Phỏng vấn khách du lịch tại Động Thiên Đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý một số di sản thế giới tại việt nam (Trang 28 - 32)

Dương, 2018]

1.3.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các quy định của pháp luật với việc thực hiện thực tế tại khu vực nghiên cứu. Tìm ra những điểm bất cập, chưa phù

hợp trong công tác quản lý. Và đối chiếu giữa các mơ hình quản lý tại các khu vực nghiên cứu nhằm tìm ra những hiệu quả và những bất cập trong những mô hình quản lý tại các khu vực khác nhau.

1.3.4. Phương pháp phân tích SWOT

Theo Phương Trần (2014), mơ hình phân tích SWOT là một cơng cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ điểm mạnh (Strengths - S), điểm yếu (Weaknesses - W), cơ hội (Opportunities -O) và thách thức (Threats - T) trong một dự án của một khu vực [38].

Mơ hình SWOT được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như mơi trường, năng lượng, phát triển du lịch,… Đã có rất nhiều bài báo khoa học sử dụng mơ hình phân tích SWOT như trong nghiên cứu về các chiến lược ưu tiên của phát triển bền vững du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Djerdap, Serbia [71]; Nghiên cứu về việc thay thế năng lượng than bằng điện ở Trung Quốc [60]; Áp dụng mơ hình SWOT để phân tích, quản lý chất thải mỏ ở Iran [72]; Phân tích SWOT trong việc quản lý môi trường trong khai thác mỏ ở Hy Lạp và ngành cơng nghiệp khống sản để đưa ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa mà ngành phải đối mặt khi áp dụng việc quản lý [70]; trong bài báo về “Chiến lược phát triển bền vững bằng phân tích SWOT tại Vườn Quốc gia Boujagh, Iran” tác giả đã sử dụng phương pháp SWOT để xác định các chiến lược quản lý cần thiết để cải thiện du lịch trong Vườn Quốc gia [59], v.v.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu là sự đánh giá các đặc điểm bên trong, tự đánh giá khả năng của nội bộ trong việc thực hiện mục tiêu, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó là điểm mạnh hay điểm yếu. Phân tích cơ hội, thách thức là các yếu tố bên ngoài nội bộ chi phối đến việc đạt được mục tiêu, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó của mơi trường bên ngồi là cơ hội hay thách thức (Bảng 1.1). Trong quá trình xây dựng chiến lược quản lý, phân tích SWOT đóng vai trị là một cơng cụ căn bản để có cái nhìn tổng thể khơng chỉ về

tiềm năng du lịch mà còn về những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của việc khai thác du lịch và quản lý hiệu quả.

Bảng 1.1: Cấu trúc phân tích SWOT [38]

Phân tích SWOT Tích cực / có lợi Tiêu cực / gây hại Tác nhân bên trong

(Hiện trạng, yếu tố phát sinh từ nội bộ) Điểm mạnh (S) Cần phải duy trì sử dụng chúng làm nền tảng và đòn bẩy Điểm yếu (W) Cần được khắc phục, thay thế hoặc chấm dứt

Tác nhân bên ngoài

(Hiện trạng, yếu tố phát sinh từ môi trường xung quanh)

Cơ hội (O)

Cần được tận dụng ưu tiên, nắm bắt kịp thời, xây dựng và phát triển trên những cơ hội này

Thách thức (T)

Cần đưa những thách thức này vào kế hoạch nhằm đề ra các phương án phòng bị, giải quyết và quản lý Trên cơ sở các nguồn thông tin, tài liệu đã thu thập và đánh giá, luận văn áp dụng phân tích SWOT nhằm xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho sự phát triển du lịch và quản lý di sản tại ba khu vực nghiên cứu là Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Quần thể danh thắng Tràng An với ba mục tiêu là: (1) Quản lý và bảo tồn các giá trị Di sản; (2) Hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng địa phương; (3) Khai thác du lịch hiệu quả và đạt giá trị kinh tế cao.

CHƢƠNG 2

HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Nhằm đánh giá tổng thể về mơ hình quản lý di sản tại 3 Di sản thế giới tại Việt Nam là Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Quẩn thể danh thắng Tràng An., học viên đã thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tại 3 khu vực chứa đựng 3 Di sản này. Điều kiện tự nhiên cung cấp cơ sở để đánh giá về vốn tự nhiên, các điều kiện tự nhiên đảm bảo phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội và các giá trị di sản cần phải bảo tồn. Điều kiện kinh tế xã hội cung cấp cơ sở để đánh giá về khả năng sử dụng vốn tự nhiên để phát triển kinh tế và những giá trị văn hóa-xã hội cần bảo tồn trong quá trình phát triển kinh tế.

2.1. Hiện trạng tài nguyên và môi trƣờng khu vực di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Vịnh Hạ Long là một vịnh ven bờ (coastal bay), nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165km, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh có diện tích 1.553km2 bao gồm 1.969 hịn đảo, trong đó trên 90% là đảo đá vơi. Phía Bắc và Tây Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn. Phía Đơng Nam và phía Nam giáp bờ Tây vịnh Bắc Bộ. Phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (Hải Phịng) [58] (Hình 2.1).

Khu vực bảo vệ tuyệt đối được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới có diện tích 434km2, gồm 775 hòn đảo trong đó có tên được giới hạn bởi 3 điểm: Đảo Đầu Gỗ (phía Tây), đảo Đầu Bê (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đơng). Bao quanh khu vực bảo về tuyệt đối là vùng đệm, có chiều rộng từ 5-7 km, phạm vi xê dịch từ 1-2km (Hình 2.2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý một số di sản thế giới tại việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)