Xây kế hoạch, quy chế sử dụng, bảo quản và tăng cường kỹ năng sử

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học tại các trường thcs huyện sa thầy tỉnh kon tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 74 - 77)

8. Cấu trúc luận văn luận văn

3.2. Biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại các trường THCS huyện Sa Thầy, tỉnh

3.2.2. Xây kế hoạch, quy chế sử dụng, bảo quản và tăng cường kỹ năng sử

dụng thiết bị dạy học cho giáo viên

Việc mua sắm bổ sung TBDH hiện nay tại các trường tuy đã được quan tâm song việc thực hiện chưa bài bản dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của giáo viên, loại thì thừa, loại thì thiếu, chưa đồng bộ. Đổi mới quản lý việc bổ sung, mua sắm TBDH theo hướng đáp ứng nhu cầu sử dụng của GV, khoa học, hợp lý sẽ khắc phục được thực trạng TBDH hiện nay trong các nhà trường.

a) Mục đích của biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp cho lãnh đạo các trường THCS thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đã xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH cho nhà trường. Từ đó nâng cao được hiệu quả khai thác và sử dụng TBDH ở các trường THCS huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổng thông.

b) Nội dung của biện pháp

-Có các kế hoạch dài hạn và trung hạn, cụ thể hóa qua kế hoạch năm học của từng trường. Trong trường THCS, kế hoạch đầu tư ngắn hạn (1 năm) là thường xuyên được sử dụng.

-Xác định rõ mục tiêu của việc bổ sung mua sắm, trang bị TBDH: Xây dựng hệ thống TBDH đa dạng, đồng bộ và có chất lượng.

-Phân tích nhu cầu sử dụng TBDH của giáo viên và học sinh. -Huy động tốt các nguồn lực cho việc mua sắm, trang bị TBDH.

-Chỉ đạo thực hiện kế hoạch thường xuyên, liên tục đối với công tácđầu tư, mua sắm TBDH .

-Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch: Căn cứ vào thời gian thực hiện trong kế hoạch xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH cho nhà trường, lãnh đạo nhà trường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Từ đó có biện pháp điều chỉnh, bổ sung các điều kiện (nếu cần thiết), động viên khuyến khích, khen thưởng các bộ phận, cá nhân thực hiện tốt. Những bộ phận, cá nhân không thực hiện được nhiệm vụ theo sự phân cơng, tuỳ theo lý do cụ thể có thể thực hiện các biện pháp khiển trách, kỷ luật;

c) Cách thức tiến hành

Để xây dựng tốt kế hoạch cần xác định nhu cầu và thu thập thông tin: Các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của các cấp có liên quan về công tác TBDH - đầu tư TBDH; Tình hình thuận lợi, khó khăn của trường; những thành tích, kết quả đạt được của năm học trước, những tồn tại cần phải khắc phục về công tác TBDH; thực trạng số lượng, chất lượng TBDH của trường so với quy định; Các nguồn lực của trường.

Tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng (điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực), dự đoán chiều hướng phát triển về các mục tiêu của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch sơ bộ về mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt; các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH (về nguồn tài chính, nhân lực, phương tiện...); dự thảo các phương án hoặc dự án về kế hoạch.

Xây dựng kế hoạch chính thức trên cơ sở của kế hoạch sơ bộ. Trước khi xây dựng kế hoạch đầu tư chính thức cần cho cán bộ, GV của trường thảo luận. Trường hợp cần thiết có thể xin ý kiến của cấp trên trực tiếp về các chính sách đầu tư TBDH.

Hàng năm vào dịp cuối năm học nhà trường cần tổ chức kiểm kê TBDH từ đó nắm được nhu cầu cần mua sắm cho năm học mới. Đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác chun mơn có trách nhiêm tập hợp các nhu cầu lập kế hoạch mua sắm để báo cáo hội đồng nhà trường xin ý kiến thống nhất để lấy đó làm cơ sở thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch phải dựa trên cơ sở thực tế của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch đầu tư TBDH theo biểu sau:

Bảng 3.1. Kế hoạch đầu tư thiết bị

TTTên thiết bịKý

hiệu

Đặc tính kỹ thuật

Số

lượngĐơn giáThành tiền

1

2

3 4

Lãnh đạo nhà trường phải phân công lực lượng thực hiện kế hoạch (thơng thường có CBQL, cán bộ (GV) phụ trách TBDH, kế tốn...). Phân bổ kinh phí và các điều kiện phương tiện vật chất khác phục vụ cho kế hoạch.

Cụ thể hoá cho từng cơng việc thực hiện theo kế hoạch, từ đó giao kế hoạch cho các bộ phận, cá nhân có liên quan thực hiện. Lưu ý giải đáp các thắc mắc của người được phân cơng (nếu có), động viên khuyến khích các cá nhân thực hiện tốt kế hoạch.

Thực hiện việc ra các quyết định có liên quan đến quá trình thực hiện kế hoạch: Quyết định đầu tư ngân sách cho mua sắm TBDH, Quyết định thành lập các tổ công tác...

Các bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện các công việc trong kế hoạch cũng định kỳ tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cơng việc của mình.

Kiểm tra giai đoạn cuối của quá trình thực hiện kế hoạch và đánh giá tổng kết việc thực hiện kế hoạch

+ Kiểm tra xem việc huy động kinh phí đã đạt yêu cầu theo kế hoạch chưa + Việc xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH theo kế hoạch đã đạt yêu cầu chưa (về số lượng, chất lượng, thời gian...)

+ Kiểm tra xem có những thuận lợi, những vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch. Từ đó có đánh giá cụ thể để xây dựng kế hoạch cho năm học sau.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

-Đội ngũ cán bộ lập kế hoạch của trường phải nắm vững tiến trình xây dựng kế hoạch.

-Chuẩn bị đủ nguồn kinh phí, nhân lực, phương tiện cần thiết cho thực hiện kế hoạch.

Cần chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch theo năm học, quý, tháng, tuần. Cụ thể hố các cơng việc.

Lập bảng kế hoạch để thuận tiện cho việc theo dõi, chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

Bảng 3.2. Bảng theo dõi thực hiện kế hoạch

TT Nội dung công việc Thời gian trong kế hoạch Thời gian bắt đầu thực hiện Thời gian hoàn thành Địa điểm thực hiện Người chịu trách nhiệm chính Chi phí cần thiết Kết quả đạt được 1 2 3 4

Lãnh đạo nhà trường cần sát sao trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Bổ sung những điều kiện cần thiết, động viên khuyến khích việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận, cá nhân.

- Lãnh đạo các trường THCS phải nắm vững cách thức chỉ đạo thực hiện kế

hoạch nói chung và kế hoạch mua sắm, bổ sung TBDH nói riêng. Có sự theo dõi để điều chỉnh, động viên kịp thời. Thường xuyên theo dõi kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng TBDH của giáo viên, nhân viên, nắm được tình hình khai thác sử dụng TBDH

- Đội ngũ chỉ đạo và thực hiện kế hoạch có ý thức kiểm tra và tự kiểm tra, đánh giá, đồng thời có đủ năng lực trong việc kiểm tra, đánh giá để thúc đẩy được quá trình thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học tại các trường thcs huyện sa thầy tỉnh kon tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)