3.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
3.2.6 Kết quả ước lượng mơ hình
3.2.6.1 Quyền sở hữu – quản lý
Hệ số hồi quy của biến X1 là -2,028 với mức ý nghĩa thống kê 5%, biến số này có ảnh hưởng nghịch biến với mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp. Theo đó, ở các doanh nghiệp mà Chủ tịch HĐQT cũng đồng thời là Tổng Giám đốc, mức độ công bố thơng tin thấp hơn nhóm cơng ty có sự tách biệt giữa 2 đối tượng này là -2,028 điểm. Kết quả này được lý giải là vì sự tách biệt quyền sở hữu – quản lý sẽ làm tăng sự bất cân xứng trong thông tin mà hai đối tượng này tiếp cận, nhu cầu được thông tin gia tăng sẽ làm tăng mức độ công bố thông tin. Như vậy, mức độ công bố thông tin ở các cơng ty tăng khi có sự phân quyền sở hữu – quản lý. Điều này hàm ý rằng, giả thuyết 1 không thể bị bác bỏ.
3.2.6.2 Tỉ lệ thành viên HĐQT độc lập
Với mức ý nghĩa thống kê tại 1%, hệ số hồi quy của biến X2 là 6,765. Kết quả
cho thấy khi tỉ lệ thành viên độc lập tăng lên 1% thì thì mức độ cơng bố thơng tin sẽ tăng lên 6,765 điểm. Điều này là phù hợp với kì vọng khi tỉ lệ thành viên độc lập trên tổng số thành viên HĐQT có quan hệ đồng biến với mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp. HĐQT là cơ quan cao nhất trong công ty, mọi quyết định chiến lược đều phải thông qua HĐQT. Mối quan tâm của họ là bảo vệ lợi ích và tài sản của cơng ty, đảm bảo việc đầu tư sinh lãi. Quyền lực và vai trị của HĐQT có sức ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của công ty. Tuy nhiên, quyết định của HĐQT cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi lợi ích của các thành viên có liên quan. Vì thế, sự có mặt của các thành viên độc lập với số lượng đủ lớn sẽ giúp nâng cao tính độc lập khách quan của HĐQT, họ sẽ góp phần đảm bảo lợi ích của cả các cổ đơng khác, từ đó làm tăng tính hiệu quả trong hoạt động của HĐQT và minh bạch trong thơng tin. Có thể kết luận rằng, mức độ công bố thông tin cao khi tỉ lệ thành viên độc lập trong HĐQT cao. Như vậy, giả thuyết 2 đã được chấp nhận.
3.2.6.3 Cổ đông Nhà nước
Cổ đơng nhà nước đang chiếm vị trí đáng kể trong các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE. Tuy nhiên, vai trị của cổ đơng này trong việc khuyến khích doanh
nghiệp tuân thủ tốt các quy định về công bố thông tin vẫn chưa được phát huy. Nhà nước, dù dưới góc độ là cổ đơng hay cơ quan quản lý vẫn chưa thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm sốt việc thực hiện nhiệm vụ cơng bố thơng tin của doanh nghiệp. Những quy định pháp lý chưa đủ mạnh cũng như ý thức của người thực thi đã làm giảm bớt tính hiệu lực của các quy định pháp luật. Trong xu thế hội nhập kinh tế cùng với sự biến đổi ngay trong nội tại của khu vực kinh tế nhà nước, vai trị của cổ đơng Nhà nước đang ngày càng thay đổi mạnh mẽ. Để trở thành cổ đông năng động của các doanh nghiệp, tổ chức đại diện sở hữu vốn nhà nước không thể thiếu sự quản lý chuyên nghiệp theo nguyên tắc thị trường và những chuẩn mực quản trị doanh nghiệp tiên tiến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cổ đông nhà nước không tác động đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp. Giả thuyết 3 đã không được chấp nhận.
3.2.6.4 Cổ đơng nước ngồi
Nhóm cổ đơng này đang ngày càng có vai trị quan trọng hơn đối với thị trường. Tuy nhiên, các hạn chế trong quy định của pháp luật đối với nhóm nhà đầu tư này trong những năm vừa qua vẫn chưa được dỡ bỏ. Sự tham gia bị hạn chế cũng như tính cạnh tranh của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa cao đã phần nào ảnh hưởng đến sự tham gia của đối tượng này vào thị trường. Trong thời gian tới, khi nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, các cổ đơng nước ngồi với nguồn vốn cũng như kinh nghiệm của mình, được kì vọng sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thị trường. Những đòi hỏi ngày càng cao của cổ đông ngoại cũng sẽ giúp thị trường hoạt động ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy hiện cổ đơng nước ngồi khơng có ảnh hưởng đến việc công bố thông tin của doanh nghiệp. Vì thế, giả thuyết 4 đã bị bác bỏ.
3.2.6.5 Cổ đông nội bộ
Tỉ lệ cổ phần được nắm giữ bởi các cổ đông nội bộ không ảnh hưởng đến mức độ công bố thơng tin. Như đã trình bày, tỉ lệ cổ đông nội bộ trong các doanh nghiệp thường chiếm tỉ trọng nhỏ, các cổ đơng bên ngồi doanh nghiệp vẫn chiếm đa số, vì thế, nhu cầu được công bố thông tin vẫn rất cao và vai trị của cổ đơng nội bộ trong
việc thay đổi mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp là chưa rõ ràng. Điều này đồng nghĩa với giả thuyết 5 không được chấp nhận.
3.2.6.6 Cổ đông lớn
Mức độ công bố thông tin không chịu ảnh hưởng bởi tỉ lệ cổ phần nắm giữ của các cổ đông lớn. Việc cổ phiếu tập trung vào một hoặc một số nhóm cổ đơng chưa có những ảnh hưởng tiêu cực một cách rõ ràng đến nhu cầu được cung cấp thông tin của các cổ đơng. Có thể thấy, dù cổ phiếu có do một số lượng lớn hay nhỏ cổ đơng nắm giữ thì nhu cầu về thơng tin vẫn khơng có nhiều thay đổi. Nói cách khác, tỉ lệ cổ phiếu được nắm giữ bởi cổ đông lớn không ảnh hưởng đến mức độ công bố thơng tin của doanh nghiệp niêm yết. Vì thế, giả thuyết 6 bị bác bỏ.
3.2.6.7 Cổ đơng tổ chức
Biến X7 có hệ số hồi quy là 2,626; có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Tỉ trọng cổ phiếu được nắm giữ bởi các cổ đơng là tổ chức có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tỉ trọng cổ phiếu của cổ đơng tổ chức tăng 1% thì mức độ cơng bố thông tin sẽ tương ứng tăng lên 2,626 điểm. Cổ đông tổ chức thường là các tổ chức hoạt động chun nghiệp, có lợi ích hoặc có những mối liên quan nhất định, vì thế nhu cầu đối với thơng tin của doanh nghiệp cũng cao hơn. Bên cạnh đó, do các ràng buộc về lợi ích, pháp lý và có tiếng nói hơn nên các tổ chức này cũng dễ dàng tiếp cận tiếp cận với các thông tin của doanh nghiệp hơn các đối tượng cổ đông cá nhân nhỏ lẻ. Sự tham gia của các cổ đông tổ chức vào thị trường sẽ giúp cải thiện mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp. Như vậy, tỉ lệ cổ phiếu của cổ đơng tổ chức càng tăng thì mức độ cơng bố thơng tin càng tăng, nói cách khác giả thuyết 7 được chấp nhận.
3.2.6.8 Mức độ sinh lời
Hệ số hồi quy của biến X8 là 3,942; với mức ý nghĩa thống kê tại 5%. Mức độ sinh lời sẽ tỉ lệ thuận với mức độ công bố thông tin. Theo kết quả ước lượng, ROA của doanh nghiệp tăng lên 1% thì mức độ cơng bố thông tin cũng sẽ tăng lên 3,942 điểm. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến mức độ công bố thông tin. Điều này hồn tồn phù hợp với kì vọng và cũng dễ lý giải. Mức độ sinh lời là
một trong những thông tin quan trọng, được các đối tượng trong và ngồi cơng ty quan tâm nhiều nhất. Đây là sẽ là một trong những tín hiệu có ý nghĩa tích cực nhất mà cơng ty phát đi, nó cho thấy tình hình hoạt động ổn định và hiệu quả của doanh nghiệp cùng với triển vọng về kết quả tốt hơn trong tương lai. Như vậy, mức độ công bố thông tin tăng khi mức độ sinh lời của doanh nghiệp tăng lên. Nói cách khác, giả thuyết 8 khơng thể bị bác bỏ.
3.2.6.9 Địn bẩy tài chính
Hệ số của biến X9 là -7,743; có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Trái với lý thuyết, địn bẩy tài chính có ảnh hưởng nghịch chiều với mức độ công bố thông tin và mức ảnh hưởng cũng rất đáng kể. Theo đó, mức độ cơng bố thơng tin sẽ giảm đi -7,743 điểm khi tỉ lệ nợ/tổng tài sản tăng lên 1%. Theo lý thuyết tín hiệu, địn bẩy tài chính cao sẽ là một tín hiệu về uy tín cơng ty mà doanh nghiệp phát đi mà các doanh nghiệp khác khơng thể bắt chước vì khơng thể chịu được rủi ro mà nó mang lại. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy những doanh nghiệp có tỉ lệ vay nợ cao lại thường có tình hình tài chính khơng được tốt và hoạt động khơng hiệu quả. Vì thế, những doanh nghiệp này đã tìm cách né tránh đưa thơng tin đến với cơng chúng bên ngồi, dẫn đến việc công bố thông tin của doanh nghiệp cũng bị hạn chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp có tỉ lệ địn bẩy cao tài chính càng cao thì mức độ cơng bố thơng tin giảm, giả thuyết 9 bị bác bỏ. Điều này ngược lại với kết quả nghiên cứu về Lý thuyết tín hiệu (Ross, 1977).
3.2.6.10 Quy mô công ty
Hệ số hồi quy của biến X10 là 2,260; với mức ý nghĩa thống kê tại 5%. Yếu tố cuối cùng trong mơ hình tác động đến mức độ cơng bố thơng tin là quy mô công ty. Yếu tố này được đo lường bằng quy mơ tổng tài sản. Theo đó, khi tổng tài sản tăng lên 1% thì mức độ công bố thông tin cũng tăng lên 2,260 điểm. Kết quả trên phù hợp với giả thuyết cho rằng khi quy mô công ty lớn đồng nghĩa với việc bất cân xứng thông tin giữa các đơn vị, bộ phận của công ty cũng trở nên nghiêm trọng hơn và công bố thông tin sẽ trở thành giải pháp giảm tình trạng này. Ta có thể thấy, quy mơ cơng ty càng lớn thì mức độ cơng bố thông tin càng cao. Giả thuyết 10 đã khơng thể bị bác bỏ.
3.2.6.11 Chất lượng kiểm tốn
Yếu tố này không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Các công ty kiểm tốn thuộc nhóm Big4 là các cơng ty kiểm tốn uy tín với chất lượng kiểm tốn đã được cơng nhận qua thời gian. Tuy nhiên, các việc kiểm toán hiện nay chủ yếu chỉ tập trung vào việc kiểm toán báo cáo tài chính, đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực của các số liệu kế tốn của doanh nghiệp. Những thơng tin khác, cũng rất quan trọng, nhưng chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Lý do là vì cơng tác kế tốn tại các doanh nghiệp chưa thực sự tốt và bộ phận kiểm toán nội bộ chưa được phát huy đúng vai trị. Kiểm tốn nội bộ là một bộ phận quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý nhằm đảm bảo tính đúng đắn cho các số liệu tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa thực sự hiểu và quan tâm đến của vai trò của kiểm tốn nội bộ dẫn đến làm suy giảm tính hiệu lực, hiệu quả của bộ phận này. Vì thế, các cơng ty kiểm tốn, hầu như chỉ tập trung vào xác nhận tính chính xác của các thơng tin tài chính mà chưa thể đảm bảo tính chính xác của các thơng tin khác và hướng dẫn, tư vấn cũng như khuyến khích doanh nghiệp công bố thông tin. Như vậy, chất lượng của cơng ty kiểm tốn được lựa chọn thực hiện kiểm tốn khơng có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ cơng bố thông tin của doanh nghiệp. Giả thuyết 11 vì thế bị bác bỏ.