Bao gồm cả lĩnh vực năng lượng, cũng là sản xuất điện

Một phần của tài liệu ETPs-full-report_Vie.-Vietnam-EE-Diagnostic-FINAL-Report (Trang 35 - 39)

15Dùng làm văn phòng và nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàngvà cửa hàng. và cửa hàng.

Các Thỏa thuận Tự nguyện (VA) ký kết giữa Chính phủ và ngành là một cơng cụ chính sách đầy hứa hẹn để giải quyết vấn đề sử dụng năng lượng (hoặc phát thải KNK) trong ngành. Tại Việt Nam, để hoạch định một chương trình thỏa thuận tự nguyện, có 3 giai đoạn như sau:

● Xây dựng chiến lược ngành và kế hoạch hành động;

● Thực hiện một số thỏa thuận tự nguyện thí điểm để chứng minh tính khả thi của phương pháp tiếp cận;

● Triển khai thỏa thuận tự nguyện trên quy mô rộng hơn, phụ thuộc vào kết quả của giai đoạn thí điểm có thành cơng hay khơng.

Chương trình thí điểm bắt đầu vào năm 2015 tại một số cơ sở, trước khi triển khai thí điểm trên tồn quốc đối với các DEU cịn lại tại Việt Nam. BCT và các doanh nghiệp tự nguyện tham gia sẽ thương lượng và thống nhất các mục tiêu EE cam kết. Mức giảm tiêu thụ năng lượng cụ thể được so sánh với mức tiêu thụ năng lượng cơ sở. Các bên tham gia thỏa thuận tự nguyện sẽ nhận được ưu đãi tài chính và hỗ trợ kỹ thuật khi thực hiện chương trình thí điểm. Tuy nhiên, trong số 5 đơn vị tham gia VA thí điểm, khơng có đơn vị nào được nhận ưu đãi tài chính mà chỉ được hỗ trợ kỹ thuật (kiểm toán, nâng cao nhận thức).

Một số bài học kinh nghiệm từ VA thí điểm:

● Thiếu rõ ràng về các ưu đãi tài chính khi lựa chọn đơn vị tham gia dự án thí điểm và khi thương lượng các mục tiêu VA

● Khơng có sự thống nhất hoặc hiểu biết khơng đầy đủ về cách thức giám sát chương trình khi thương lượng các mục tiêu và ký kết VA thí điểm, khiến kết quả hoạt động của dự án không được giám sát với độ tin cậy cần thiết;

● Khoảng thời gian quá ngắn, không đủ để thiết lập một hệ thống MRE hiệu quả trong đơn vị và xây dựng năng lực để vận hành hệ thống này;

● Khoảng thời gian q ngắn, khơng đủ để thu thập dữ liệu có chất lượng hoặc đưa ra được các kết luận và bài học kinh nghiệm có ý nghĩa, và

● Chương trình VA khơng thể mở rộng phạm vi vì khơng triển khai chương trình thí điểm.

1.17 Chính sách EE trong chiếu sáng cơng cộng

Chính phủ và các bên liên quan cấp bộ, cấp tỉnh là các cơ quan quản lý chiếu sáng công cộng, căn cứ trên một loạt các quy định của pháp luật về EE nêu trong hình dưới đây.

Hình 12. Biểu đồ thời gian về các biện pháp EE quốc gia trong lĩnh vực chiếu sáng công cộng Nguồn: An ninh Năng lượng Đô thị Việt Nam - USAID / Việt Nam 2020

Nghị định 79/2009/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/09/2009 về quản lý chiếu sáng cơng cộng có hiệu lực ngày 19/11/2009. Nghị định này sau đó được sửa đổi để tạo điều kiện cho khu vực tư nhân đầu tư, quản lý và khai thác hệ thống điện chiếu sáng công cộng theo Nghị định 100/2018/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2018. Nghị định này nêu rõ, hệ thống điện chiếu sáng công cộng phải sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, an tồn, bảo vệ mơi trường và tn thủ các quy chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra, Nghị định cịn khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và quốc tế đầu tư, sản xuất và sử dụng các sản phẩm chiếu sáng EE. Đồng thời, Nghị định cũng quy định, chỉ được sử dụng sản phẩm có chứng nhận hoặc có dán nhãn tiết kiệm năng lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp khi tiến hành sửa chữa, thay thế, lắp đặt mới nguồn chiếu sáng, thiết bị chiếu sáng bằng ngân sách nhà nước. Trước khi có Nghị định 100, đơn vị quản lý hệ thống chiếu sáng cơng cộng là doanh nghiệp nhà nước có năng lực thực hiện dự án EE rất hạn chế. Nghị định 100 đã tạo cơ sở pháp lý, khuyến khích nâng cao hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực chiếu sáng công cộng.

Với mục tiêu từng bước hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả, chất lượng hệ thống chiếu sáng đô thị và chiếu sáng cơng cộng, Chính phủ đã xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025 theo Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 11/10/2010. Theo đó, Quyết định này thúc đẩy việc áp dụng cơng nghệ mới và NLTT trong các hoạt động chiếu sáng đô thị nhằm tăng cường EE và bảo vệ môi trường, đồng thời cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và quốc tế (ví dụ: Chính phủ, khu vực tư nhân, ESCO, v.v.) đầu tư, sản xuất và sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, đặt ra các mục tiêu cụ thể sau đến năm 2025:

● 100% hệ thống chiếu sáng cơng cộng áp dụng cơng nghệ có hiệu suất cao và EE;

● 30%-50% hệ thống chiếu sáng công cộng sử dụng NLTT (ví dụ như năng lượng mặt trời và điện gió);

● Thành lập Trung tâm Điều khiển chiếu sáng công cộng cấp tỉnh;

● Cấp vốn:

− Chính quyền địa phương ưu tiên bố trí ngân sách đầu tư hệ thống chiếu sáng cơng cộng;

− Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư sử dụng đèn hiệu suất cao và chạy bằng NLTT, vận hành hệ thống dựa trên Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS).

Mặc dù quy hoạch tổng thể đã đặt ra một số mục tiêu công nghệ cụ thể cấp quốc gia, nhưng chưa đưa ra các mục tiêu cấp thành phố. Vì vậy, cần đặt ra mục tiêu cho từng thành phố. Ngoài ra, quy hoạch chỉ đề cập đến việc ưu tiên ngân sách đầu tư, nhưng ngân sách được phân bổ hàng năm dành cho quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng cơng cộng hiện có, khơng đủ để đầu tư các dự án mới. Chính phủ đã ban hành một loạt các quy định liệt kê trong Hình 13 dưới đây để quản lý / thúc đẩy EE trong chiếu sáng công cộng, bao gồm VNEEP 3. Chương trình VNEEP 3 xác định rằng, chiếu sáng công cộng là một lĩnh vực quan trọng trong các mục tiêu tiết kiệm năng lượng cấp tỉnh và quốc gia, Sở Xây dựng thuộc BXD tại các tỉnh, thành cần giữ vai trị là đơn vị chính chịu trách nhiệm thực hiện các quy định.

Hình 13. Các chính sách chiếu sáng cơng cộng quốc gia đang có hiệu lực

Để thống nhất quản lý, đầu tư và vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng, BXD đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07-7:2016/BXD về Các cơng trình hạ tầng kỹ thuật - Cơng trình chiếu sáng vào tháng 5 năm 2016. Quy chuẩn này yêu cầu các đơn vị chiếu sáng công cộng phải sử dụng các biện pháp EE trong hệ thống chiếu sáng, tuân thủ hiệu suất quang thông tối thiểu 90 lumen / Watt, sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời, hệ thống điều khiển tự động để nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ có các tuyến đường mới xây tuân thủ quy định này. Các hệ thống chiếu sáng cũ chỉ được cải tạo hàng năm bằng nguồn ngân sách hạn chế của địa phương.

Một phần của tài liệu ETPs-full-report_Vie.-Vietnam-EE-Diagnostic-FINAL-Report (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)