Quỹ Mơi trường tồn cầu (GEF)

Một phần của tài liệu ETPs-full-report_Vie.-Vietnam-EE-Diagnostic-FINAL-Report (Trang 61 - 62)

GEF được thành lập vào năm 1992 trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio de Janeiro với mục tiêu giúp các nước thành viên đầu tư vào các dự án môi trường thông qua các khoản tài trợ hoặc xúc tác tài chính. Đây là cơ chế tài chính của ba cơng ước Rio, bao gồm UNFCCC.

Kể từ khi thành lập, GEF đã cung cấp hơn 21,1 tỷ USD viện trợ khơng hồn lại, và huy động thêm 114 tỷ USD để đồng tài trợ hơn 5.000 dự án tại 170 quốc gia.19GEF đã có đóng góp đáng kể vào quản lý bền vững hơn 352 triệu ha cảnh quan và vùng biển sản xuất, cũng như giảm thiểu những tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra cho hơn 15 triệu người ở 130 quốc gia.20

Quỹ GEF đa bên này đặt mục tiêu tài trợ dài hạn cho các hoạt động của quốc gia và khu vực, thông qua ký kết quan hệ đối tác với các tổ chức quốc tế, CSO và khu vực tư nhân. GEF ủng hộ lập trường cho rằng, tầm quan trọng đối với quốc tế của các vùng sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái của các nước đang phát triển đã, đang và sẽ là cơ sở cho việc chuyển giao giữa cộng đồng quốc tế và các bên có trách nhiệm duy trì tính tồn vẹn về sinh thái và văn hóa.

GEF tập trung vào sáu lĩnh vực chính: Đa dạng sinh học, Hóa chất và Chất thải, Biến đổi khí hậu, Rừng, Các vùng nước quốc tế, Suy thoái đất. Các hoạt động của GEF trong lĩnh vực Biến đổi khí hậu gồm cả giảm thiểu và thích ứng. Theo báo cáo Chỉ đạo quy hoạch GEF8 (2021), “trọng tâm hiện tại phải là mở rộng quy mô và thực hiện đồng bộ các hành động giảm thiểu biến đổi khí hậu, giảm thiểu sự đánh đổi (trade-off) và rủi ro, liên kết chặt chẽ với những ưu tiên khác của chính phủ, bao gồm phục hồi kinh tế sau đại dịch, tối ưu hóa lợi ích cho con người và hành tinh.”

Kể từ khi chương trình GEF-6 được cơng bố, sự tham gia, đóng góp của khu vực tư nhân vào lĩnh vực Biến đổi khí hậu ngày càng quan trọng đối với các chương trình của GEF như:

● Giảm thiểu biến đổi khí hậu: những nỗ lực thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân tập trung xoay quanh các công cụ ưu tiên hiệu suất, giảm thiểu rủi ro trong việc sử dụng năng lượng sạch và lưới điện thơng minh, tính bền vững của chuỗi cung ứng và khả năng tiếp cận năng lượng cho tất cả các bên.

● Thích ứng với biến đổi khí hậu: gồm các cơ hội liên quan đến cơng nghệ hỗ trợ và mơ hình kinh doanh ứng dụng vào dịch vụ khí hậu / thời tiết, kỹ thuật và cây trồng chịu hạn. Có thể cân nhắc làm việc với các cơ quan chính phủ và nhà phát triển bất động sản để cải thiện cơng tác quy hoạch sử dụng đất.

Ngồi ra, GEF đã tài trợ một dự án vào năm 2018 (giai đoạn GEF-6) nhằm thiết lập và huy động nguồn lực cho Quỹ Chuyển giao Cơng nghệ Tài chính Thích ứng và Chống chọi với Khí hậu

19http://www.thegef.org/about-us

(CRAFT)21. Mục tiêu của dự án làthành lập quỹ đầu tư tư nhân đầu tiên về thích ứng và chống chịu với khí hậu và chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển, hướng đến đạt

được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris22. Tổng kinh phí dự án là 2 triệu USD, bao gồm 1 triệu USD do GEF viện trợ khơng hồn lại và 1,4 triệu USD từ nhà đồng tài trợ.

Nhìn chung, quỹ đã đề ra 5 lĩnh vực can thiệp chính để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân, khơng tính đến chương trình GEF-6:

● Cải cách chính sách và mơi trường pháp lý (bao gồm giá điện NLTT hịa lưới, các biện pháp khuyến khích để bảo đảm thị trường cho các phương pháp tiếp cận mới và khuyến khích đầu tư dài hạn).

● Phát triển các cơng cụ tài chính sáng tạo (bao gồm các khu vực thí điểm, sử dụng tài trợ gia tăng cho các dự án đầu tư phát thải thấp và tăng khả năng chống chịu với khí hậu, tạo điều kiện tăng trưởng đầu tư tư nhân).

● Giúp các liên minh đa bên phát triển, phối hợp hài hịa, thực hiện các thơng lệ bền vững.

● Nâng cao năng lực thể chế và ra quyết định để tăng cường phổ biến thơng tin, nâng cao tính kết nối và tinh thần trách nhiệm trong các quyết định đối với khu vực cơng, tư.

● Thí điểm cách tiếp cận sáng tạo, bao gồm đánh giá, xác nhận các cơng nghệ, chính sách hoặc cách tiếp cận giúp giải quyết vấn nạn suy thối mơi trường, để từ đó áp dụng rộng rãi hơn.23

GEF cũng thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân với những mơ hình đầu tư sáng tạo và Chương trình Cơng cụ phi tài trợ (non-grant). Quỹ đã triển khai thực hiện chương trình trị giá 136 triệu USD với những điều khoản đầu tư hấp dẫn dành riêng cho khu vực tư nhân:

● Lãi suất ưu đãi linh hoạt.

● Mức lãi suất ưu đãi duy trì ở mức tối thiểu để tránh gây xáo trộn dòng vốn từ các nguồn khác.

● Nguồn vốn này sẽ chịu tổn thất đầu tiên trong các trường hợp chính đáng (first-loss position).

● Thời gian đáo hạn không quá 20 năm.

● Ngày thoái vốn linh hoạt cho các khoản đầu tư vốn cổ phần.24

Các nguồn lực và lợi ích này chỉ có thể áp dụng cho các dự án mang lại lợi ích mơi trường tồn cầu có liên quan đến ít nhất một trong các lĩnh vực hoạt động của GEF như liệt kê bên trên. Tuy nhiên, có sự thiếu hụt nguồn tài trợ vốn 15 triệu USD cho những dự án này.

Một dự án sẽ có nhiều khả năng nhận được vốn tài trợ hơn nếu: (i) chứng minh được việc ứng dụng sáng tạo các cơ chế tài chính, mơ hình kinh doanh, quan hệ đối tác, phương pháp tiếp cận có tiềm năng sẽ được mở rộng / sử dụng rộng rãi; (ii) đòi hỏi mức đồng tài trợ cao và tập trung vào các lĩnh vực khác ngồi biến đổi khí hậu.25Tính đến ngày 7 tháng 9 năm 2021, tổng số dư quỹ GEF là 5,5 tỷ USD.

Một phần của tài liệu ETPs-full-report_Vie.-Vietnam-EE-Diagnostic-FINAL-Report (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)