PHỤ LỤC B: Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA)

Một phần của tài liệu ETPs-full-report_Vie.-Vietnam-EE-Diagnostic-FINAL-Report (Trang 60)

Để tạo môi trường thuận lợi cho EE, Việt Nam cần các nguồn vốn hỗ trợ phát triển theo hình thức Hỗ trợ Phát triển Chính thức (vốn ODA). Ước tính trong giai đoạn 1993-2018, có 80 tỷ USD vốn ODA cấp cho các chương trình và dự án phục vụ mục đích phát triển mơi trường kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam. Các nguồn vốn ODA này chủ yếu để tài trợ các dự án cải cách thể chế và phát triển chính sách (cải cách việc làm, cải cách luật pháp và quy định, chính sách thương mại, xúc tiến thương mại, v.v.). Nguồn vốn ODA có đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi. Vốn ODA cũng giúp tăng cường chuyển giao công nghệ, tiếp thu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cao cấp, và tạo công ăn việc làm.

Việt Nam đứng thứ tám trong số các quốc gia nhận được nhiều vốn ODA nhất. 25% vốn ODA phục vụ năng lượng và công nghiệp, trị giá khoảng 19,8 tỷ USD. Tuy nhiên, nguồn vốn ODA chỉ là một phần nhỏ so với tiềm năng to lớn của nguồn vốn tư nhân. Việt Nam là một nước có thu nhập trung bình thấp và có cơ hội nhận được nguồn vốn lớn hơn nữa, như trình bày trong Hình 14.

Hình 14. So sánh vốn ODA với khu vực tư nhân18

Các quỹ và ngân hàng là những nguồn vốn quan trọng (dưới dạng cho vay, viện trợ khơng hồn lại, hỗ trợ kỹ thuật). Các tổ chức này có thể hỗ trợ các ngành kinh tế của Việt Nam thông qua việc mở rộng quy mơ và thực hiện Chương trình tiết kiệm năng lượng quốc gia, vì mục tiêu chuyển dịch năng lượng và hành động vì biến đổi khí hậu. Các cơ quan đại diện cho nguồn vốn tiềm năng được liệt kê dưới đây cùng với mô tả ngắn gọn về mỗi đơn vị.

Một phần của tài liệu ETPs-full-report_Vie.-Vietnam-EE-Diagnostic-FINAL-Report (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)