● Các định chế tài chính: cho phép lồng ghép các cân nhắc về biến đổi khí hậu vào hệ thống tài chính.
● Tài chính dự án: vốn ưu đãi để giảm rủi ro cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu.
● Quỹ Khí hậu: xếp các khoản đầu tư thả neo vào các quỹ dành riêng cho khí hậu (vốn cổ phần / nợ).
● Tài chính có cấu trúc: phát triển thị trường vốn / thị trường carbon có yêu cầu về các giải pháp cấu trúc tài chính theo nhu cầu cụ thể.
● Đổi mới sáng tạo ứng phó với khí hậu: mở rộng đầu tư vào cơng nghệ và đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu có tác động cao.
Hồ sơ xin cấp vốn sẽ được xử lý theo từng giai đoạn. Đầu tiên là lập đề cương tổng quát để Ban thư ký GCF xem xét đề xuất dự án của các tổ chức được cơng nhận (AE) có phù hợp với các mục tiêu và nhiệm vụ của Quỹ hay khơng. Giai đoạn hai là AE trình nộp đề xuất dự án lên GCF. AE có thể gửi đề xuất dự án cho Hội đồng quản trị GCF theo thông báo mời đầu tư hoặc tự trình nộp theo ý riêng. Sau đó là thực hiện quy trình 6 bước để phê duyệt khoản đầu tư như nêu chi tiết trong Hình 17 Quy trình phê duyệt đề xuất dự án GCF dưới đây40. AE chủ trì dự án phải xác định các yếu tố sau:
● Tính đầy đủ và phù hợp của số liệu tài chính của ưu đãi: mỗi dự án phải chứng minh rằng cơ cấu tài chính đề xuất (số tiền tài trợ, cơng cụ tài chính, kỳ hạn khoản đầu tư, thời gian thực hiện dự án) là đầy đủ và hợp lý, và cơ cấu đó phù hợp để nhận ưu đãi.
● Số vốn đồng tài trợ: tỷ lệ đồng tài trợ (tổng số vốn đầu tư của GCF tính theo tỷ lệ phần trăm vốn đầu tư dự án) phải được nêu cụ thể, chi tiết.
● Tính bền vững tài chính và các chỉ số tài chính khác: mỗi dự án cần chỉ rõ tỷ suất sinh lợi kinh tế (khi có và khi khơng có dự án) và tỷ suất sinh lợi tài chính (khi có và khi khơng có hỗ trợ vốn của GCF).
40Để biết thêm chi tiết về quy trình phê duyệt, vui lịng truy cập http://www.greenclimate.fund/how-we-work/funding-projects projects
Hình 17. Quy trình phê duyệt đề xuất dự án của GCF41
Việt Nam đã nhận nguồn vốn ưu đãi từ GCF kể từ tháng 7 năm 2021. Ngân hàng Phát triển Việt Nam là Đơn vị được công nhận tiếp cận vốn trực tiếp của Quỹ, và vì thế, có quyền tiếp cận nguồn vốn tốt hơn so với các AE không được đăng ký.
Khu vực tư nhân của Việt Nam chưa từng nhận vốn từ GCF, nhưng Chính phủ đã được GCF cấp vốn tài trợ cho hai dự án. Một là dự án triển khai năm 2018 về “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp tại Việt Nam”. GFC đã tài trợ 17,4% vốn cho dự án, trong đó tài trợ khơng hoàn lại là 11,3 triệu USD và bảo lãnh trị giá 75 triệu USD42. Dự án thứ hai là “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ” triển khai năm 2020. Tổng đầu tư dự án đạt 156,3 triệu USD, bao gồm 30 triệu USD viện trợ khơng hồn lại của GCF và 126 triệu USD từ các đối tác đồng tài trợ.43