Năm Doanh thu (nghìn đồng)
2012 196.609.015 2013 220.078.530 2014 471.001.175 2015 501.886.320 2016 683.587.725 2017 1.103.000.000 Nguồn: BQLVHL
Nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nữa khách du lịch đến với Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng, UBND tỉnh phối hợp với sở văn hóa thể thao và du lịch, ban quản lý vịnh Hạ Long đã xây dựng tuần du lịch Hạ Long – Quảng Ninh diễn ra từ ngày 28/04 – 02/05 tại khu vực Bãi Cháy, Tuần Châu, TP Hạ Long với hàng loạt các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch sơi động, hấp dẫn chủ yếu tập trung vào việc quảng bá hình ảnh của Quảng Ninh, và việc bầu chọn cho vịnh Hạ Long là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Trong đó, điểm nhấn mạnh của tuần du lịch Hạ Long là lễ hội du lịch Carnavan Hạ Long diễn ra vào ngày 1-5 tại khu du lịch Bãi Cháy [31].
UBND Tỉnh Quảng Ninh đã có chủ trương cho phép Ban Quản lý Vịnh Hạ Long nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng tại làng chài Cửa Vạn – làng chài lớn nhất trên vịnh Hạ Long. Mục đích của dự án là nhằm khơi phục và giữ gìn những giá trị nhân văn truyền thống, giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của cộng đồng ngư dân trong vùng di sản. Qua đó góp phần bảo tồn, khai thác bền vững các giá trị di sản Vịnh Hạ Long, tạo sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, góp phần ổn định đời sống cho ngư dân địa phương [28].
b) Các loại hình du lịch tại Vịnh Hạ Long
đón khách và giá vé được quy định rõ trong Quyết định 4278/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
Vịnh Hạ Long không chỉ mang đến những giá trị đẹp và thơ mộng về cảnh quan trong mắt du khách trong và ngồi nước mà cịn khiến du khách không cảm thấy nhàm chán, đơn điệu sau mỗi lần tham quan.
Một số loại hình du lịch đang được nhiều du khách trong và ngồi nước ưa thích tham quan khám phá vịnh Hạ Long đó là:
- Du lịch tham quan
Du lịch tham quan là loại hình du lịch phổ biến ở vịnh Hạ Long. Tham gia loại hình du lịch này du khách có cơ hội ngắm cảnh, tham quan các hang động và vui chơi giải trí, tắm biển tại các bãi đảo trên vịnh như bãi tắm Ti Tốp,…
- Du lịch chèo thuyền phao (Kayaking)
Đây là loại hình du lịch lãng mạn. Một chiếc thuyền lớn sẽ đưa du khách và những chiếc thuyền nhỏ ra những vùng biển vắng để du khách có thể tự chèo thuyền thám hiểm, khám phá những điều mới mẻ trên vịnh.
- Du lịch văn hóa
Là loại hình du lịch dành cho du khách ham mê văn hóa, có nhiều thời gian để tham quan, tìm hiểu hay nghiên cứu những di chỉ khảo cổ, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vịnh Hạ Long.
- Du lịch nghỉ dưỡng
Vịnh Hạ Long với khơng khí trong lành mát mẻ, khí hậu dễ chịu và phong cảnh tuyệt đẹp sẽ làm cho du khách cảm thấy thoải mái, thư giãn và phục hồi sức khỏe sau một thời gian làm việc căng thẳng.
- Du lịch sinh thái vịnh Hạ Long
Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long có đầy đủ các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới, địa hình đa dạng, hệ sinh thái tự nhiên phong phú cùng những giá trị văn hóa đặc sắc. Đây là những tiềm năng lớn, thuận lợi để phát triển loại hình hình du lịch sinh thái.
Đây là loại hình du lịch tham quan và du lịch có trách nhiệm với mơi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ điểm tham quan đó. Hoạt động du lịch sinh thái theo đúng nghĩa mới chỉ là tự phát, do du khách tự tổ chức tại các khu vực cịn hoang sơ hay những nơi có các vườn quốc gia nên hiệu quả còn hạn chế. Vịnh Hạ Long đã đưa vào khai thác một số tour du lịch sinh thái tại một số điểm hấp dẫn như: động Mê Cung (lịch sử hình thành hang động, trầm tích đá vôi), hồ Ba Hầm (đa dạng sinh học), núi Bài Thơ – chùa Long Tiên – đền Trần Quốc Nghiễn hay các đảo Ngọc Vừng, Quan Lạn (lịch sử, văn hóa),… Tuy nhiên, việc khai thác hoạt động du lịch sinh thái tại những địa điểm này còn nhiều hạn chế chưa phát huy hết tiềm năng, giá trị của nó. Ngày nay, du lịch sinh thái đang đặc biệt trở thành một hình thức du lịch phổ biến, nhất là các khu bảo tồn tự nhiên và các giá trị văn hóa bản địa. Việc phát triển loại hình du lịch sinh thái ở vịnh Hạ Long là cách thích hợp nhất để góp phần hạn chế những bất cập hiện có và thay đổi cách vận hành, hướng tới phát triển du lịch bền vững, lâu dài [28].
- Du lịch cộng đồng
Vịnh Hạ Long với những tiềm năng thế mạnh về cảnh quan; những giá trị nổi bật về địa chất địa mạo, giá trị đa dạng sinh học, giá trị văn hóa lịch sử chính là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch cộng đồng.
Ngồi những giá trị ngoại hạng mang tính tồn cầu, vùng di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long cịn là một trong những cái nơi của người Việt cổ. Đây là một nền văn hóa có những đặc trưng riêng, hiện nay những giá trị của nền văn hóa ấy tiếp tục được duy trì và phát triển cùng với sự tồn tại của cộng đồng ngư dân sống trên vịnh tại các làng chài như: Ba Hang, Hoa Cương, Bồ Nâu, Cửa Vạn,… Phần lớn họ vẫn sống bằng nghề chài lưới và còn giữ được nhiều phong tục tập quán mang đặc trưng của cư dân vùng biển. Vì vậy, việc phát triển mơ hình du lịch cộng đồng tại vịnh Hạ Long không chỉ đơn thuần là giới thiệu đến du khách những giá trị văn hóa đặc trưng mà cịn là biện pháp để giáo dục người dân về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống [28].
Với nhiều loại hình du lịch phong phú đa dạng, công tác quảng bá tốt giúp cho du lịch Vịnh Hạ Long ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang lại doanh thu lớn cho tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung.
c) Cơ sở vật chất
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hoài Thương [31], hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng trong và ngoài khu vực di sản đang được đầu tư nâng cao phát triển mạnh mẽ, xây dựng nhiều hạng mục cơng trình phục vụ quản lý, khai thác di sản tại các điểm du lịch như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, đảo Ti Tốp,… các cơ sở du lịch mua bán hải sản, vui chơi giải trí, ăn uống, đồ lưu niệm bước đầu đáp ứng nhu cầu của du khách. Những điểm neo đậu trên vịnh, hệ thống tàu thuyền vận chuyển khách tham quan được nâng cấp và tiêu chuẩn hóa, mở rộng hệ thống cảng du lịch Bãi Cháy.
Về tiêu chuẩn ổn định chống lật tàu, UBND tỉnh giao cho sở giao thông vận tải, chỉ đạo cơ quan đăng kiểm, kiểm định lại độ ổn định của tàu sau khi đã trang bị hết các trang thiết bị, vật dụng như: máy phát điện, téc nước, thiết bị nội thất, vật liệu ốp sàn, tầng, sau khi kiểm tra xong nếu phát hiện sai phạm thì tuyệt đối không được chấp thuận và phải xử lý sai phạm [31].
Vê công tác đảm bảo giữ vệ sinh môi trường nước Hạ Long, UBND tỉnh giao cho sở văn hóa thể thao và du lịch bố trí các điểm dịch vụ thu gom rác tại các địa điểm thích hợp và bổ sung vào quy chế yêu cầu chủ phương tiện phải đưa tất cả các rác thải trong quá trình khai thác phương tiện lên bờ đưa đến các điểm thu gom và đóng phí theo quy định [31].
2.2. Hiện trạng tài nguyên và môi trƣờng khu vực di sản thiên nhiên thế giới Vƣờn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, dọc theo biên giới Việt – Lào, có tọa độ địa lý: Từ 17021’12” đến 17044’51” vĩ độ
Bắc; Từ 105046’33” đến 106023’19” kinh độ Đông với chiều dài biên giới Việt - Lào khoảng 50km (Hình 2.6).
Hình 2.6: Vị trí Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
[Người thành lập: Nguyễn Hải Yến; Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thùy Dương]
Toàn bộ khu vực nằm trong ranh giới hành chính của hai huyện Bố Trạch và Minh Hóa, phía Tây Nam sơng Gianh, thuộc Trung tâm Trung Trung Bộ của Việt Nam, cách Thành phố Đồng Hới 40km theo hướng Tây Bắc và cách Thủ đơ Hà Nội 500km về phía Nam. Phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; phía Tây Bắc và Bắc giáp xã Dân Hóa (huyện Minh Hóa); phía Nam và Đông Nam giáp xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh). Vườn quốc gia chung ranh giới với khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno về phía Lào (Hình 2.7) [7].
Hình 2.7: Sơ đồ vị trí Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng [85]
b) Địa hình, địa mạo
Theo Trần Nghi (2003) [49], các quá trình địa chất nội – ngoại sinh phức tạp đã và đang diễn ra kể từ kỷ Trias đến nay, là nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của địa hình và địa mạo khu vực, bao gồm:
- Địa hình núi đất (phi karst) phân bố chủ yếu ở phía Đơng Nam của Vườn Quốc gia thuộc khu vực núi U Bị đến thung lũng sơng Son, sơng Chày và phân bố ven rìa khối đá vơi trung tâm Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Địa hình chuyển tiếp, có sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vơi và địa hình lục ngun.
- Địa hình karst đặc trưng cho karst cổ nhiệt đới được hình thành chủ yếu trong Kainozoi chiếm khoảng 90% diện tích Vườn Quốc gia nối liền với núi đá vơi phía Lào tạo nên một hoang mạc đá vôi liền khối.
c) Thổ nhưỡng
chiếm 37,3% diện tích tồn vùng; phần cịn lại là đá vơi. Diện tích đất gồm có các loại đất chủ yếu sau:
- Đất đen macgalit – feralit trên núi đá vơi: diện tích 450ha, chiếm 0,3%, phân bố trên những sườn dốc mạnh, thuận lợi cho việc rửa trôi.
- Đất feralit màu đỏ, đỏ nâu trên núi đá vơi: diện tích 14.981ha, chiếm 10,2%, phân bố ở những sờn dơng ít dốc hoặc chân dơng, có lớp phủ thực bì cịn tốt.
- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét: diện tích 11.155ha, chiếm 7,6%. Phân bố tập trung đơng nam và phía bắc Vườn quốc gia.
- Đất feralit vàng đỏ trên đá magma axit: diện tích 10.425ha, chiếm 7,0%, phân bố trên các sườn dốc hiểm trở.
- Đất feralit vàng nhạt trên đá cát kết: diện tích 3.700ha, chiếm 2,5%. Đây là loại đất phát triển rộng rãi ở chân dông.
- Đất dốc tụ trong thung lũng đá vơi: diện tích 5.175ha, chiếm 3,5%. Đất dốc tụ chân núi đá vơi tích động lâu ngày lấp đầy các hang hốc đá vơi do q trình karst hình thành.
- Đất thung lũng dốc tụ trong thung lũng hay máng trũng: diện tích 5.091ha, chiếm 3,4%, phân bố rải rác trong khu vực.
- Đất feralit có mùn vàng nhạt trên núi thấp: diện tích 4.078ha, chiếm 2,8%, phân bố trên đỉnh U Bò, Phu Toc Vu,…
d) Khí hậu
Phong Nha- Kẻ Bàng nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Các đặc trưng cơ bản về chế độ nhiệt, mưa ẩm, chế độ gió và chế độ thủy văn được tóm tắt trong phần sau.
- Chế độ nhiệt : Nhiệt độ bình quân hàng năm của khu vực biến động từ 23- 250C. Biên độ dao động nhiệt giữa ngày đêm và trong ngày khá lớn (vào những ngày hè nóng bức, biên độ nhiệt thường trên 100C). Nhiệt độ bình quân giữa các tháng dao động khá lớn (trên 10C), cực đại vào tháng 7 (trên 29C), cực tiểu vào tháng 1 (17C). Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 42,5C (tháng 7/2015). Nhiệt độ thấp
- Chế độ mưa ẩm : Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong vùng có lượng mưa lớn, bình qn từ 2.000 - 2.600mm/năm. Ở khu vực núi giáp biên giới Việt – Lào, lượng mưa cịn có thể lên tới 3.000mm/năm. Tần suất xuất hiện những trận mưa to chiếm khoảng 20% tập trung vào tháng 9 và 10 (có ngày lượng mưa đạt 415mm) [50,56].
Lượng nước bốc hơi khá cao và biến động từ 1.000 - 1.300mm/năm. Độ ẩm khơng khí ở mức trung bình (từ 83 - 84%) cho tồn vùng. Mùa khơ có độ ẩm khá thấp ở mức từ 66 - 68%. Cá biệt có ngày độ ẩm xuống tới 28%, đây là những ngày gió Lào thổi mạnh, thời tiết rất khơ nóng.
- Chế độ gió : Mỗi năm có 2 mùa gió chính là gió mùa đơng và gió mùa hè. Gió mùa đơng chủ yếu Đơng Bắc xen giữa các đợt gió Đơng hoặc Đơng Nam. Gió mùa hè chủ yếu là gió Tây Nam, nhưng do yếu tố địa hình nên gió đổi hướng thành gió Tây Bắc. Hàng năm có trên 50 ngày có giơng và 1 đến 2 cơn bão ảnh hưởng đến khu vực với tốc độ gió trên cấp 8 [50].
- Chế độ thủy văn : Khu vực Phong Nha Kẻ Bàng nằm gọn trong lưu vực của các dịng sơng suối là thượng nguồn của sơng Gianh. Do địa hình là núi đá vơi với nhiều đới đứt gãy về địa chất, lại nằm trong đới khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, vì thế hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến. Trên mặt đất có một số khe suối nhỏ chảy lộ thiên nhưng bị ngắt quãng khi chảy ngầm qua các hang động. Mùa mưa, các suối đều có nước dâng cao, tạo dòng chảy lớn và lũ lụt cục bộ, nhưng sau cơn mưa nước rút rất nhanh. Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11 trùng vào những tháng mưa lớn nhất. Lũ thường xuất hiện vào giữa tháng 9 và tháng 10. Mùa nước cạn vào các tháng 1- 7, các khe suối nhỏ trở thành khe chết [49,50].
e) Rừng tự nhiên
Toàn bộ khu vực núi đá vôi trong vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đều được bao phủ bởi rừng tự nhiên với độ che phủ khoảng 92% (ngoại trừ các bề mặt vách đá dốc đứng) [56]. Các khu vực khơng có rừng là các thung lũng bằng phẳng trong khu vực khối núi đá vôi và các vùng đồng bằng xung quanh. Kiểu rừng phổ biến nhất ở đây là rừng trên núi đá vơi, ngồi ra cịn có một phần diện tích rừng cây
thường xanh trên núi đất. Tất cả đã tạo nên một khu vực địa lý tự nhiên và môi trường của một vùng hoang sơ đầy bí ẩn [7].
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Đặc điểm kinh tế
Hầu hết các xã thuộc khu vực Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là những xã miền núi, vùng biên giới, điều kiện kinh tế rất khó khăn, nơng nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, ngành dịch vụ, du lịch tuy được xác định là thế mạnh nhưng chưa được đầu tư phát triển. Theo Lưu Minh Ngọc (2012) thu nhập bình qn đầu người cịn rất thấp, đặc biệt là các xã nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia như Tân Trạch, Thượng Trạch, Dân Hóa, Trọng Hóa có tỷ lệ hộ nghèo cịn rất cao (trên 90%), đây là các xã có phần đa số là người dân tộc ít người. Một số xã như Sơn Trạch, Phúc Trạch nằm trong khu du lịch Vườn Quốc gia, người dân được tham gia cung ứng các dịch vụ du lịch, buôn bán lẻ, đưa đón khách tham quan,… nên đời sống người dân tương đối phát triển hơn [29]. Theo báo cáo tổng kết năm 2017 của huyện Bố Trạch, tình hình kinh tế tại đây đã được cải thiện, cơ cấu kinh tế nông, lâm , thủy sản; công nghiệp, xây dựng, dịch vụ đều vượt ngưỡng chỉ tiêu đề ra. Thu nhập bình quân đầu người đạt 35,2 triệu đồng/năm [46]. Điều đó có thể cho thấy mặc dù trong điều kiện gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng cơ quan chính quyền đã cố gắng tạo mọi điều kiện giúp đỡ, lập ra các kế hoạch định hướng giải