8. Cấu trúc luận văn luận văn
1.3. Thiết bị dạy học ở trường Trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục
1.3.2. Vai trò, tầm quan trọng của thiết bị dạy học đối với trường THCS
TBDH là một trong những điều kiện vật chất của nhà trường. TBDH có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước: "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội ˝
Thiết bị dạy học chịu sự chi phối của nội dung và phương pháp dạy học. Nội dung dạy học qui định những đặc điểm cơ bản của TBDH bởi lẻ TBDH phải tính đến một cách toàn diện các đặc điểm của nội dung, chương trình. Mỗi TBDH phải được cân nhắc, lựa chọn phù hợp để đáp ứng được nội dung chương trình đồng thời cũng phải thoả mãn các yêu cầu về khoa học, sư phạm, kinh tế, thẩm mỹ và an toàn cho giáo viên và học sinh khi sử dụng nhằm đạt kết quả mong muốn.
TBDH đóng vai trị là cơng cụ quan trọng trong hoạt động nhận thức của học sinh nhất là các thiết bị dạy học có ứng dụng những thành tựu của cơng nghệ thông tin, công nghệ hiện đại.
Mỗi TBDH đều có thể phục vụ cho việc hình thành những tri thức kinh nghiệm, tri thức lý thuyết, kỹ năng, kỹ xảo thực hành,
TBDH đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các khái niệm, định luật, thuyết khoa học, các kỹ năng theo chương trình mơn học và các phương pháp đã học được.
1.3.2.1. Vai trò của TBDH đối với phương pháp dạy học
TBDH góp phần nâng cao tính trực quan của QTDH, vì vậy, nó có vai trị quan trọng đối với phương pháp dạy học. Sử dụng có hiệu quả TBDH giúp HS nhận ra những sự việc, hiện tượng, khái niệm một cách cụ thể hơn, dễ dàng hơn. Mặt khác, TBDH là nguồn tri thức, HS chủ động làm việc với TBDH, tự học với TBDH là quá trình các em trực tiếp làm việc với nguồn tri thức với tư cách là người trực tiếp tìm tịi, khám phá, phát hiện tri thức và kỹ năng.
TBDH hướng dẫn những hoạt động nhận thức của HS thông qua việc đặt các câu hỏi gợi mở của GV, để:
- Nhận biết tên gọi, tính năng của thiết bị.
- Lắp ráp thiết bị để tiến hành thí nghiệm thực hành. - Nhận biết, thu thập và phân tích kết quả thí nghiệm.
Thơng qua q trình làm việc với các TBDH, HS phát triển khả năng tự lực nắm vững kiến thức, kĩ năng:
- Kỹ năng sử dụng các thiết bị kỹ thuật, - Kỹ năng thu thập dữ liệu,
- Kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kết luận.
Từ đó, HS tự lực nắm vững kiến thức và phát triển các phẩm chất trí tuệ. Mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của HS trong QTDH phụ thuộc phương pháp dạy học và việc sử dụng TBDH, ta có thể tham khảo biểu đồ hình 2.1 để thấy rõ hơn về vai trò của TBDH trong việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng của HS.
Hình 1.1. Mức độ tiếp thu trong dạy học phụ thuộc PPDH và TBDH
(Nguồn: Quotes on Educatino, www. edu/ dsimanek/ eduquote.htm)
Sử dụng các TBDH trong khi tiến hành các thí nghiệm, thực hành giúp rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, khéo léo, cần cù và trung thực của HS. Qua đó rèn luyện lịng say mê nghiên cứu, mong muốn tìm kiếm kiến thức, say mê khoa học.
TBDH là một thành tố quan trọng trong QTDH. Sử dụng TBDH một cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Việc sử dụng có hiệu quả các TBDH phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, sự sáng tạo mang tính nghệ thuật của mỗi GV và sự hỗ trợ hiệu quả của viên chức làm công tác thiết bị trường học. Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thơng, việc sử dụng các TBDH lại càng quan trọng, góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích dạy học ở trường phổ thơng.
TBDH có tầm quan trọng đặc biệt trong đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học khơng phải là việc tìm ra một phương pháp hồn tồn mới, khác hẳn với các phương pháp dạy học hiện hành. Đổi mới phương pháp dạy học là tìm cách tốt nhất phát huy hiệu quả của hệ thống phương pháp dạy học đang có trên cơ sở sử dụng các thành tựu khoa học - công nghệ mà đặc biệt là công nghệ thơng tin và truyền thơng. Một số phương hướng chính của đổi mới phương pháp
Dạy người khác, ứng dụng ngay 90% Thực hành 75% Thảo luận nhóm 50% Mơ tả, trình bày 30% Nghe nhìn 20% Đọc 10% 5%
dạy học hiện nay là:
a. Thay đổi cách thức tổ chức dạy và cách thức tổ chức học để có được hiệu quả tốt nhất.
b. Thay đổi các điều kiện để phát huy hiệu quả của các phương pháp dạy học hiện hành.
c. Sử dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến vào dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông [21, tr.57].
1.3.2.2. Vai trò của TBDH đối với nội dung dạy học
TBDH đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của từng đơn vị kiến thức, mục tiêu của từng bài học, vì vậy, nó có vai trị đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả cao nhất các yêu cầu của chương trình và nội dung sách giáo khoa.
TBDH đảm bảo cho việc phục vụ trực tiếp cho GV và HS cùng nhau tổ chức các hình thức dạy học, tổ chức nghiên cứu từng đơn vị kiến thức của bài học nói riêng và tổ chức cả QTDH nói chung.
TBDH đảm bảo cho khả năng truyền đạt của GV và khả năng lĩnh hội của HS theo đúng yêu cầu nội dung chương trình, nội dung bài học đối với mỗi khối lớp, mỗi cấp học, bậc học. [21, tr.59]
Thiết bị dạy học của trường THCS cần đảm bảo các yêu câu cơ bản sau đây:
a)Tính khoa học sư phạm
TBDH phải đảm bảo học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng nội dung chương trình học, giúp giáo viên truyền đạt cho học sinh những kiến thức cần thiết phù hợp với nội dung, chương trình học, nội dung sách giáo khoa, đảm bảo đúng đặc trưng của từng môn học, tâm lý lứa tuổi của học sinh; giúp học sinh phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic.
Hình thức, nội dung và cấu tạo của thiết bị dạy học đảm bảo các đặc trưng của việc dạy lý thuyết, thực hành và các nguyên lý sư phạm cơ bản.
TBDH phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu của học sinh. Các TBDH tập hợp thành bộ, phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục, hình thức trong đó mỗi loại dụng cụ, TBDH trong mỗi bộ có vị trí, vai trị phù hợp.
Tính khoa học sư phạm của TBDH là ln bám sát đối tượng sử dụng.
TBDH phải thúc đẩy việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các hình thức tổ chức dạy học tiên tiến.
b) Tính trực quan
TBDH dùng biểu diễn trước học sinh phải đủ lớn để học sinh ở xa và gần đều nhìn thấy được. Thiết bị dạy học dùng cho cá nhân (thiết bị thí nghiệm biễu diễn) phải phù hợp vị trí, tính chất thực hành.
TBDH phải phù hợp tâm lý lứa tuổi, thị lực của giáo viên và học sinh.
Hệ thống kí hiệu trên TBDH phải đủ lớn, rõ ràng, màu sắc rực rỡ, đẹp, có độ tương phản mạnh và phù hợp với kí hiệu các thiết bị trong thực tế.
Màu sắc thiết bị dạy học phải hài hồ, dịu mắt; trên một thiết bị có nhiều chi tiết giống nhau phải bố trí các màu khác nhau để dễ quan sát. Chẳng hạn, thiết bị, dụng cụ điện phải bố trí nhiều màu phù hợp đặc điểm kỹ thuật để học sinh lắp đặt dễ dàng và đúng kỹ thuật.
TBDH phải đảm bảo tính an tồn lao động, thực hành cho giáo viên và học sinh trong q trình dạy học.
c) Tính thẩm mỹ
TBDH thể hiện được bố cục hợp lý, trình bày đẹp.
TBDH phải gây hứng thú cho học sinh sử dụng, học tập, kích thích sự say mê làm việc với thiết bị dạy học, kích thích sự yêu môn học; tạo sự hứng thú trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh.
d) Tính khoa học kỹ thuật
Thiết bị dạy học đảm bảo tính chính xác của cơ sở toán học, khoa học kỹ thuật, số liệu phải phù hợp với thực tiễn.
Chất lượng thiết bị phải đảm bảo tính năng kỹ thuật, độ bền.
TBDH phải thể hiện các thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật, tương xứng, phù hợp nội dung, sự kiện, hiện tượng, thực tiễn, và các cơ sở ngồi xã hội.
TBDH phải có cấu trúc hợp lý, kết cấu khoa học phù hợp với môn học, dễ vận chuyển, lắp ráp dễ dàng.
đ) Tính kinh tế
Nội dung và đặc tính kết cấu của TBDH sao cho chi phí thấp nhất mà hiệu quả sử dụng cao nhất.
Giá thành rẻ, phù hợp kinh phí.