Nguyên liệu phụ 3 1-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm nước giải khát trà ngô – mật ong đóng chai (Trang 42 - 48)

2.1.2.1 Nước

Nước sử dụng trong sản xuất phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quyết định 1329/2002/BYT/QĐ của Bộ Y Tế. Nước sử dụng trong quá trình nghiên cứu được lấy ở hệ thống nước máy do Công ty cấp thoát nước thành phố Nha Trang cung cấp.

2.1.2.2 Đường

Sử dụng đường kính trắng RS đựng trong bao bì polyme sản xuất tại Biên Hoà – Đồng Nai, đạt tiêu chuẩn TCVN 6958:2001 – Đường tinh luyện.

Các chỉ tiêu hoá lý của nguyên liệu đường như sau: Pol ≥ 99,5%

Độ ẩm < 0,05%

Hàm lượng cát sạn bằng không

2.1.2.3 Acid citric

Acid citric có công thức phân tử: C6H8O7.H2O

Acid citric là chất rắn kết tinh màu trắng, chất điều chỉnh độ chua (330 ), có độ tinh khiết 99,6%, độ ẩm đạt 17%, không bị đông vón . Acid citric có nhiều trong quả chanh vì thế còn gọi là acid chanh, khi hòa tan trong nước cất cho dung dịch trong suốt có vị chua thuần khiết, không có mùi vị lạ, nhằm duy trì hay làm trung hoà độ acid (độ chua) của thực phẩm, có tác dụng chống sự oxi hoá. Giới hạn cho phép sử dụng acid citric đủ giữ pH từ 2,8 ÷ 3,5.

2.1.2.4 Vitamin C

Vitamin C có tên hóa học là acid ascorbic, công thức phân tử C6H8O6

Vitamin C là chất bột phấn kết tinh màu trắng, một hợp chất đơn giản chứa 6 nguyên tử cacbon, gắn với đường glucoza, bền trong môi trường acid nên có thể chịu được nhiệt độ 1000C, nhưng trong môi trường kiềm nó bị oxy hóa nhanh chóng. Bổ sung chất này vào sản phẩm nhằm tăng cường trạng thái, màu sắc để phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng và làm tăng thời gian bảo quản của sản phẩm.

2.1.2.5 Chất trợ lắng Aga - Aga

Sử dung aga – aga do công ty TNHH Hải Long: 109 đường Trường chinh Tp Hải Phòng sản xuất. Có độ ẩm < 1.8%, sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 3591-88.

2.1.2.6 Bao bì

Sử dụng chai thuỷ tinh có dung tích là 240ml, cao 19cm, có màu trắng trong suốt. Chai phải đảm bảo các yêu cầu:

- Không gây độc cho thực phẩm biến đổi chất lượng, không gây mùi vị, màu sắc lạ cho sản phẩm.

- Bền đối với tác dụng của thực phẩm.

- Chịu được nhiệt độ và áp suất cao.

- Thành chai phải đều không có vết nứt, không có nếp nhăn, miệng chai phẳng, không được sứt mẻ, đáy chai phải lõm để chịu được lực nén.

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Nghiên cứu tài liệu về một số thành phần hóa học trong nguyên liệu và tác dụng y học, đời sống của các loại nguyên liệu.

2.2.2 Xác định một số thành phần trong nguyên liệu.

2.2.3 Nghiên cứu quy trình sản xuất.

2.2.4 Đề xuất quy trình sản xuất thử nghiệm.

2.2.5 Đánh giá chất lượng sản phẩm.

2.2.6 Xác định giá thành sản phẩm.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp phân tích đánh giá

 Xác định độ ẩm của nguyên liệu bằng phương pháp sấy ở nhiệt độ cao. [9]  Xác định hàm lượng khoáng (tro) bằng phương pháp nung. [9]

 Phương pháp phân tích vi sinh.

 Xác định các thông số tối ưu tại một số công đoạn. [8]

2.3.2 Phương pháp đánh giá cảm quan

Tiến hành xây dựng bảng điểm chuẩn cảm quan theo phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3215 – 79. Cơ sở để đánh giá cảm quan sản phẩm là tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam về đánh giá cảm quan TCVN 3215 – 79: Sản phẩm thực phẩm phân tích cảm quan phương pháp cho điểm. Phương pháp cho điểm được sử dụng để đánh giá chất lượng sản phẩm, đánh giá chất lượng dịch trích ly, xác định các tỷ lệ phối trộn. Tiêu chuẩn Việt Nam sử dụng hệ 20 điểm xây dựng trên một thang thống nhất có 6 bậc (từ 0 đến 5) và điểm 5 là điểm cao nhất cho một chỉ tiêu. Sáu bậc đánh giá tương ứng với nội dung mô tả trong bảng 2.1.[4]

Bảng 2.1: Cơ sở đánh giá chất lượng cảm quan Bậc đánh giá Điểm chưa có HSQT Cơ sở đánh giá

1 5 Trong chỉ tiêu đang xét, sản phẩm có tính chất tốt đặc trưng và rõ rệt cho chỉ tiêu đó, sản phẩm không có lỗi và khuyết tật nào.

2 4 Sản phẩm có khuyết tật nhỏ hoặc sai lỗi nhỏ hoặc cả hai nhưng không làm giảm giá trị cảm quan cho sản phẩm.

3 3

Sản phẩm có khuyết tật hoặc sai lỗi hoặc cả hai. Số lượng và mức độ của sai tật làm giảm giá trị cảm quan của sản phẩm

nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn.

4 2

Sản phẩm có khuyết tật và sai lỗi. Số lượng mức độ sai lỗi làm cho sản phẩm không đạt chất lượng quy định trong tiêu chuẩn

nhưng vẫn có khả năng bán được.

5 1

Sản phẩm có khuyết tật và sai lỗi ở mức độ trầm trọng, không đạt mục đích sử dụng chính của sản phẩm đó. Song sản phẩm

vẫn chưa bị coi là hỏng. Sản phẩm đó không thể bán được nhưng sau khi tái chế thích hợp vẫn có thể sử dụng được. 6 0 Sản phẩm có khuyết tật và sai lỗi ở mức độ rất trầm trọng, sản

phẩm bị coi là hỏng, không sử dụng được.

* Điểm cảm quan và hệ số quan trọng của dịch chiết trà xanh và dịch chiết râu ngô được thể hiện trong phụ lục 19 và phụ lục 20.

* Xây dựng thang điểm cảm quan cho sản phẩm.

Theo TCVN 3215 – 79, hệ số quan trọng của sản phẩm trà ngô mật ong cho các chỉ tiêu được thể hiện ở bảng:

Bảng 2.2: Hệ số quan trong của các chỉ tiêu cho sản phẩm.

Dựa vào TCVN 3215 – 79 thì chất lượng sản phẩm theo phép thử cho điểm được phân loại theo bảng 2.4.

Bảng 2.3: bảng xếp loại chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm Điểm trung bình

Tốt 18,6 – 20 Khá 15,2 – 18,6 Trung bình 11,2 – 15,1 Kém 7,2 – 11,1 Rất kém 4,0 – 7,1 Không sử dụng được 0,0 – 3,9

Đối với đồ hộp nước giải khát thì chỉ tiêu màu sắc là quan trọng nhất sau đó đến mùi, vị và trạng thái.

Cách tiến hành đánh giá cảm quan sản phẩm như sau:

Xác định màu sắc: Đổ ra cốc thuỷ tinh đặt đối diện với nguồn sáng, quan sát dưới ánh sáng tự nhiên

Mùi: Mẫu sau khi rót từ 5 – 10 phút mới xác định mùi, được tiến hành ở nơi thoáng không có mùi lạ

Chỉ tiêu Hệ số quan trọng

Màu sắc 1,2

Mùi 1,0

Vị 1,0

Vị: Yêu cầu trước khi dùng 2h không được dùng chất kích thích, uống từng ngụm nhỏ để cảm nhận vị của sản phẩm. Ghi nhận và cho điểm

Trạng thái: Đặt cốc mẫu giữa nguồn sáng và mắt quan sát độ trong, đồng nhất của sản phẩm. Ghi nhận và cho điểm.

Mức chất lượng sản phẩm theo tổng số điểm trung bình có hệ số quan trọng của các thành viên trong hội đồng. [14], [19], [20]

Qua tài liệu tham khảo và thực tế làm thí nghiệm, xây dựng bảng điểm đánh giá cảm quan cho sản phẩm NGK Trà ngô mật ong được thể hiện ở bảng 2.4

Bảng 2.4: Bảng điểm đánh giá các đặc tính cảm quan của sản phẩm Trà ngô mật ong và hệ số quan trọng của các chỉ tiêu.

Chỉ tiêu

Điểm Màu Mùi Vị Trạng thái

HSQT 1,2 1,0 1,0 0.8

5 Nâu vàng nhạt Hài hòa 3 mùi [trà, ngô và mật ong] Rất hài hòa giữa 3 vị. Trong không có cặn 4 Nâu khá đậm hoặc khá nhạt

Khá hài hòa 3 mùi []

Khá hài hòa giữa 3 vị.

Khá trong, rất ít cặn,

3 Nâu hơi đậm hoặc

hơi nhạt

Mất một trong 3 mùi []

Hài hòa giữa 3 vị.

Hơi trong, ít cặn

2 Nâu đậm hoặc hơi

vàng

Mất 2 trong 3 mùi []

Hơi hài hòa giữa 3 vị. Hơi đục, rất ít cặn 1 Nâu rất đậm hoặc rất nhạt Không thể hiện mùi

Không hài hòa giữa 3 vị.

Khá đục, ít cặn

0 Nâu đen hoặc màu

hơi vàng Có mùi lạ do khuyết tật Rất không hài hòa giữa 3 vị. Đục, nhiều cặn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm nước giải khát trà ngô – mật ong đóng chai (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)