RÀO CẢN THỊ TRƯỜNG EE

Một phần của tài liệu ETPs-full-report_Vie.-Vietnam-EE-Diagnostic-FINAL-Report (Trang 39 - 44)

Việt Nam phải đối mặt với các rào cản thị trường tương tự như các nước trong khu vực Đông Nam Á và các thị trường đang phát triển khác, cộng với một số rào cản đặc thù tại Việt Nam (chủ yếu là giá điện rẻ) như trình bày dưới đây.

1.18 Kiến thức và nhu cầu EE còn hạn chế

a. Đa số các bên liên quan tại Việt Nam có kiến thức về EE khá hạn chế, đặc biệt là các chủ cơ sở, đơn vị tiêu thụ năng lượng(Chủ cơ sở, doanh nghiệp)trong cơng nghiệp, thương mại và chính phủ. Điều này khiến việc triển khai các biện pháp EE trên diện rộng rất khó khăn. Từ năm 2015 đến nay, những khó khăn trong lĩnh vực EE chủ yếu là thiếu hiểu biết, động lực và nguồn vốn đầu tư dài hạn trong cộng đồng doanh nghiệp. Vì vậy, cần liên tục nỗ lực thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức về EE. Cần phổ biến kiến thức kỹ thuật và thông lệ tốt nhất để nhân rộng áp dụng, thông qua các tài liệu và trang web khác nhau.

Kiến thức về EE tại Việt Nam còn hạn chế đã tạo ra những rào cản thị trường lớn, chi tiết như sau:

● Chủ cơ sở, LFI và nhà đầu tư còn thiếu kiến thức và không tin tưởng khả năng đạt được và kiểm định mức tiết kiệm ước tính của EE, nên khơng sẵn sàng thực hiện / đầu tư cho dự án EE, và do đó thiếu hụt nhu cầu EE rất lớn;

● Kỹ sư, nhà cung cấp, chuyên viên tư vấn và nhân sự ESCO tại địa phương thiếu kỹ năng phát triển dự án EE và năng lực kỹ thuật, dẫn đến việc kiểm tốn năng lượng chỉ xác định được ước tính sơ bộ về cơ hội EE, trong khi các cơ hội này chưa đủ điều kiện để hiện thực hóa, khơng được xét vay ngân hàng vì các số liệu ước tính mức tiết kiệm năng lượng đưa ra khơng đáng tin cậy vì khơng có đủ dữ liệu, đường cơ sở năng lượng và các tính tốn khơng chính xác, thậm chí khơng có kế hoạch M&V;

● Chính phủ chưa đưa ra quy định bắt buộc thực hiện EE, chưa xóa bỏ rào cản quy định hiện hành để ESCO tham gia thực hiện và cấp vốn cho dự án EE theo hình thức chi trả dựa trên mức tiết kiệm, và

● LFI không cung cấp nguồn vốn hấp dẫn về mặt thương mại.

● Một yếu tố lớn góp phần làm giảm nhu cầu EE là Việt Nam có giá điện rẻ, khiến người dùng cuối khơng có động lực EE và cơng nghệ tiết kiệm năng lượng, vì chi phí tiết kiệm được tương đối thấp. Vì thế, các khoản đầu tư vào EE có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ(IRR)thấp, thời gian hồn vốn kéo dài mà nhà đầu tư khơng chấp nhận được, đặc biệt là đối với các chủ cơ sở sản xuất công nghiệp. Tính đến tháng 3 năm 2021, giá điện là 0,083 USD / kWh đối với khách hàng hộ gia đình và 0,078 USD đối với khách hàng là doanh nghiệp, giá này đã bao gồm tất cả các chi phí điện, phân phối và thuế. Để so sánh, giá điện trung bình tương đương trên thế giới là 0,135 USD / kWh đối với hộ gia đình và 0,124 USD đối với doanh nghiệp.16Cần xác định giá điện và năng lượng phù hợp để mang lại lợi nhuận hợp lý cho sản xuất, kinh doanh năng lượng và điện, giúp thúc đẩy sử dụng năng lượng và điện hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.

1.19 Rào cản quy định EE trong khu vực công

● Cơ quan nhà nước có quyền sở hữu và vận hành các cơ sở và tài sản tiêu thụ năng lượng của nhà nước như hệ thống đèn chiếu sáng công cộng không thể hợp tác với ESCO trong khu vực tư nhân để thực hiện dự án EE trên cơ sở lợi ích thương mại, vì các quy định hiện hành khơng cho phép hoặc khơng phù hợp với mơ hình hoạt động của ESCO, trong đó khu vực tư nhân và ESCO chủ trì xây dựng, thực hiện, và cấp vốn cho dự án EE. Các quy định hiện hành của Việt Nam cũng tạo ra 3 rào cản thị trường tương tự như ở Indonesia, Philippines và Thái Lan, khiến

Chính phủ khơng thể huy động được sự tham gia của khu vực tư nhân để phát triển, thực hiện và tài trợ EE có giá trị thương mại đối với cơ sở vật chất, cơng trình của nhà nước theo hình thức chi trả dựa trên mức tiết kiệm, cụ thể như sau:

1) Khơng có hợp đồng kéo dài nhiều năm. Các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam khơng thể cam kết thanh tốn cho các năm ngân sách kế tiếp (chỉ được thanh toán trong năm ngân sách hiện hành), vì thế, cũng khơng thực hiện được ESPC với ESCO vì dạng hợp đồng này yêu cầu chính phủ phải thanh tốn cho các mức tiết kiệm năng lượng cho nhiều năm.

2) Không giữ lại mức tiết kiệm trong ngân sách. Phương pháp lập ngân sách của Việt Nam đối với chi phí năng lượng cho các cơ sở vật chất, cơng trình của nhà nước giống với hầu hết các nước khác trên thế giới: lập ngân sách năng lượng dựa trên chi phí thực tế của năm trước. Vì vậy, khi một dự án EE được thực hiện để giảm chi phí năng lượng, thì ngân sách của năm tiếp theo sẽ giảm xuống theo mức năng lượng tiết kiệm được của năm trước. Kết quả là khơng có nguồn ngân sách để chi trả cho ESCO cho các năm tiếp theo.

3) Không áp dụng được nguyên tắc mua sắm hiện hành. Cơ quan quản lý nhà nước phải tuân thủ quy định mua sắm tài sản và dịch vụ theo phương thức lựa chọn nhà thầu đặt giá thầu trả trước thấp nhất, nên không áp dụng được cho việc lựa chọn dự án EE hoặc nhà thầu ESCO, vì giá trị chính của hợp đồng dạng này là giá trị hiện tại ròng của mức năng lượng tiết kiệm được trong tương lai. Trên thực tế, việc lựa chọn nhà thầu có giá thầu thấp nhất thường là nguyên nhân các sản phẩm và dịch vụ trúng thầu có hiệu suất năng lượng kém, chất lượng thấp và tuổi thọ ngắn. Để đánh giá tất cả hồ sơ dự thầu trên cùng một mặt bằng chung, các quy định về mua sắm cũng đòi hỏi các bên tham gia đấu thầu xác định trước các thông số kỹ thuật chi tiết và chi phí cho thiết bị và dịch vụ trong hồ sơ dự thầu. Nhưng tiếc rằng dự án EE thường không đáp ứng được yêu cầu về mức độ chi tiết như vậy, mà chỉ có thể cung cấp khi hồn thành xong IGA. Q trình này lại tương đối tốn kém và mất nhiều thời gian vì liên quan đến tất cả các chi tiết cần có để khởi động được dự án EE (ví dụ như thiết kế cuối cùng). Nếu tiến hành IGA khi chưa được chọn làm nhà thầu, đơn vị dự thầu có thể chịu rủi ro mất chi phí IGA và mất ý tưởng thiết kế vào tay đối thủ cạnh tranh trong trường hợp khơng trúng thầu. Vì lý do này, cả ESCO hay bất kỳ đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận nào khác cũng đều khơng sẵn sàng làm IGA mà khơng tính phí. Chính vì thế, để ESCO và các đơn vị thuộc khu vực tư nhân sẵn sàng gửi hồ sơ dự thầu trong các mua sắm công, cần phải áp dụng các thủ tục mua sắm riêng cho dự án EE, có hướng tiếp cận phát triển dự án dựa trên hiệu suất của ESCO – tất cả đều đã được phát triển rất chi tiết, được nhiều chính phủ thơng qua và áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.

1.20 Trở ngại phát triển dự án EE vay vốn ngân hàng vì năng lực kỹ thuật hạn chế

Một trong những rào cản lớn nhất đối với việc mở rộng quy mô thực hiện và cấp vốn EE tại Việt Nam là hạn chế về kinh nghiệm và năng lực tài chính / kỹ thuật của nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ EE (ví dụ: ESCO và chuyên gia tư vấn EE) trong việc chuẩn bị IGA và tiến hành những hạng mục công việc quan trọng của dự ánEE“được ngân hàng cấp vốn vay”. Ngồi ra cịn một bất cập khác là, các kiểm tốn viên năng lượng ở địa phương khơng biết những yêu cầu đối với IGA và kế hoạch Đo lường và Xác minh (M&V), cụ thể như sau:

● Hoạt động IGA đào sâu các thông tin cốt lõi để khởi chạy thành cơng dự án EE, là hoạt động kiểm tốn năng lượng chuyên sâu để đánh giá một hoặc nhiều biện pháp (công nghệ) tiết kiệm năng lượng tại cơ sở tiêu thụ năng lượng. Phạm vi của IGA bao gồm các giả định then chốt, các phép đo và tính tốn thực địa làm tiền đề cho các ước tính về mức tiết kiệm năng lượng khả thi và CAPEX, kế hoạch M&V cho mỗi biện pháp tiết kiệm năng lượng được đưa vào dự án EE. IGA phải chứa tất cả thông tin cần thiết để Chủ cơng trình, nhà phát triển dự án, LFI và/hoặc nhà đầu tư có thể hiểu / đánh giá tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của dự án EE đề xuất.

● Hoạt động M&V mức tiết kiệm năng lượng của dự án EE có vai trị vơ cùng quan trọng, nhằm ghi chép lại mức tiết kiệm năng lượng đạt được trên thực tế và IRR dự án. Công tác M&V là thước đo của dự án EE, và phải thực hiện theo các nguyên tắc được công nhận rộng rãi và thông lệ tốt nhất về M&V. Những nguyên tắc M&V này được nêu trong các tài liệu được xuất bản khắp thế giới như Thủ tục quốc tế về và kiểm tra xác nhận kết quả thực hiện (International Performance Measurement and Verification Protocol- IPMVP®), thuộc sở hữu của Tổ chức

Đánh giá Hiệu quả(EVO); tài liệu có thể tải xuống miễn phí tạiwww.evo-world.org. Số lượng các chuyên gia EE được đào tạo và cấp chứng chỉ IPMVP tại Việt Nam cịn rất khiêm tốn.

1.21 Quy mơ nhỏ, tính chất phức tạp và rủi ro cao của dự án EE

Vốn đầu tư trung bình tồn cầu của dự án EE kết hợp áp dụng nhiều công nghệ EE rất thấp (dưới 1 triệu USD). Những dự án này thường gồm nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng, trong đó cần tiến hành thủ tục M&V riêng biệt cho từng biện pháp để đo lường hiệu quả tiết kiệm năng lượng của dự án. Vì có quy mơ và lợi ích nhỏ, kèm theo nhận định rằng độ phức tạp M&V cao, tất cả các yếu tố này là trở ngại lớn khiến Chủ cơ sở không muốn tập trung đầu tư EE. Điều này cũng khiến LFI nhận thức rằng tiềm năng thị trường cấp vốn vay dự án EE không lớn, mất nhiều thời gian và cần chi phí giao dịch cao. Vì thế, LFI khơng sẵn sàng đầu tư thời gian và nguồn lực để phát triển năng lực, kiến thức cần thiết để đánh giá rủi ro và lợi ích từ việc cấp vốn cho dự án EE.

1.22 Khơng tài trợ dự án EE có lợi ích thương mại

Nguồn kinh phí hỗ trợ các hoạt động EE chủ yếu được cấp dựa trên các chương trình VNEEP, Quỹ Bảo vệ Mơi trường Việt Nam (VEPF) và một số gói vay của các đối tác hỗ trợ phát triển (như WB, DANIDA, v.v.). Chính phủ Việt Nam cũng trao cơ hội tiếp cận các chương trình tài trợ quốc tế, nhà tài trợ là các tổ chức như Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, các chương trình này lại khơng ưu tiên cấp vốn cho dự án EE mà tập trung hỗ trợ phát triển năng lực. Ngồi ra, Bộ Cơng Thương đã cấp kinh phí kiểm tốn năng lượng, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo tập huấn và thúc đẩy EE.

Thông thường, LFI phân loại vốn dành cho EE là khoản cho vay ngắn hạn (thời hạn dưới 1 năm) và yêu cầu phải có tài sản đảm bảo và các tài sản thế chấp khác cho các khoản vay dài hạn hơn. Một phương án vay dài hạn mà dự án EE có thể nhắm đến là Dự án Tiết kiệm năng lượng cho ngành Công nghiệp Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (VEEIE), với mục tiêu chính là tăng cường EE trong công nghiệp và đạt được các mục tiêu EE và giảm nhẹ phát thải KNK của Chính phủ. VEEIE bắt đầu triển khai, hoạt động từ tháng 12 năm 2017 và dự kiến ​ ​ kết thúc vào ngày 31 tháng 7 năm 2022. Tính đến tháng 6 năm 2021, các LFI thành viên (BIDV và Vietcombank) đã hợp tác với Ngân hàng Thế giới hỗ trợ kỹ thuật cho 101 dự án EE tiềm năng, trong đó 16% (16 dự án) được ngân hàng cho vay, 8 dự án được cho vay đối với các hạng mục như: nâng cấp công nghệ, thu hồi nhiệt thải, hệ thống năng lượng mặt trời áp mái và các dự án năng lượng sạch khác.

Phương án vốn tốt nhất cho dự án EE đối với Chủ cơ sở tư nhân là hình thức ESCO tự đầu tư. Yếu tố cần xét đến đầu tiên khi lựa chọn hình thức tài trợ là rủi ro giả định và lợi ích mà Chủ cơ sở mong muốn. Nói chung, mơ hình ESCO được ưa chuộng nếu chi phí đầu tư CAPEX để thực hiện dự án EE cao và Chủ Cơ sở chưa biết gì về các cơng nghệ EE sẽ áp dụng. Các cơng ty lớn có kiến thức về EE và năng lực tài chính mạnh có xu hướng tự đầu tư EE cho mình. Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏđa số đều có nguồn tài chính hạn chế và gặp khó khăn trong việc vay vốn, có xu hướng lựa chọn hình thức đầu tư thơng qua ESCO. Cơ sở lựa chọn mơ hình đầu tư ESCO không chỉ dựa trên nhu cầu của Chủ cơ sở mà còn dựa trên khả năng tiếp cận nguồn vốn của dự án.

Bất kể bên nào là nhà đầu tư của dự án EE đi nữa, thì vẫn cịn tồn đọng một rào cản (bất cập) vô cùng lớn trên thế giới và tại Việt Nam; đó là thiếu nguồn vốn EE hấp dẫn về mặt thương mại, và cần phải cấp “theo dự án”thì mới “hấp dẫn”. Bất cập về vốn này khơng phải do thiếu nguồn vốn sẵn có mà là do các dự án EE không thể tiếp cận được năng lực cho vay của LFI theo cơ cấu cho vay hiện tại. Có sự “mất kết nối”giữa hoạt động cho vay truyền thống của LFI và cơ chế cấp vốn theo dự án mà Chủ cơ sở, ESCO và các nhà phát triển dự án EE mong muốn. LFI thường áp dụng

phương pháp truyền thống cho vay vốn doanh nghiệp “dựa trên tài sản” đối với dự án EE, theo đó khoản vay tối đa khơng quá 70% đến 80% CAPEX dự án, và quan trọng hơn, LFI yêu cầu phải có tài sản thế chấp trên toàn bộ khoản vay. Tuy nhiên, giá trị tài sản thế chấp của thiết bị EE sau khi cải tạo, nâng cấp cơng trình lại khơng cao; giá trị các thiết bị này chỉ giới hạn trong dòng tiền được tạo ra trong niên hạn sử dụng thiết bị từ 10 đến 25 năm. Nguyên nhân của sự mất kết nối này là do LFI khơng cơng nhận dịng tiền lớn mà dự án sẽ tạo ra trong tương lai, vì khơng có niềm tin hoặc khơng có đảm bảo thỏa đáng về việc có thể dùng dịng tiền mới trong tương lai để hồn trả nợ vay. Nói chung, LFI khơng gán giá trị cho dịng tiền tương lai của dự án. Do đó, địi hỏi bên vay (ví dụ: Chủ cơ sở, ESCO) phải dùng khả năng tín dụng sẵn có của mình hoặc đảm bảo khoản vay bằng tài sản thế chấp có thể bán được hoặc bảo lãnh hồn trả. Cả hai phương án này đều không phải là lựa chọn yêu thích của bên đi vay.

Sự mất kết nối này là nguyên nhân khiến LFI không cấp khoản vay cho các dự án EE dùng dòng tiền trong tương lai làm nguồn tiền trả nợ chính, do phần lớn các LFI sẽ:

● không quen hoặc không thoải mái với việc tiết kiệm năng lượng nhờ công nghệ EE hoặc độ tin cậy của việc đo lường và xác minh các mức tiết kiệm đó;

● khơng biết cách đánh giá đúng rủi ro và lợi ích của dự án, và

● khơng biết cách cấu trúc khoản vay cho dự án EE có rủi ro thấp để thu hút Chủ cơ sở, ESCO và

Một phần của tài liệu ETPs-full-report_Vie.-Vietnam-EE-Diagnostic-FINAL-Report (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)