Ngân hàng Thế giớ

Một phần của tài liệu ETPs-full-report_Vie.-Vietnam-EE-Diagnostic-FINAL-Report (Trang 71 - 72)

Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) được thành lập năm 1944 và là một trong những ngân hàng phát triển lớn nhất thế giới. Với 189 quốc gia thành viên và 130 văn phịng, WB hợp tác với các chính phủ, khu vực tư nhân, CSO, ngân hàng phát triển trong khu vực và tổ chức quốc tế khác để xóa nghèo và thúc đẩy phát triển bền vững. Đến năm 2030, WB đặt ra hai mục tiêu toàn cầu: Chấm dứt tình trạng nghèo cùng cực bằng cách giảm tỷ lệ người sống dưới 1,90 đô la Mỹ một ngày, tỷ lệ không vượt quá 3%, thúc đẩy thịnh vượng chung bằng cách tăng thu nhập của nhóm 40% dưới đáy thu nhập của mọi quốc gia54. Để đạt được các mục tiêu này, WB cung cấp hỗ trợ tài chính, thể chế và kỹ thuật với các khoản vay và tín dụng lãi suất thấp, tài trợ cho các nước đang phát triển. Trong năm 2015, WB đã thực hiện 302 cam kết với tổng trị giá 60 tỷ USD.

Ngân hàng Thế giới bao gồm năm tổ chức:

● Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD);

● Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA);

● Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC);

● Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA), và

● Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế (ICSID).

Là hai trụ cột lớn nhất của Ngân hàng Thế giới, IBRD và IDA cung cấp hỗ trợ tài chính, thể chế và kỹ thuật cho chính phủ các nước; IBRD chủ yếu tập trung vào các nước nghèo có thu nhập trung bình và cận nghèo, IDA chủ yếu hỗ trợ các nước nghèo nhất thế giới. Ngồi ra, IFC, MIGA và ICSID cịn tập trung phát triển khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển.

Về phát triển khu vực tư nhân, Ngân hàng Thế giới tập trung vào bốn lĩnh vực trọng tâm:

● Tạo thị trường và cơ hội kết nối hợp tác

● Xây dựng thị trường mới cho doanh nghiệp

● Thúc đẩy cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư và tổ chức tài chính

53(http://www.worldbank.org/)

● Hợp tác vì các mục tiêu chung

Tính đến ngày 22 tháng 3 năm 2021, WB đã cung cấp 24,94 tỷ USD viện trợ khơng hồn lại, tín dụng và các khoản vay ưu đãi cho Việt Nam thông qua 209 dự án. Khung Đối tác Quốc gia cho Việt Nam có bốn mục tiêu chính:

● Thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và sự tham gia của khu vực tư nhân

● Đầu tư vào con người và kiến thức

● Đảm bảo tính bền vững của mơi trường và khả năng chống chịu

● Tăng cường quản trị tốt

CPF sẽ góp phần tạo ra chuyển dịch mạnh mẽ trong khu vực tư nhân với sự tham gia toàn diện, tăng cường sự phát triển và tham gia của khu vực tư nhân trong tất cả các ngành nghề.55

Một phần của tài liệu ETPs-full-report_Vie.-Vietnam-EE-Diagnostic-FINAL-Report (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)