ thiên, khi nổ mìn lượng bụi sinh ra có thể lên tới 5000mg/m3 khơng khí, trong mỏ hầm lò, khi vận tải than lượng bụi thải ra dao động từ 1200 – 2200mg/m3 khơng khí, trung bình khai thác 1000 tấn than thải ra 11-12kg bụi. Khi trời nắng kéo dài hoặc vào mùa khô, khu vực mỏ và các vùng lân cận thường xuất hiện những đám mây bụi lớn [36]. Báo cáo quan trắc môi trường của Ban quản lý Vịnh Hạ Long [4] cũng chỉ ra rằng mơi trường khơng khí trên khu vực biển ít gặp các vấn đề về nhiễm bẩn và ô nhiễm, ô nhiểm chỉ tập trung tại khu vực đô thị và các tuyến giao thông ven biển do bụi xuất phát từ việc vận chuyển, khai thác than gây ảnh hưởng đến các vùng đơ thị và dân cư biển, ít ảnh hưởng đến khu vực Di sản.

Các dự án lấn biển cũng đã gây tác động không nhỏ đến môi trường Vịnh Hạ Long. Sau khi được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, nhiều dự án lấn biển, xây dựng đô thị được nhiều doanh nghiệp xin đầu tư thực hiện nhằm thay đổi diện mạo, phát triển kinh tế cho Vịnh Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Tuy nhiên, theo thơng tin thu thập được từ các trang báo mạng về các dự án lấn biển, học viên được biết, các dự án này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến mơi trường nước và mơi trường khơng khí khu vực ven bờ vùng đệm của Vịnh Hạ Long. Theo thông tin các báo Quảng Ninh, Vnexpress [83,84] đưa tin, hàng loạt dự án lấn biển, dự án đổ bùn thải gây bồi lắng, gia tăng độ đục trong của nước biển khu vực ven bờ, nước khơng cịn giữ được độ trong xanh. Năm 2011, Tỉnh đã có quyết định “khơng san đồi, lấn biển” nhằm bảo vệ vịnh Hạ Long. Nhưng, các hoạt động lấn biển vẫn được tiến hành ở một số điểm ở khu vực vùng đệm Vịnh Hạ Long. Điển hình có thể kể đến Dự án KĐT Vựng Đâng [83,84], sau một thời gian ngừng hoạt động, đến tháng 9/2018 dự án lại tiếp tục được triển khai, chủ đầu tư huy động máy móc, ơ tơ chở đất đá xuống biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dịng sơng Cửa Lục và Vịnh Hạ Long.

Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch

a) Doanh thu và lượng khách du lịch

Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về cảnh quan, địa chất và địa mạo, đã được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994 và 2000. Từ khi được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, lượng khách du lịch đến vịnh Hạ Long liên tục tăng [27,31,36,37].

Tuy vậy, do công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức, cho đến tận năm 2015, du khách đến Hạ Long vẫn thấy sợ tắm biển ở Bãi Cháy vì bùn và rác. Từ khi Tập đồn Sun Group đầu tư cải tảo bãi tắm Bãi Cháy, số lượng khách nội địa đến tham quan Vịnh Hạ Long trong những năm gần đây tăng lên đáng kể. Theo số liệu thống kê thu thập được từ Ban Quản lý vịnh Hạ Long, lượng khách nội địa đến với Vịnh Hạ Long không ổn định trong 10 năm trở lại đây tuy nhiên lượng khách vẫn liên tục tăng (Hình 2.5). Năm 2010 và 2011, Vịnh đón lượng khách nội địa nhiều nhất trong 10 năm gần đây. Sau đó lượng khách nội địa có xu hướng giảm nhẹ và bắt đầu tăng vài năm trở lại đây. Năm 2016 và 2017, lượng khách quốc tế đến tham quan Vịnh Hạ Long là trên 2 triệu lượt người. Nhìn tổng thể biểu đồ, có thể dễ dàng nhận thấy lượng khách quốc tế đang chiếm tỷ lệ lớn hơn so với khách nội địa (Hình 2.5). Khách nội địa đến Hạ Long bằng nhiều con đường khác nhau, chủ yếu là khách địa phương và các vùng phụ cận, từ Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Ngồi ra cịn có một số lượng khách khơng nhỏ từ các tỉnh phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh đi theo tuyến du lịch đến Thủ đô Hà Nội rồi đi Hạ Long.

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện lượng khách nội địa và khách quốc tế đến Vịnh Hạ Long từ năm 2007 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý một số di sản thế giới tại việt nam (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)