Bản tóm tắt về chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của các nền kinh tế APEC

Một phần của tài liệu ETPs-full-report_Vie.-Vietnam-EE-Diagnostic-FINAL-Report (Trang 31 - 35)

Tuân thủ MEPS là bắt buộc, nhưng việc dán nhãn năng lượng hiện nay được thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Dán nhãn năng lượng cần trở thành quy định bắt buộc tại Việt Nam. MEPS và các thông số dán nhãn phải được BCT xem xét từ ba đến năm năm một lần. MEPS được thực hiện từ năm 2005 đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng quan trọng. MEPS của màn hình máy tính, máy chủ và máy photocopy đang được xây dựng. MEPS cho tủ làm lạnh thương mại đang được xem xét xây dựng.

BCT đã có nhiều nỗ lực cải thiện hiệu suất EE và giảm cường độ sử dụng năng lượng trong công nghiệp thông qua việc thiết lập mức tiêu thụ năng lượng cơ sở và các định mức chuẩn tiêu thụ năng lượng của ngành. Chính phủ đã xây dựng các định mức chuẩn năng lượng và chỉ số MEPS cho sản phẩm hóa chất, nước giải khát, nhựa, thép, chế biến thực phẩm và xi măng như đã trình bày bên trên.

Mục tiêu của giai đoạn 2015-2018 là giảm mức tiêu thụ năng lượng trung bình cho các ngành sau: (i) thép: 3–10% tùy loại sản phẩm và công nghệ sản xuất; (ii) hóa chất: tối thiểu 7%; (iii) sản xuất nhựa: 18–22%; (iv) xi măng: tối thiểu 7,50%; (v) dệt may: tối thiểu 5%; (vi) rượu, bia và nước giải khát: 3–7% tùy loại sản phẩm và quy mô sản xuất; (vii) giấy: 8–16% tùy loại sản phẩm và quy mô sản xuất. Tuy nhiên, BCT không đề cập đến HEPS cũng như khơng có bất kỳ chính sách khuyến khích nào. Đây là những hạng mục cần được ưu tiên trong tương lai.

1.13 Mã EE cho các tòa nhà xây mới và hiện có

Quy chuẩn về các cơng trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 (QCXDVN 09:2005/QD-BXD) có hiệu lực. Quy chuẩn này áp dụng với các nhà chung cư, cơng trình thương mại và cơng cộng có tổng diện tích sàn từ 300 m2trở lên, trong đó có các quy định về vỏ bọc cơng trình, hệ thống chiếu sáng nội thất và ngồi trời, thơng gió và điều hịa khơng khí, cũng như các thiết bị tiêu thụ năng lượng và quản lý năng lượng khác.

Phân loại cơng trình theo tổng diện tích sàn như sau:

● Các cơng trình nhỏ: từ 300 m2đến 2.499 m2;

● Cơng trình quy mơ vừa: từ 2.500 m2đến 9.999 m2;

● Các cơng trình lớn: trên 10.000 m2.

Mỗi loại cơng trình sẽ có quy chuẩn kỹ thuật xây dựng khác nhau. Tuy nhiên, trang web Online Code Environment and Advocacy Network (OCEAN) cho rằng, “rất ít người trong ngành biết về quy chuẩn này và BXD cũng khơng có nhiều biện pháp thi hành luật” (trang web của OCEAN, 2012).

Ngoài ra, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được phê duyệt vào tháng 9 năm 2012 (Quyết định số 1393/QĐ-TTg), theo đó quy định việc ban hành các quy định bắt buộc áp dụng biện pháp cơng trình xanh trong các cơng trình xây mới và cải tạo sửa chữa, công nghệ vật liệu xanh trong xây dựng, nhằm hướng đến mục tiêu Tăng trưởng xanh và phát triển nền kinh tế carbon thấp. Ngày 01/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu chung của Chiến lược là thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế, bền vững về mơi trường và công bằng xã hội. Đặc biệt, Chiến lược này cũng đặt ra mục tiêu xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững đến năm 2030.

Vào cuối năm 2013, BXD ban hành QCXDVN 09:2013 thay thế QCXDVN 09:2005, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơng trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả. Để thực thi Quy chuẩn này, IFC, DANIDA, USAID đã hỗ trợ thực hiện một số dự án, trong đó có các dự án thí điểm giải pháp cơng nghệ tiết kiệm năng lượng, tổ chức đào tạo thiết kế cơng trình năng lượng tích hợp và tuân thủ QCXDVN 09:2013, v.v. Vào tháng 12/2017, BXD ban hành QCXDVN 09:2017

sửa đổi, trong đó quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc để đạt EE trong thiết kế và xây dựng hoặc cải tạo sửa chữa cơng trình (tịa nhà văn phịng, khách sạn, bệnh viện, trường học, cửa hàng bán lẻ, trung tâm mua sắm, nhà chung cư, v.v.) với tổng diện tích sàn từ 2.500 m2trở lên.

1.14 Các chương trình chứng nhận và cơng nhậnISO 50001: ISO 50001:

Số chứng chỉ ISO 50001 cấp cho doanh nghiệp Việt Nam đã tăng từ 16 năm 2014 lên 75 chứng chỉ năm 2018. Tăng trưởng này cho thấy hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng đang nhận được sự chú ý của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, số chứng chỉ này vẫn còn rất nhỏ so với số lượng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.

Bảng 4: Số doanh nghiệp được chứng nhận ISO 50001 tại Việt Nam 2014 2015 2016 2018 Số chứng chỉ ISO 50001 được

cấp 16 45 60 75

Cơng trình xanh:

Tính đến cuối năm 2018, Việt Nam có 104 cơng trình được cấp chứng chỉ xanh, tuy nhiên tốc độ gia tăng cơng trình xanh vẫn cịn khá chậm so với Thái Lan, Malaysia và Singapore. Trong số 104 chứng chỉ xanh, có 53 chứng chỉ LEED (Hội đồng Xây dựng xanh Hoa Kỳ), 21 chứng chỉ LOTUS (Hội đồng Cơng trình xanh Việt Nam), 22 chứng chỉ EDGE (IFC, Nhóm Ngân hàng Thế giới) và 8 chứng nhận khác (HQE-2, DGNB -1, BCA GrEEn Mark-4, CTX VacEE-1).

Sự bùng nổ các chứng chỉ cơng trình xanh được thể hiện trong Hình 6 dưới đây.

Hình 6. Chứng nhận Cơng trình xanh theo loại

(IFC, Forbes: https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/bat-dong-san-bi-thu-lua-truoc-cac-cong- trinh-xanh-5952.html)

Lý do số các chứng chỉ cịn thấp là vì tại Việt Nam, động lực thực hiện chủ yếu xuất phát từ “Chương trình trách nhiệm xã hội” của các tập đồn lớn, hoặc chiến lược marketing, hình ảnh sản phẩm và thương hiệu, cũng như hướng đến mục tiêu giảm chi phí vận hành (ví dụ như Tập đồn Big C Việt Nam (bán lẻ), cơng ty Taekwang Vina (giày dép), Tập đồn Intel (cơng nghệ), Coca Cola Việt Nam (đồ uống) và Tập đoàn Pou Chen (giày dép)). Tuy nhiên, thị trường Cơng trình xanh tại Việt Nam vẫn được đánh giá là có nhiều cơ hội phát triển tiềm năng trong thời gian tới12.

Nỗ lực của Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước đáng được ghi nhận, như các hoạt động tập huấn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơng trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả (QCXDVN 09:2013/BXD), hay hệ số sử dụng đất ưu đãi vì mơi trường làm việc thân thiện tại thành phố. Số lượng các dự án LEED “đã đăng ký” đạt mức cao nhất là 54 vào năm 2016 khi các dự án chạy đua đăng ký theo LEED v3 trước khi chuyển sang LEED v4 vào năm 2017, và giảm xuống cịn 20 dự án vào năm 2018. Đây là tín hiệu báo hiệu rằng, thị trường đã quen với các yêu cầu của LEED phiên bản 4 mới - xem Hình 7. Dự báo trong 1-2 năm tới, số dự án LEED đăng ký mới tại Việt Nam sẽ dao động trong khoảng 40-50 dự án, tổng diện tích sàn đăng ký mới khoảng 300.000 m2.

Hình 7. Các dự án LEED “đã đăng ký” tại Việt Nam giai đoạn 2007-2018 (Vgbc) Số lượng các dự án LEED “được chứng nhận” đạt mức cao nhất là 18 dự án vào năm 2017. Tính đến cuối năm 2019, Việt Nam có tổng cộng 70 dự án đạt chứng chỉ LEED, trong đó cơng trình cơng nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (60%), tiếp theo là văn phòng với 23%, kho bãi 6%, cịn lại là các ngành khác.

Hình 8. Các dự án LEED “được chứng nhận” tại Việt Nam giai đoạn 2007-2018 (Vgbc) Bên cạnh đó, có tổng cộng 13 dự án đăng ký đánh giá chứng nhận Cơng trình xanh LOTUS trong năm 2019, với tổng diện tích sàn là 242.716 m2.

Mặc dù số dự án LEED và LOTUS tăng trưởng tốt trong vài năm qua, động lực tăng trưởng của hai loại chứng chỉ này lại không giống nhau. Trong số 135 dự án LEED đã đăng ký tại Việt Nam giai

đoạn 2015-2018, chỉ riêng cơng trình cơng nghiệp và văn phịng đã chiếm 75% và chiếm 80% tổng diện tích sàn.

LEED là một thương hiệu toàn cầu, thường được các dự án văn phòng hoặc nhà xưởng cao cấp lựa chọn áp dụng theo yêu cầu cao của các đối tác Âu - Mỹ. LOTUS có sự phân bổ cân bằng hơn giữa các phân loại cơng trình (giáo dục, văn phịng, sản xuất cơng nghiệp, chung cư, v.v.) và các dự án thường hướng đến sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích thực tế từ cơng trình xanh, đảm bảo thực hiện trách nhiệm xã hội và môi trường của doanh nghiệp và tổ chức. Số liệu dự án LEED và LOTUS cho thấy, cơng trình xanh được biết đến và ứng dụng rộng rãi hơn trong ngành xây dựng tại Việt Nam trong 3 năm trở lại đây.

Hình 11. Tỷ trọng các dự án đăng ký theo phân loại của 2 chứng chỉ (2015-2018)

Khi số lượng dự án đủ lớn và có nhiều nhà đầu tư tích lũy được kinh nghiệm thực tế về cơng trình xanh, phong trào cơng trình xanh tại Việt Nam sẽ có nền tảng phát triển mạnh mẽ hơn và sớm trở thành một thị trường cơng trình xanh thực sự. Nhu cầu hiện nay có vẻ như xuất phát từ cung cầu nội tại doanh nghiệp và không chỉ phụ thuộc vào yêu cầu của các đối tác nước ngồi.13

1.15 Các chương trình cắt giảm năng lượng bắt buộc

Căn cứ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, BCT đã ban hành Quyết định số

09/2012/QĐ-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2012 quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các biện pháp EE trong các ngành. Theo Quyết định này, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm (DEU) phải nộp báo cáo tiêu thụ năng lượng và các biện pháp EE. DEU được định nghĩa trong Nghị định số 21/2011/NĐ-CP là: (i) các cơ sở công nghiệp14, nông nghiệp và giao thông vận tải với mức tiêu thụ năng lượng hàng năm trên 1.000 TOE và (ii) các cơng trình thương mại và chung cư15có mức tiêu thụ năng lượng hàng năm hơn 500 TOE. DEU phải nộp kế hoạch EE 5 năm, báo cáo hàng năm về hiệu suất sử dụng năng lượng, thuê đơn vị quản lý năng lượng, xây dựng hệ thống quản lý năng lượng và kiểm toán năng lượng bắt buộc 3 năm một lần. Theo quy định của Thông tư số 09/2012/TT-BCT, DEU phải nộp báo cáo năng lượng cho Sở Công thương nơi cơ sở hoạt động. Và các SCT sẽ tổng hợp nội dung báo cáo và trình cho BCT.

1.16 Các chương trình cắt giảm năng lượng không bắt buộc

Một phần của tài liệu ETPs-full-report_Vie.-Vietnam-EE-Diagnostic-FINAL-Report (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)