OFID thành lập năm 1976 với tư cách là một tổ chức tài chính phát triển đa phương với 12 Quốc gia Thành viên và 125 Quốc gia Đối tác, trong đó có Việt Nam. OFID giúp tài trợ các dự án phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như lương thực, năng lượng, cơ sở hạ tầng, việc làm (đặc biệt liên quan đến MSME), nước sạch và vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Quỹ này cấp vốn cho khu vực tư nhân và khu vực công, và các khoản trợ cấp.
Đối với khu vực tư nhân, các hoạt động của OFID giúp thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua tài trợ vốn thành lập và/hoặc tăng trưởng cho các doanh nghiệp tư nhân có năng suất sao, khuyến khích sự phát triển của thị trường vốn địa phương. OFID cung cấp các khoản vay doanh nghiệp để thực hiện các dự án có mục tiêu phát triển rõ ràng, chẳng hạn như phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và dịch vụ tiện ích. Các hoạt động khác bao gồm: đầu tư cổ phần trực tiếp hoặc đầu tư vào cấu trúc quỹ cổ phần tư nhân trong các lĩnh vực mà Quỹ OPEC quan tâm. Hồ sơ xin cấp vốn tư nhân OFID cần nêu rõ mô tả và mục tiêu của dự án, tóm tắt về thị trường, các ngành liên quan và triển vọng trong tương lai, cơ cấu tổ chức, quyền sở hữu và cơ cấu quản lý dự án, các thông tin cơ bản về môi trường kinh tế và môi trường pháp lý; số liệu tài chính của dự án gồm cấp độ, loại hình và lý do xin tài trợ.
OFID cũng cung cấp các khoản tài trợ khơng hồn lại theo ba hình thức:
● Tài trợ cho các hoạt động và dự án cụ thể tại từng quốc gia;
● Tài trợ cho các sáng kiến phát triển đặc biệt, trong phạm vi toàn cầu hoặc khu vực; và
● Các khoản viện trợ khẩn cấp để cứu trợ nhân đạo.
Số vốn góp của OFID sẽ thay đổi theo phạm vi và bản chất của hoạt động hoặc dự án. Các tổ chức đủ điều kiện cấp vốn là cơ quan chính phủ hoặc phi chính phủ, đối tác đồng tài trợ, tổ chức tư nhân, viện nghiên cứu và tổ chức phi chính phủ quốc tế. Tuy nhiên, phần vốn góp của OFID cho một dự án độc lập khơng vượt q 50% tổng chi phí của dự án, ngoại trừ trường hợp viện trợ khẩn cấp và các khoản tài trợ nhỏ tối đa 100.000 USD. Các Quốc gia Thành viên hồn tồn có đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài trợ của OFID. Đối với các đối tác được cấp vốn từ Quỹ OPEC để thực hiện dự án, nếu muốn xin tài trợ cho một dự án khác trong cùng một quốc gia trong khi dự án mới nhất vẫn chưa hồn cơng, thì phải chờ dự án đó hồn thành ở mức thỏa đáng mới có thể nộp đề xuất xin cấp vốn cho dự án mới.
Tính đến giữa năm 2021, OFID đã cấp 284,87 triệu USD cho Việt Nam, hỗ trợ tổng cộng 36 dự án, chủ yếu trong giao thông vận tải và nông nghiệp. Hiện tại, OFID vẫn chưa hỗ trợ khu vực tư nhân của Việt Nam. Tuy nhiên, OFID đã hỗ trợ cho khu vực tư nhân ở các nước châu Á khác như dự án “Khoản vay hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở Campuchia” với 20 triệu USD và “Cơ sở sản xuất năng lượng mặt trời Baynouna ở Jordan” với 17 triệu USD.