8. Cấu trúc luận văn luận văn
2.2. Khái quát về kinh tế xã hội, Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Thầy, tỉnh Kon
2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Sa Thầy
Huyện Sa Thầy cách thành phố Kon Tum khoảng 30 km, nằm phía Tây Nam của tỉnh Kon Tum, phía Bắc giáp huyện Ngọc Hồi, phía Đơng Bắc giáp huyện Đắk Tơ, phía Đơng (từ Bắc xuống Nam) lần lượt giáp huyện Đắk Hà và thành phố Kon Tum. Phía Nam huyện giáp với huyện Ia H'Drai và tỉnh Gia Lai, ranh giới là thượng nguồn sơng Sê San. Phía Tây của huyện giáp biên giới Việt Nam - Campuchia.
Huyện Sa Thầy được thành lập theo quyết định số 254-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 10 tháng 10 năm 1978 trên cơ sở tách 4 xã: Đắk Xú, Mô Rai, Pờ Y, Rơ Kơi thuộc huyện Đắk Tô, xã Ya Ly thuộc thị xã Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum) và thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
Khi mới thành lập, huyện Sa Thầy có 5 xã: Đắk Xú, Mơ Rai, Pờ Y, Rơ Kơi, Ya Ly.
Cuối năm 2014, huyện Sa Thầy có thị trấn Sa Thầy và 13 xã: Hơ Moong, Ia Đal, Ia Dom, Ia Tơi, Mơ Rai, Rơ Kơi, Sa Bình, Sa Nghĩa, Sa Nhơn, Sa Sơn, Ya Ly, Ya Tăng, Ya Xiêr.
Được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời của các cấp, các ngành; Đảng bộ, chính quyền trong huyện có truyền thống đoàn kết, thống nhất, Nhân dân lao động cần cù, sáng tạo; Những thành tựu, kinh nghiệm đạt được trong từ 2011-2016 đã tạo ra tiền đề, cơ sở vững chắc cho sự phát triển của huyện trong những năm tiếp theo; Tình hình chính trị-xã hội tiếp tục được ổn định; huyện có thế thế mạnh về rừng, đất rừng, diện tích mặt nước, đất bán ngập lịng hồ thủy điện, cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc... nên có điều kiện cho phát triển kinh tế rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc; công nghiệp chế biến, thương mại-dịch vụ
và du lịch.
Bên cạnh những thuận lợi, huyện Sa Thầy còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước diễn biến phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng mạnh, các loại dịch bệnh xảy ra, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân. Bên cạnh đó,với đặc điểm là huyện miền núi, biên giới, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, địa bàn rộng, dân cư phân tán; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; giá cả nông sản chủ lực xuống thấp, không ổn định đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà các Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện khóa X, nhiệm kỳ 2016-2021 đề ra.