Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý TBDH

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học tại các trường thcs huyện sa thầy tỉnh kon tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 79 - 80)

8. Cấu trúc luận văn luận văn

3.2.4.Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý TBDH

3.2. Biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại các trường THCS huyện Sa Thầy, tỉnh

3.2.4.Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý TBDH

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Triển khai các thành tựu CNTT, đồng thời áp dụng vào công tác quản lý TBDH ở trường THCS, góp phần tăng cường tính hiệu quả của các hoạt động từ xây dựng kế hoạch đầu tư, việc mua sắm mới, việc sử dụng, bảo quản đến công tác kiểm kê, thanh lý TBDH, một cách thống nhất, đồng bộ, phù hợp với quy định sử dụng tài sản nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý TBDH ở trường THCS, thông qua nhiều hoạt động, như:

- Cập nhật và ứng dụng kịp thời các phần mềm trong quản lí TBDH ở trường THCS như: Cơ sở dữ liệu danh mục các tài sản vật dụng cố định, vật dụng, dụng cụ lâu bền, vật dụng rẽ theo từng đơn vị khối lớp, tổ chuyên môn, người phụ trách bảo quản, sử dụng TBDH ở trường THCS…

- Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TBDH và các phần mềm Tin học với giáo viên ở các bộ môn, tập huấn chuyên đề về sử dụng TBDH trong quá trình soạn giảng hàng ngày như lấy thơng tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra, phần mềm E-school, xây dựng bài giảng E-learning...

- Tăng cường sinh hoạt chuyên môn trên “Trường học kết nối” song song với sinh hoạt chuyên môn truyền thống. Hướng dẫn GV khai thác triệt để tài liệu trên

“Trường học kết nối”.

- Tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

- Định hướng cho giáo viên ln có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo phát cho giáo viên (bằng cách làm này nhà trường đã có nhiều tài liệu hay, dễ thực hành cho giáo viên sử dụng như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án powerpoint, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử E- Learning,...)

- Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; chuyên môn nhà trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên mơn tích cực.

- Tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT do ngành tổ chức. Bởi vì khi tham gia bất cứ cuộc thi nào yêu cầu sản phẩm cũng đòi hỏi người tham gia cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, cơng sức, chất xám và cả việc phải học hỏi ở những người giỏi hơn. Như vậy, vơ hình chung cả việc rèn kỹ năng, tự học và học hỏi đồng nghiệp đều được đẩy mạnh.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất như hệ thống máy tính, mạng internet, máy chiếu, máy soi bài… để ứng dụng trong cơng tác quản lí TBDH và phục vụ giảng dạy, sinh hoạt chun mơn trong nhà trường.

Có cán bộ phụ trách TBDH và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn các phần mềm trong quản lí TBDH nhà trường cũng như trong giảng dạy do phịng GD&ĐT tổ chức.

Có các cơ chế thi đua khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, giáo viên ứng dụng tốt CNTT trong quản lý TBDH ở đơn vị mình phụ trách.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học tại các trường thcs huyện sa thầy tỉnh kon tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 79 - 80)