[Ảnh: Nguyễn Hải Yến, 2018]
Năm 2009 là năm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng tạo nên sự đột phá khi phối hợp chặt chẽ với dự án GTZ xây dựng và đưa hai loại hình du lịch mới vào khai thác đó là điểm du lịch sinh thái suối nước Moọc và Du lịch Lịch sử - Tâm linh tại Hang 8 cô vào sử dụng, tạo thêm sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn thu hút du khách đến tham quan. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Tập đoàn Trường Thịnh tổ chức đầu tư và khai thác động Thiên đường, một trong những động đẹp nhất ở vùng Phong Nha, là một điểm đến mới lạ và hấp dẫn thu hút rất nhiều du khách quan tâm khám phá. Đây cũng là lần đầu tiên tại VQG áp dụng hình thức dịch vụ cho thuê môi trường rừng để tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch, nhằm thu hút vốn đầu tư và chia sẻ lợi ích tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, phong phú đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách tham quan [29]. Năm 2010, BQL Vườn
Hang Tối. Gần đây, tỉnh Quảng Bình và Trường đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN) vừa quy hoạch và xác định được chín tuyến du lịch mạo hiểm trong VQG. Trong đó, tuyến Rào Thương – Hang Én đã được phê duyệt và đưa vào khai thác. Trong năm 2013, “Chinh phục Sơn Đoòng – hang động lớn nhất thế giới”, “Phong Nha chiều sâu bí ẩn” cũng được đưa vào hoạt động nhằm đa dạng hóa các loại hình du lịch của VQG PNKB. VQG PNKB cịn rất nhiều địa điểm có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, đa dạng sinh học phong phú như Thung lũng Sinh Tồn, Thung lũng Đoòng, Rừng Gáo, Thác gió, đỉnh núi Ubị, Rừng Bách xanh,v.v.. nhưng vẫn chưa được đầu tư để đưa vào khai thác phục vụ du khách [29]. Ngồi ra, các loại hình du lịch Farmstay, Homestay, Trecking đã và đang phát triển mạnh mẽ ở đây. Theo thông tin Ban quản lý cung cấp, giữa năm 2017, Ban quản lý Vườn quốc gia đã xây dựng “Đề án du lịch sinh thái trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên và quan sát động vật hoang dã” trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt nhằm mang đến sản phẩm du lịch mới lạ, mang tính đặc thù riêng; đáp ứng nhu cầu và thu hút nhiều du khách tham quan đồng thời giảm tải đối với các tuyến, điểm du lịch khác trong mùa du lịch cao điểm,…
c) Cơ sở vật chất
- Hệ thống các cơ sở lưu trú
Cơ sở hạ tầng hiện có của khu trung tâm VQG gồm 40 phịng khép kín, có thể phục vụ cho 80-90 khách, một nhà hàng phục vụ cho 100-200 người. Ngồi ra Vườn cịn có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng của doanh nghiệp tư nhân khai thác phục vụ hoạt động du lịch của địa phương. Dọc tuyến đường đi vào khu du lịch VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn quy mơ lớn, có hệ thống sân bãi chơi thể thao, sân khấu phục vụ các buổi giao lưu [27].
Trong quá trình thực địa, học viên tiến hành khảo sát một số nhà nghỉ và nhận thấy hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đầy đủ tiện nghi, hệ thống phòng nghỉ đa dạng như: phòng đơn, phịng đơi, phịng hộ gia đình với đầy đủ vật dụng như tivi, điều hịa, tủ lạnh, nóng lạnh,… Tuy nhiên, hệ thống các cửa hàng bán đồ tạp hóa tại đây cịn hạn chế, khơng đa dạng về các sản phẩm.
- Hệ thống các nhà hàng
Hầu hết các cơ sở lưu trú của Vườn đếu có những món ăn được chế biến từ những sản phẩm của người dân vừa làm nông nghiệp vừa làm ngư nghiệp bên sông suối, những món ăn làm từ những nguyên nhiên liệu từ những trại rừng. Tuy nhiên số lượng nhà hàng lớn cịn q ít chủ yếu là các nhà hàng bình dân, các món ăn đặc trưng chưa được chú ý nhiều để giới thiệu cho khách du lịch [27].
Học viên có dịp thưởng thức các món ăn tại đây, tuy nhiên, các món ăn khá phổ thơng, trong menu khơng có nhiều món ăn đặc trưng của khu vực. Cơ sở vật chất tại hầu hết các nhà hàng còn hạn chế. Theo thơng tin tìm hiểu từ các trang báo mạng, hệ thống nhà hàng tiện nghi, sang trọng chủ yếu phù hợp phục vụ khách nước ngồi như qn bar, qn ăn món nướng kiểu Ý, kiểu Âu, Pizza,.v.v.
- Phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển tham quan chủ yêu như: thuyền (phục vụ tham quan những động nước), xe máy (phục vụ tham quan các động khô), tại khu du lịch Động Thiên Đường có hệ thống xe điện chở khách từ khu vực mua vé đến khu vực gần cửa động. Trung tâm Du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng đã phối hợp với UBND xã Sơn Trạch thành lập đội thuyền du lịch với sự tham gia của người dân địa phương. Thuyền vận chuyển do người dân tự đầu tư mua sắm, trang bị phao cứu sinh, đăng kiểm kĩ thuật an tồn giao thơng. Định kì 6 tháng 1 lần Sở Giao thông và Công an tỉnh tổ chức kiểm tra, nếu thuyền không đảm bảo yêu cầu sẽ bị đình chỉ hoạt động. Đội thuyền chịu sự quản lý, bố trí và điều hành của Trung tâm Du lịch Phong Nha Kẻ Bàng [29]. Phí thuê thuyền được quy định tại Quyết định 840 của UBND tỉnh. Ngoài ra, theo quan sát, học viên được biết Tỉnh cho lưu hành tuyến xe buýt di chuyển từ Vườn Quốc gia về Trung tâm thành phố Đồng Hới. Điều đó sẽ rất thuận tiện cho việc di chuyển của những khách du lịch tham quan tự túc tại Quảng Bình.
2.3. Hiện trạng tài nguyên và môi trƣờng khu vực di sản thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Quần thể Danh thắng Tràng An nằm trên địa phận tỉnh Ninh Bình (Hình 2.14). Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.226 ha, vùng đệm có diện tích 6.026 ha, trải trên địa bàn 12 xã thuộc 3 huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Nho Quan, Thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình [30].